Xứng đáng là quân đội anh hùng của dân tộc anh hùng Kỳ 3: Tỏa sáng phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ giữa thời bình
Đâu khó có bộ đội
Bộ đội Cụ Hồ - tên gọi bình dị nhưng vô cùng cao quý mà nhân dân đã dành cho Quân đội ta “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu”. Tên gọi đó còn là niềm tự hào, là di sản tinh thần vô giá đối với mỗi người lính. Nó đã trở thành động lực, giúp những người lính Cụ Hồ vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách đi qua những cuộc trường chinh khói lửa “56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non” rồi tới “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, mà lòng phơi phới dậy tương lai” bảo vệ vững chắc nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Kế thừa trang sử hào hùng đó, trong giai đoạn hiện nay, phẩm chất, hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ lại tiếp tục tỏa sáng ở mọi lúc, mọi nơi, trên mọi lĩnh vực.
Minh chứng rõ nhất là trong thời gian đại dịch Covid-19 bùng phát, diễn biến phức tạp, lực lượng quân đội nói chung, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) Thái Bình nói riêng không quản ngại khó khăn, nguy hiểm ngày đêm “bám chốt, bám đường, can trường chống dịch”.
Đại tá Vũ Văn Định, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh cho biết: Các cơ quan, đơn vị quân đội đã cử 46 đồng chí và cắt cử hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ tham gia các chốt liên ngành tại cửa ngõ của tỉnh và gần 2.000 tổ công tác phòng, chống dịch tại các thôn, tổ dân phố; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và tổ chức từ thiện vận động hỗ trợ lương thực, nhu yếu phẩm cho hàng nghìn lượt trường hợp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 tại các khu vực phong tỏa và thực hiện giãn cách xã hội với tổng trị giá hàng tỷ đồng. Bộ CHQS tỉnh đã tiếp nhận 27 đợt với tổng số 4.142 công dân về cách ly tập trung tại Trung đoàn 568, Bộ CHQS tỉnh; phối hợp vận chuyển bàn giao cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh 1.912.690 liều vắc-xin phòng Covid-19 và các vật tư y tế; tổ chức cách ly, điều trị 392 bệnh nhân nhiễm Covid-19; 5 y, bác sĩ và 1 lái xe tình nguyện tham gia lực lượng phòng, chống dịch tại các tỉnh phía Nam... càng làm tỏa sáng hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ thời kỳ mới.
Tháng 9/2024, khi cơn bão Yagi đổ bộ vào miền Bắc, trong đó có Thái Bình, Bộ CHQS tỉnh đã huy động 2.267 cán bộ, chiến sĩ lực lượng thường trực, 7.876 dân quân tự vệ, 1.341 lượt phương tiện tham gia ứng phó và giúp các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai. Với tinh thần trách nhiệm cao nhất, những người lính Cụ Hồ thầm lặng đến từng khu dân cư hỗ trợ nhân dân chằng chống nhà cửa, bảo vệ, di dời tài sản, chống lụt, bảo đảm an toàn hệ thống đê, tham gia cứu hộ, cứu nạn.
Ông Bùi Đình Bằng, Chủ tịch UBND xã Vũ Vân (Vũ Thư) cho biết: Sau cơn bão Yagi, với sự hỗ trợ tích cực về nhân lực, vật tư, phương tiện của tỉnh, của huyện, đặc biệt là các chiến sĩ LLVT đã giúp địa phương gia cố, khắc phục sự cố, chống tràn thành công tại 5 điểm thấp trũng, xung yếu trên tuyến đê bối của xã. Hơn 300 cán bộ, chiến sĩ của Ban CHQS huyện, Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh, Công an huyện và lực lượng huy động của xã đã hỗ trợ hơn 1.000 hộ dân sinh sống ngoài đê quốc gia di dời tài sản, sơ tán hơn 800 người già, trẻ nhỏ, người khuyết tật. Người dân sau khi di dời cũng tham gia nấu cơm, chuẩn bị chỗ ăn nghỉ cho cán bộ, chiến sĩ.
Chị Vũ Thị Thúy, thị trấn Diêm Điền (Thái Thụy) chia sẻ: Cơn bão Yagi đổ bộ đã làm toàn bộ biển quảng cáo và cây cối trước cửa nhà tôi đổ hết, mất điện, mất nước, cửa nhà không thể mở nên gia đình rất lo lắng. Ngay trong đêm, các chiến sĩ Ban CHQS huyện kịp thời ứng cứu, di dời cây đổ giúp gia đình vượt qua khó khăn. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của các anh, lúc nhân dân gặp khó khăn, nguy nan thì quân đội lại có mặt, thật là ấm áp nghĩa tình.
Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh tham gia gặt lúa giúp dân bảo vệ hoa màu sau bão.
Tình quân dân bền chặt
Trong giai đoạn mới hiện nay, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ còn được thể hiện rõ ở tinh thần chủ động, tích cực của các đơn vị quân đội tham gia bảo đảm an ninh trật tự; hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới; bảo đảm an sinh xã hội, qua đó càng gắn kết tình quân dân thêm bền chặt. Các hoạt động được LLVT tỉnh phối hợp với các đơn vị, địa phương thực hiện với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ cùng nhân dân và các đối tượng chính sách, người có công.
Từ năm 2019 - 2024, LLVT tỉnh đã cơ động trên 12.000 lượt cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ dập tắt các đám cháy tại cơ sở sản xuất, nhà dân, chợ dân sinh và hỗ trợ ứng cứu di chuyển vật chất, tài sản của nhân dân; thông báo, kêu gọi 2.816 phương tiện, 457 lồng bè, 312 chòi canh, 11.213 lao động về nơi tránh trú bão an toàn được cấp ủy, chính quyền và nhân dân đánh giá cao. Cùng với đó, cán bộ, chiến sĩ LLVT tỉnh đã vận động nhân dân hiến trên 100.000m2 đất, tham gia 65.214 ngày công; vận động các doanh nghiệp ủng hộ trên 200 tấn xi măng, gần 50 tỷ đồng; tham gia làm trên 40km đường bê tông, gần 70km đường cấp phối, trên 60km kênh mương nội đồng phục vụ xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; trao tặng giống, vốn, công cụ sản xuất, giúp cải tạo nhà ở; hỗ trợ về y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân. Cán bộ, chiến sĩ cũng tích cực tham gia ủng hộ các quỹ “Vì người nghèo”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Phòng, chống thiên tai” gần 6 tỷ đồng; xây 17 nhà tình nghĩa, 3 nhà đồng đội, tặng 11 sổ tiết kiệm; khám bệnh, tư vấn sức khỏe và tặng quà các đối tượng chính sách trị giá gần 3 tỷ đồng. Các đơn vị quân đội đã huy động hơn 800 lượt cán bộ, chiến sĩ, dân quân tự vệ phối hợp với các địa phương tổ chức tu sửa trên 200 nhà chính sách, 10 nghĩa trang liệt sĩ; tổ chức thăm, trao quà, xe đạp trị giá trên 100 triệu đồng cho 36 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đạt thành tích học tập tốt; phối hợp hỗ trợ xây dựng 10 nhà đồng đội, 4 nhà mái ấm tình thương với số tiền gần 1,3 tỷ đồng.
Các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu” không có mục tiêu và động lực nào khác là một lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Do đó, hình ảnh người lính Cụ Hồ ngày càng tỏa sáng, luôn nhận được sự thương yêu, đùm bọc, nuôi dưỡng của nhân dân.
Ông Nguyễn Hồng Sơn, Bí thư Chi bộ tổ 3, phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình Chúng tôi tự hào là thế hệ “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” góp phần để đất nước “nở hoa độc lập”, tô thắm truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trải qua các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và cả khi đất nước hòa bình, cán bộ, chiến sĩ Quân đội ta luôn được nhân dân tin yêu gọi là Bộ đội Cụ Hồ. Trong giai đoạn cách mạng mới, chúng tôi mong muốn mỗi cán bộ, chiến sĩ Quân đội luôn phát huy truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, tu dưỡng, rèn luyện, giữ vững phẩm chất đạo đức cách mạng, không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, ra sức thi đua, sẵn sàng cống hiến, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin cậy, giao phó.Thiếu tá Nguyễn Thanh Hoàn, Đại đội trưởng Đại đội 1, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 568 Năm 2020, Trung đoàn 568 nhận nhiệm vụ là 1 trong 181 cơ sở cách ly y tế tập trung để chống dịch Covid-19 trong cả nước. Trên tinh thần “chống dịch như chống giặc”, không ngại khó khăn, gian khổ, vì nhân dân quên mình, vì nhân dân phục vụ, chúng tôi nhanh chóng thiết lập và sắp xếp công việc cũng như cuộc sống trong khu cách ly ổn định. Cán bộ, chiến sĩ, các y bác sĩ thường trực 24/24 giờ vừa phục vụ vừa động viên tinh thần, hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm, điều trị, vận chuyển bệnh nhân lên tuyến trên và xử lý mọi vấn đề khi cần... giúp các công dân yên tâm phòng, chống dịch. Sau những ngày tháng gian khổ, hiểm nguy cuối cùng dịch bệnh được kiểm soát, đơn vị được dỡ bỏ phong tỏa, chúng tôi chia tay người dân về cách ly đợt cuối cùng trong niềm hân hoan vô bờ bến. Phần thưởng quý giá nhất đối với cán bộ, chiến sĩ chính là những tình cảm, lời cảm ơn của công dân ghi lại trong sổ lưu bút, đây chính là động lực tinh thần để chúng tôi tiếp tục nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. |
(Còn nữa)
Mạnh Cường – Tiến Đạt
Tin cùng chuyên mục
- Nhận diện cuộc đời Huyền Trân Công chúa để phát huy giá trị di tích lịch sử 30.11.2024 | 20:31 PM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiếng thơm muôn thuở 06.10.2023 | 08:49 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải 06.10.2023 | 08:50 AM
- Bến phà Tân Đệ: Nơi Đảng kỳ hiên ngang tung bay 02.09.2023 | 07:40 AM
- Côn Đảo - Trường học cách mạng của cả nướcKỳ 1: Chốn "địa ngục" trần gian 17.07.2023 | 14:40 PM
- Phù sa châu thổ 12.12.2022 | 09:04 AM
- Ký ức nụ cười Thành cổ Quảng Trị 15.09.2022 | 22:10 PM
- Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28/08/1972- 28/08/2022)Tàu Ô - Xóm Ruộng - “bức tường thép” trên đường 13 22.08.2022 | 15:19 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Các hình thức đấu tranh chống Pháp trước và sau khi thành lập tỉnh Thái Bình 16.03.2022 | 15:21 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Tiền Châu trỗi dậy 15.03.2022 | 09:32 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
- Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024
- Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan nội chính “chắc - sắc - đắc”
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- Gắn nhiệm vụ công tác công an với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
- Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025
- Kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2024 của tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Hơn 34.000 đại biểu tham dự hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt chuyên đề năm 2025