Hơn cả vàng mười…
Các cụ xưa từng nói: “Của rề rề không bằng nghề trong tay”. Ý thức được tầm quan trọng của nghề thủ công truyền thống sẽ giúp mình “no cơm, ấm áo”, những người nông dân Thái Bình đã tích cực phát triển nghề và làng nghề, tuy nhỏ lẻ dưới thời phong kiến nhưng đến thời kỳ đổi mới tỉnh ta đã dẫn đầu miền Bắc về giá trị xuất khẩu. Năm 2003, toàn tỉnh có 95 làng nghề, đến nay hầu như xã nào cũng có nghề; nhiều người dân được đào tạo nghề.
Từ ngàn xưa, mảnh đất “ven bờ cuối bãi” vẫn được các triều đại phong kiến gọi với cái tên nghe đã thấy “rủng rỉnh” tiền vàng: “Đa hương cương”. Những con người của nền văn minh sông Hồng từ miền núi cao tràn xuống chiếm lĩnh đồng bằng đem theo nhiều nghề, trong đó chủ đạo là trồng lúa nước. Chủ nhân của nền văn minh sông Hồng cũng đem theo nghề dệt nhằm bảo đảm nhu cầu mặc song song với nhu cầu ăn để sinh tồn. Khi cuộc sống no đủ đã phát sinh các nhu cầu cao hơn về ăn, mặc, ở, đi lại, vui chơi, giải trí và tín ngưỡng kéo theo các nghề truyền thống phát triển. Các tài liệu khảo cứu cho biết, với tính chất tự sản, tự tiêu gắn liền với nông nghiệp, thủ công nghiệp làng xã của tỉnh ta có vai trò rất lớn trong sự phát triển kinh tế suốt gần hai thiên niên kỷ qua. Sự nở rộ của thủ công nghiệp làng xã Thái Bình trong từng giai đoạn lịch sử đã được văn hóa dân gian ghi nhận hoặc tồn tại khách quan gồm những nghề truyền thống chủ yếu như dệt vải, tơ lụa, dệt chiếu, đúc đồng, rèn sắt, chạm bạc, mây tre đan, mộc, làm muối, đan gầu…
Theo thống kê của Viện Khoa học xã hội, bước vào thời kỳ đổi mới (năm 1986) nghề thêu, nghề dệt vải, dệt khăn… ở tỉnh ta được coi là những nghề thu hút nhiều lao động nhất. Hầu hết các huyện trong tỉnh đều có cơ sở gia công mặt hàng thêu. Mặc dù có phần mai một do nhiều cơ sở thêu nhập máy móc hiện đại, thêu theo mẫu máy tính lập trình nhưng số lao động nghề thêu toàn tỉnh vẫn duy trì ở mức gần 10.000 người, giá trị gia công hàng năm đạt nhiều tỷ đồng, tập trung nhiều nhất ở xã Minh Lãng (Vũ Thư) với trên 90% số hộ trong xã có nghề thêu. Nghề dệt khăn, dệt vải tập trung tại xã Thái Phương (Hưng Hà), thu hút lao động ở nhiều xã trong huyện, sản phẩm làm ra hàng triệu khăn ăn, khăn mặt, khăn tắm… đáp ứng nhu cầu tiêu dùng từ bình dân đến cao cấp trong nước và xuất khẩu. Nghề dệt đũi phát triển mạnh ở các xã Nam Cao, Lê Lợi, Đình Phùng (Kiến Xương) sản lượng đạt vài triệu mét đũi/năm. Nghề chạm bạc từ làng nghề nổi tiếng Đồng Xâm (xã Hồng Thái, Kiến Xương) đã phát triển thành 4 xã nghề chạm bạc, hàng năm đạt doanh thu vài chục tỷ đồng. Nghề ươm tơ phát triển mạnh ở các xã Bách Thuận, Hồng Phong, Hồng Lý… (Vũ Thư), Phúc Khánh (thành phố Thái Bình) cũng đem lại thu nhập vài chục tỷ đồng/năm. Nghề dệt chiếu cói trước đây chỉ tập trung ở các xã Tân Lễ (Hưng Hà), Đông Hà (Đông Hưng), An Vũ, An Tràng, An Dục, Đồng Tiến… (Quỳnh Phụ) đã lan rộng sang nhiều xã lân cận, sản xuất hàng năm từ vài triệu lá chiếu các loại, đạt doanh thu cả trăm tỷ đồng. Nghề mây tre đan ở Thượng Hiền (Kiến Xương), Văn Cẩm (Hưng Hà); nghề đan cói ở huyện Kiến Xương và huyện Thái Thụy; làm hương ở Hưng Hà, Thái Thụy, nghề làm kính ở Lịch Động (Đông Hưng); nghề làm bánh đa ở làng Me (Hưng Hà); nghề làm mộc ở làng Diệc, làng Vế, làng Nứa (Hưng Hà); nghề làm nón ở Thụy Trình (Thái Thụy)… vẫn giữ ổn định. Người dân cũng du nhập nghề mới như nghề làm lông mi giả, nghề làm lưỡi câu ở huyện Quỳnh Phụ và huyện Thái Thụy. Nhìn chung, nghề truyền thống đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, chiếm hơn 1/4 lực lượng lao động trong tỉnh. Riêng khu vực làng nghề đã tạo ra giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp chiếm hơn 75% giá trị sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp của toàn tỉnh. Nhiều xã, giá trị sản xuất làng nghề đã chiếm hơn 50% tổng giá trị toàn xã, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương và vùng lân cận…
Văn hóa dân gian còn ghi lại những trung tâm dệt lụa nổi tiếng của tỉnh ta bằng những câu ca như: “Tốt lụa Bộ La, đẹp là làng Sóc” hoặc “Lụa Bộ La, là Sóc, đũi Ngọc Đường” hay “Dù ai kén lượt kén là/Không bằng mua lụa Bộ La về dùng”… Đáng tiếc thay, làng dệt Bộ La (Vũ Thư) đã mai một, chỉ còn trong ký ức những câu dân ca mà thôi. Nhiều làng nghề đang mất dần thương hiệu cũng như sản phẩm hoặc bị thu hẹp như đan võng đay, nghề chạm bạc ở làng Kim Lậu (Đông Hưng), nghề mây tre đan ở làng Cổ Rồng (Tiền Hải), nghề ươm tơ ở làng Thái Hòa (Thái Thụy)... Trước sự biến động của cơ chế thị trường chỉ còn số ít những cơ sở, làng nghề làm những mặt hàng cổ truyền còn hầu hết các cơ sở, làng nghề khác đều phải làm thêm những mặt hàng mới để tăng thu nhập và tồn tại. Trong tiêu thụ sản phẩm, các nghề truyền thống có xu hướng di chuyển ra thành thị nhất là các thành phố lớn và nước ngoài bằng các hình thức đặt cơ sở sản xuất, mở đại lý bán hàng, xuất khẩu lao động… Với vai trò là “nền công nghiệp thôn xã”, từ xa xưa các nghề truyền thống ở tỉnh ta đã đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. Nền kinh tế nước ta chuyển dần sang cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các nghề truyền thống vùng này đã có nhiều biến động. Nhiều nghề mới, mặt hàng mới, làng nghề mới hình thành góp phần to lớn về kinh tế - xã hội ở nông thôn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời vẫn mang “hơi thở” nông nghiệp, nông thôn với những yếu tố tích cực và hạn chế. Sách “Đại Nam nhất thống chí” thời Nguyễn cũng cho thấy sự phong phú của các sản phẩm thủ công truyền thống ở đồng bằng sông Hồng, trong đó có Thái Bình… Vốn là “người bạn đường” gắn liền với sản xuất nông nghiệp, sinh ra từ nông nghiệp, phục vụ nông nghiệp nên “công nghiệp làng xã” ở tỉnh ta còn mang nặng tính chất gia đình. Gần như mỗi gia đình là một đơn vị sản xuất, khi “đông vụ tứ kỳ” người thợ cầm cày, cuốc; khi “tháng ba, ngày tám” nông nhàn họ lại quay về với nghề thủ công. Nghề thủ công được truyền dạy qua nhiều thế hệ và đó là cơ sở tồn tại của nghề thủ công bởi nó tận dụng mọi lứa tuổi tham gia và cũng chính điều đó đã làm cho nền kinh tế của Thái Bình phần nào chậm “thoát thai” khỏi nông nghiệp thuần túy.
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phạm Minh Đức, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ngoài ca dao, dân ca, địa danh Thái Bình cũng có những tên gọi gợi nhớ một thời nghề thủ công ở tỉnh ta phát triển khá mạnh. Ví dụ như ở làng Động Trung (nay thuộc xã Vũ Quý, huyện Kiến Xương) có địa danh là Cồn Bông, tương truyền đây là khu trồng bông để cung ứng nguyên liệu cho nghề dệt.Ông Nguyễn Văn Lục, nghệ nhân đúc đồng An Lộng, xã Quỳnh Hoàng, huyện Quỳnh Phụ Những năm cuối thập kỷ 80 nghề đúc đồng An Lộng lâm vào cảnh khó khăn, nghệ nhân đúc đồng phải chuyển sang sản xuất hàng loạt các mặt hàng bằng nhôm như xoong, khay đựng ấm chén, vỏ phích, phin pha cà phê... và cả chân vịt tàu thủy. Một số gia đình có vốn đã mua máy cán nhôm, máy dập đúc thủy lực cỡ lớn để duy trì sản xuất.Ông Lê Xuân Muôn, làng An Tiêm, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy Làng rèn An Tiêm (xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy) phục hồi được nghề rèn là nhờ nhanh chóng áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước cơ khí hóa, tăng năng suất và giảm nhọc nhằn cho người lao động. Các lò rèn đã trang bị máy mài (máy rèn), máy cán thép, máy cắt gọt kim loại, máy búa có khả năng thay thế vài trăm công lao động. |
Quang Viện
Tin cùng chuyên mục
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiếng thơm muôn thuở 06.10.2023 | 08:49 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải 06.10.2023 | 08:50 AM
- Bến phà Tân Đệ: Nơi Đảng kỳ hiên ngang tung bay 02.09.2023 | 07:40 AM
- Côn Đảo - Trường học cách mạng của cả nướcKỳ 1: Chốn "địa ngục" trần gian 17.07.2023 | 14:40 PM
- Phù sa châu thổ 12.12.2022 | 09:04 AM
- Ký ức nụ cười Thành cổ Quảng Trị 15.09.2022 | 22:10 PM
- Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28/08/1972- 28/08/2022)Tàu Ô - Xóm Ruộng - “bức tường thép” trên đường 13 22.08.2022 | 15:19 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Các hình thức đấu tranh chống Pháp trước và sau khi thành lập tỉnh Thái Bình 16.03.2022 | 15:21 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Tiền Châu trỗi dậy 15.03.2022 | 09:32 AM
- Rũ áo không để sờn chữ trung 08.11.2021 | 10:00 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh