Nguyễn Khang - người lãnh đạo tổng khởi nghĩa Tháng Tám ở Hà Nội
Đồng chí Nguyễn Khang sinh năm 1919 trong một gia đình nông dân tại thôn Nguyên Kinh, tổng Cao Mại, phủ Kiến Xương (nay thuộc xã Minh Hưng, huyện Kiến Xương), hoạt động cách mạng từ năm 1935. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ông là Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội, cùng đại diện Xứ ủy Bắc Kỳ Trần Tử Bình và Bí thư Thành ủy Nguyễn Quyết là ba người lãnh đạo tổng khởi nghĩa thắng lợi ở Thủ đô Hà Nội. Tối ngày 9/3/1945, phát xít Nhật làm đảo chính lật đổ Pháp trên toàn cõi Đông Dương. Ngày 12/3/1945, Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Chỉ thị nhận định, cuộc đảo chính đã làm cho điều kiện khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi; phát động cao trào kháng Nhật mạnh mẽ, chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa.
Từ ngày 15 - 20/4/1945, tại làng Liễu Ngạn, tổng Hoàng Vân, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang), Trung ương Đảng đã họp Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ để thảo luận cụ thể công tác chuẩn bị khởi nghĩa. Dự hội nghị có các đồng chí: Võ Nguyên Giáp, Nắm bắt thời cơ, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (từ ngày 13 - 15/8/1945), kêu gọi toàn dân đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 15/8, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng đồng minh vô điều kiện.
Ở Hà Nội, phong trào kháng Nhật phát triển. Các đội Thanh niên cứu quốc, Công nhân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc... hoạt động Bạch Thành Phong, Văn Tiến Dũng, Trần Đăng Ninh, Lê Thanh Nghị và Chu Văn Tấn... do Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì. Hội nghị ra Nghị quyết chỉ rõ: “Tình thế đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả các nhiệm vụ quan trọng và cần kíp trong lúc này. Chúng ta phải tích cực phát triển chiến tranh du kích, gây dựng căn cứ địa kháng Nhật để chuẩn bị cuộc tổng khởi nghĩa cho kịp thời cơ”. mạnh, tổ chức các cuộc mít tinh, treo cờ, rải truyền đơn, dán áp phích, kẻ khẩu hiệu... ở nội, ngoại thành, tạo nên khí thế tiền khởi nghĩa khiến địch hoang mang. Thời cơ giải phóng dân tộc đã đến. Đảng nhận định, phải tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước trước khi quân đồng minh vào giải giáp quân Nhật. Ngày 15/8, nghe tin Nhật đầu hàng, đồng chí Nguyễn Khang triệu tập cuộc họp Xứ ủy Bắc Kỳ tại làng Vạn Phúc, Hà Đông quyết định “khởi nghĩa từng phần” ở các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng, thành lập ngay Ủy ban Quân sự cách mạng (Ủy ban Khởi nghĩa) Hà Nội do đồng chí làm Chủ tịch để chỉ đạo việc chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa.
Ngày 16/8/1945, Nguyễn Khang cùng Cố vấn Trần Đình Long và Lê Trọng Nghĩa đã đến tiếp xúc với Khâm sai Bắc Bộ của Chính phủ Trần Trọng Kim. Trong buổi tiếp xúc, Khâm sai đại thần Phan Kế Toại đã mời Việt Minh cộng tác với Chính phủ Trần Trọng Kim nhưng Nguyễn Khang đã kiên quyết đề nghị Khâm sai từ chức và giao chính quyền cho Việt Minh.
Ngày 17/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy và Thành ủy Hà Nội, quần chúng cách mạng đã cướp diễn đàn, biến cuộc mít tinh của Tổng hội Viên chức ủng hộ chính quyền Trần Trọng Kim thân Nhật thành cuộc tuần hành thị uy của quần chúng cách mạng ủng hộ Việt Minh. Ngay đêm hôm ấy, Khâm sai Phan Kế Toại từ chức, trước khi rời nhiệm sở, ông ra lệnh cho binh lính: “Tuyệt đối không được nổ súng và phải mở cửa ngay khi quân cách mạng tiến công”. Ngày 17/8, tại làng Vạn Phúc, Hà Đông, Ban lãnh đạo Thường vụ và Xứ ủy họp bất thường. Hội nghị nhận định: Quân Nhật đã hoang mang đến cực điểm, lực lượng cách mạng đã ở thế áp đảo, nhân dân Hà Nội đang nóng lòng hành động. Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Nguyễn Khang và Ủy viên Thường vụ Xứ ủy phụ trách quân sự Trần Tử Bình đã quyết định khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội và Hà Đông, không chờ lệnh cấp trên.
Tối ngày 17/8, Thành ủy Hà Nội họp hội nghị mở rộng tại chùa Hà, sau chuyển vào nhà bà Hai Nhã, xã Dịch Vọng (nay là phường thuộc quận Cầu Giấy, Hà Nội), quyết định Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền vào ngày 19/8.
Sáng sớm ngày 19/8/1945, hàng chục vạn người dân Hà Nội xuống đường kéo về Quảng trường Nhà hát Lớn. Sau cuộc mít tinh, đoàn người chia làm hai khối. Đồng chí Nguyễn Khang dẫn đầu một đoàn chiếm phủ Khâm sai, tòa Thị chính, ty Liêm phóng, kho bạc, bưu điện... Đồng chí đã dùng điện thoại trong phủ Khâm sai ra lệnh cho chính quyền nhà Nguyễn ở các cấp địa phương tại Bắc Bộ “phải trao quyền ngay cho Việt Minh”.
Khối quần chúng thứ hai do Bí thư Thành ủy Nguyễn Quyết chỉ huy lực lượng tự vệ thành Hoàng Diệu chiếm trại Bảo an binh. Lúc đó, quân Nhật ở Hà Nội có một vạn lính trang bị hiện đại, thiện chiến, đã điều hai xe tăng và rất nhiều lính bao vây, ra tối hậu thư buộc Việt Minh đầu hàng. Các đồng chí Nguyễn Khang và Trần Tử Bình đã quyết định tiến hành đàm phán với quân đội Nhật.
Chiều tối ngày 19/8, với hậu thuẫn là khí thế ngút trời của quần chúng cách mạng, phái đoàn đàm phán của Việt Minh do đồng chí Lê Trọng Nghĩa và Cố vấn Trần Đình Long dẫn đầu đã đến tổng hành dinh quân đội Nhật (nay là số 33 Phạm Ngũ Lão) gặp và đàm phán với tướng Tsuchihashi - Tổng tư lệnh kiêm Toàn quyền Nhật tại Đông Dương. Phía Nhật đồng ý án binh bất động, không can thiệp vào công việc nội bộ của người Việt Nam, đổi lại họ được Việt Minh bảo đảm an toàn, không bị tấn công để chờ ngày về nước. Kết quả đàm phán với Nhật mang ý nghĩa quyết định cho thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa ở Hà Nội, bởi Việt Minh đã không chỉ tránh được cuộc đối đầu trực tiếp với lực lượng vũ trang của Nhật mà còn dập tắt mọi hy vọng đảo ngược tình thế tại Thủ đô của các lực lượng chính trị khác vào thời điểm đó.
|
NGUYỄN NĂNG LỰC
(Hà Nội)
Tin cùng chuyên mục
- Nhận diện cuộc đời Huyền Trân Công chúa để phát huy giá trị di tích lịch sử 30.11.2024 | 20:31 PM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiếng thơm muôn thuở 06.10.2023 | 08:49 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải 06.10.2023 | 08:50 AM
- Bến phà Tân Đệ: Nơi Đảng kỳ hiên ngang tung bay 02.09.2023 | 07:40 AM
- Côn Đảo - Trường học cách mạng của cả nướcKỳ 1: Chốn "địa ngục" trần gian 17.07.2023 | 14:40 PM
- Phù sa châu thổ 12.12.2022 | 09:04 AM
- Ký ức nụ cười Thành cổ Quảng Trị 15.09.2022 | 22:10 PM
- Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28/08/1972- 28/08/2022)Tàu Ô - Xóm Ruộng - “bức tường thép” trên đường 13 22.08.2022 | 15:19 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Các hình thức đấu tranh chống Pháp trước và sau khi thành lập tỉnh Thái Bình 16.03.2022 | 15:21 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Tiền Châu trỗi dậy 15.03.2022 | 09:32 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Trao quà tết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn của xã Hồng Minh
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
- Công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình
- Trao quà tết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có hoàn cảnh khó khăn của xã Tây Sơn
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2025, phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số và hoàn thành ở mức tốt nhất các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX
- Cần nâng cao “sức đề kháng” trước các thông tin xấu độc cho cán bộ, đảng viên và nhân dân
- Khẩn trương hoàn thành dự thảo lần 1 Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh: Thăm, tặng quà đảng viên tiêu biểu, cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, người có công, người cao tuổi
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Thăm, tặng quà người có công với cách mạng, người cao tuổi và hộ nghèo tại huyện Vũ Thư