Thứ 2, 01/07/2024, 05:21[GMT+7]

Mặt trận Việt Minh - một mốc son trong lịch sử Cách mạng Tháng Tám

Thứ 2, 19/08/2013 | 08:53:32
4,516 lượt xem
Trong tiến trình lịch sử của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, giai đoạn phát triển Mặt trận Việt Minh là một trong những mốc son lịch sử của dân tộc Việt Nam. Mặt trận Việt Minh (Việt Minh) là tên gọi của Hội Việt Nam độc lập đồng minh, được thành lập tại Pắc Bó (Cao Bằng) theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 5-1941) nhằm mở rộng mặt trận Dân tộc Thống nhất chống thực dân Pháp và phát xít Nhật.

Lễ thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng Quân vào ngày 22.12.1944 - Ảnh dựng lại: TTXVN

Những ngày đầu vận động quần chúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở mọi người: Muốn cách mạng thành công phải có lực lượng lớn mạnh, muốn có lực lượng lớn mạnh, phải đoàn kết, phải biết đoàn kết thật rộng rãi, xây dựng khối đoàn kết dân tộc, phải tuyên truyền làm cho từng người giác ngộ, phát động lòng yêu nước, căm thù giặc. Từ đấy Việt Minh phát triển rất mau chóng, rộng khắp Bắc, Trung, Nam, có tổ chức từ Trung ương tới địa phương. Lúc đầu có Đảng Cộng sản Đông Dương và các hội cứu quốc của các giới: công, nông, thanh, phụ tham gia. Sau đó Đảng Dân chủ Việt Namon>, Hội Văn hóa cứu quốc và nhiều tổ chức cứu quốc khác tham gia.

 

Tháng 8-1945 dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Việt Minh đã huy động toàn dân nổi dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, chỉ trong vòng hơn một tuần lễ thắng lợi. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong lịch sử Việt Namon> diễn ca: “Nay ta đã có Việt Minh. Đã tài lãnh đạo dân mình đấu tranh. 45 sự nghiệp hoàn thành…”.  Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và thông báo với toàn dân tộc và thế giới biết sự kiện lịch sử này.

 

Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, để phù hợp với thực tiễn của công cuộc kháng chiến, kiến quốc của dân tộc, mặt trận Dân tộc Thống nhất  mở rộng hơn nữa để thu hút nhiều lực lượng và nhân sĩ yêu nước chưa có điều kiện tham gia Việt Minh. Tháng 5-1946, Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Namon> được thành lập gọi tắt là Hội Liên Việt đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Việt Minh và Liên Việt đã động viên và tập hợp đông đảo nhân dân từ Bắc đến Nam, tuyên ngôn của Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam có đoạn: “Quốc dân Việt Nam có nhiệm vụ thống nhất Trung Nam Bắc, giữ cho lãnh thổ nước nhà được vẹn toàn, phá mưu mô tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam”.

 

Tháng 3-1951, Liên Việt ra khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng”. Chủ tịch Hồ Chí Minh được đại hội bầu làm Chủ tịch danh dự. Nhân dịp này Chủ tịch nhắc nhở ân cần đại biểu: Các đảng phái, đoàn thể và nhân sĩ trong mặt trận cần phải đoàn kết chặt chẽ, thân ái giúp đỡ lẫn nhau, thật thà học tập những ưu điểm và phê bình những khuyết điểm của nhau để cùng nhau tiến bộ. Hoạt động của mặt trận Liên Việt đã góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi.

 

Sau ngày hòa bình, để xây dựng miền Bắc và tiếp tục hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam, tháng 9-1955, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành lập thống nhất bầu Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch danh dự. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tháng 12-1946 Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Sau đó còn có Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Namcó tổ chức ở miền Bắc và miền Namon> góp phần vào Đại thắng mùa xuân 1975.

 

Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh coi trọng việc thành lập mặt trận Dân tộc Thống nhất? Đó là xuất phát từ các bài học thực tiễn của lịch sử Việt Namon>. Từ đời Trần đến  Lê Lợi, Nguyễn Trãi, từ nhà Hồ, các triều đại nhà Nguyễn và phong trào Tây Sơn chống phong kiến. Hay các phong trào chống Pháp của Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học, Hoàng Hoa Thám…Đồng thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng tiếp thu được kinh nghiệm của cách mạng thế giới, đặc biệt là Cách mạng tháng Mười Nga cùng với chỉ dẫn của V. I.Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Người đã khẳng định: Cuộc cách mạng hiện tại là cuộc cách mạng giải phóng, muốn làm tròn nhiệm vụ ấy, trước hết phải tập hợp cho được lực lượng cách mạng toàn quốc và muốn giải phóng dân tộc, nhất định phải phát huy sức mạnh của toàn dân, của cả dân tộc. Người chỉ rõ: Cách mạng là việc chung của dân chúng và phải tổ chức khối đại đoàn kết rộng rãi nhất chưa từng có trong phong trào giải phóng dân tộc.

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Sự đoàn kết của các lực lượng cách mạng ấy phải lấy cái gốc là liên minh công nông dưới sự lãnh đạo của một Đảng cách mạng theo Chủ nghĩa Mác- Lênin. Ngay từ năm 1921 Người đã nói về vai trò của Đảng Cộng sản: Chỉ có thành lập một Đảng Cộng sản mới đem lại hạnh phúc cho dân tộc Việt Namon>. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hoàn toàn không tán thành quan điểm cho là “ở Đông Dương, ở Châu Á chủ nghĩa cộng sản không phát triển được”. Người hoàn toàn tin tưởng vào dân tộc ta và các dân tộc trên bán đảo Đông Dương bất diệt. Do đó, trong kháng chiến chống Pháp, Người đã xây dựng mặt trận đoàn kết Việt-Miên-Lào. Trong kháng chiến chống Mỹ, Người đã lập Mặt trận nhân dân thế giới (kể cả nhân dân Mỹ) ủng hộ Việt Namon> chống Mỹ.

 

Cả một quá trình sáng lập và lãnh đạo Mặt trận dân tộc thống nhất qua các thời kỳ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết lại thành một chân lý mang tính chiến lược: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.

 

Nguồn xaydungdang.org

  • Từ khóa