Lưng trời mây trắng
Truyền ngôn rằng “Từ Vân Tự” xưa là Lầu Cô Vân nơi tu tập của bà Uyển Trà (làng Thuận Vi, xã Bách Tính, huyện Thượng Nguyên) vốn là cháu gái Giảng dụ Đông cung Thái tử triều Lê trung hưng Nguyễn Kim Lệ (quê huyện Thượng Nguyên, trấn Sơn Nam). Bà Uyển Trà nổi danh tài sắc được vua vời làm vương phi. Chốn cung đình hoa lệ vẫn chẳng làm bà vơi nỗi nhớ quê hương da diết, một lần bà xin vua cho về thăm quê và khi phải trở lại Hoàng cung bà thưa với nhà vua do lấm bụi đường xa cho bà ra khúc sông Bồ Đề tắm mát rồi bà trẫm mình xuống dòng Hồng giang…
Theo sử cũ ghi chép, cuối thế kỷ XVII sang thế kỷ XVIII nhà Lê suy đồi, triều chính nghiêng ngả, chúa Nguyễn và chúa Trịnh tranh giành quyền lực, phân chia Nam, Bắc triều đẩy người dân lâm vào cảnh đói khổ lầm than, khắp nơi dân nghèo nổi dậy chống lại triều đình. Trước cảnh dân chúng đói khổ lầm than không cơm ăn, áo mặc bà Uyển Trà khi đó tự tu ở lầu Cô Vân vô cùng xót thương bèn thưa với cha mình là Quận công Nguyễn Kim Chính và kế mẫu xuất kho phát chẩn cứu tế cả vùng Bách Tính (Bách Thuận nay) giúp đỡ dân nghèo qua cơn bĩ cực, cơ hàn. Sử cũ ghi vì hiềm khích với Thái tử Lê Duy Vĩ, Trịnh Sâm đã rắp tâm ép Thái tử tội chết rồi ép chết luôn người bác ruột của Uyển Trà là Giảng dụ Đông cung Nguyễn Kim Lệ (thầy dạy Thái tử). Lấy cớ dòng tộc Nguyễn Kim ở Bách Tính có người theo nhà Tây Sơn phù Lê diệt Trịnh, Trịnh Sâm đem quân về Thuận Vi thực hiện âm mưu truy sát thân tộc của Nguyễn Kim Lệ… mượn thế tàn sát cả vùng.
Sử cũ chép năm Kỷ Sửu (1769) cách ngày nay tròn 230 năm dưới triều vua Lê Hiển Tông xảy ra vụ thảm án nạn nhân trong vụ án oan này lại chính là Thái tử Lê Duy Vĩ con trưởng vua Lê Hiển Tông, người kế vị ngôi vua trong tương lai... Theo sách “Hoàng Lê nhất thống chí” thì khi Trịnh Sâm lên ngôi chúa liền lập mưu với gian thần hoạn quan Thiều quận công Phạm Huy Đĩnh, người xã Cao Mỗ, huyện Thần Khê sau đổi thành xã Kim Bôi, huyện Tiên Hưng (nay là xã Chương Dương, huyện Đông Hưng) vu cho Thái tử Lê Duy Vĩ thông dâm với cung nữ của Trịnh Doanh và khép trọng tội tâu lên Hoàng thượng để bắt Thái tử bỏ ngục. Thái tử Lê Duy Vĩ nổi tiếng thông minh, hiền lành, nhân từ nên các sĩ phu trong triều và thần dân vô cùng yêu kính. Chúa Trịnh Doanh cũng rất trọng tài của Thái tử nên đem con gái trưởng là Tiên Dung quận chúa gả cho. Trịnh Sâm chỉ là thế tử của Trịnh Doanh tài năng vốn hèn kém thấy Thái tử Duy Vĩ được mọi người quý trọng nên nảy sinh lòng đố kỵ, ganh ghét. Một hôm Trịnh Doanh gọi hai người vào phủ đường thết đãi, Thái tử Duy Vĩ ngồi cùng mâm với Trịnh Sâm, vợ Trịnh Doanh là Nguyễn Thị nói với Trịnh Doanh: “Thái tử với Thế tử có danh phận vua - tôi, lẽ nào lại ngồi cùng mâm”. Trịnh Sâm nghe vậy sa sầm mặt mũi bước ra về còn ngoái lại nói vọng vào: “Ta với Duy Vĩ hai người phải một chết một sống, quyết không song song cùng đứng với nhau được”. (Trích trong sách “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”). Và vụ thảm án đã xảy ra, Thái tử Lê Duy Vĩ bị khép tội làm phản xử tội chết bằng thắt cổ. Sách “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” còn chép rằng: “… chỉ có Nguyễn Lệ vì liên can mới phải tự tiết mà thôi…”.
Theo gia phả của dòng họ Nguyễn Kim và Ngọc phả chùa Từ Vân chép rằng: Chùa Từ Vân còn gọi là chùa Phật Bà hay “Từ Vân Tự” chùa có một ni sư và hai vãi đồng là Diệu Chính và Diệu Khai. Ni sư trụ trì hiệu Phúc Lai chính là Nguyễn Thị Uyển Trà con gái Quận công Nguyễn Kim Chính, cháu gái của Giảng dụ Đông cung Thái tử Nguyễn Kim Lệ. Mẫu thân của bà mất năm bà lên 8 tuổi, Quận công lấy vợ lẽ. Uyển Trà không sống với mẹ kế. Uyển Trà nết na, sắc nước nghiêng thành, được Vua tuyển vào cung làm vương phi. Quận công Nguyễn Kim Chính có ba người con, Uyển Trà là chị gái, hai em trai là Nguyễn Kim Hồng và Nguyễn Kim Nho. Sau này Nguyễn Kim Nho theo nhà Tây Sơn “phù Lê diệt Trịnh”, ông được Hoàng Đế Quang Trung cử dẫn đại quân lên Lạng Sơn chặn đánh quân Mãn Thanh. Mọi chuyện đau thương xảy đến với dòng họ Nguyễn Kim và dân làng Thuận Vi đều bắt nguồn từ vụ thảm án lớn nhất thời Lê Trung hưng buộc Thái tử Lê Duy Vĩ chết bằng cách thắt cổ. Thảm án kéo theo cái chết bi ai của Giảng dụ Đông cung Thái tử Nguyễn Kim Lệ. Dường như chưa thỏa mãn dã tâm đê hèn, Trịnh Sâm đích thân đem lính về làng Thuận Vi truy sát thân tộc Nguyễn Kim.
Sử cũ ghi: “Cùng chiến thuyền với Trịnh Sâm có Thái phi Nguyễn Thị (mẹ Sâm) nhân ngày xuân đi lễ. Khi thuyền quân về đến Thuận Vi, Trịnh Sâm xua một toán quân lên bờ đốt phá nhà cửa của thân tộc Nguyễn Kim Lệ. Đốt phá xong lính về tâu với Trịnh Sâm rằng: “Tất cả dân làng đều trốn hết không còn ai duy chỉ có một ngôi chùa đầu làng trong đó có một ni sư và hai vãi đang tụng kinh niệm phật, không rõ họ có đạo gì mà bình tĩnh như thế?”. Thái Phi nghe tâu, truyền lệnh cho đại quân phải đóng thuyền ra giữa sông Hồng không được một người nào lên bờ, riêng để Trịnh Sâm dẫn một đạo quân nhỏ đến trực ở cửa chùa chờ lệnh của Thái Phi, tuyệt nhiên không được bạo động. Khi Trịnh Sâm cùng Thái Phi đến cổng chùa thì thấy trên gác Tam quan một ni sư mặc áo cà sa ngực đeo tràng hạt đứng trang nghiêm không cử động, hai mắt rực sáng. Dưới gốc hai cây bồ đề cạnh sân có hai vãi, một người than khóc rất thê thảm, một người cười rất giòn giã, vui vẻ. Trịnh Sâm sai hai thị vệ gươm kề vào cổ hai người mà hỏi, hai người càng khóc, càng cười khiến Trịnh Sâm thêm phần căm tức chỉ mong được lệnh của Thái Phi để ra oai trị tội. Trông ra đã thấy Thái Phi quỳ trước sân chùa, miệng lẩm bẩm khấn, trong giây lát tiếng cười, tiếng khóc đều im lặng. Khi ấy ni sư từ trên gác xuống sân ghé tai Thái Phi một hồi lâu, không rõ ni sư nói những gì rồi khoan thai đi vào chùa. Thái Phi lập tức lệnh cho Sâm về thuyền. Sáng hôm sau Trịnh Sâm cho thiết triều tại đình làng Thuận Vi để Thái Phi ban nhiều điều lành cho dân làng...”.
230 mùa xuân đã đi qua, nỗi đau nhân thế ở Thượng Nguyên bên dòng Hồng Hà đỏ nặng phù sa vẫn còn nghẹn ứ dòng trôi, các thế hệ con cháu dòng họ Nguyễn Kim nhờ ân đức dòng tộc không ngừng phát triển tiếp nối truyền thống gia tộc. Ngày nay con cháu gia tộc Nguyễn Kim đã lớn mạnh và đang chung tay cùng nhân dân làng Thuận Vi góp sức xây dựng thành công nông thôn mới trên quê hương Bách Thuận thêm đẹp giàu.
Cựu chiến binh Nguyễn Kim Niệm, chủ tịch hội đồng gia tộc Nguyễn Kim, làng Thuận Vi, xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư Từ đường Nguyễn Kim được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1989. Từ đường còn lưu giữ nhiều sắc phong của các triều đại, trong đó có sắc phong của vua Lê Chiêu Thống cấp sắc cho cụ Nguyễn Kim Lệ: “Duệ hiệu thần: Đinh Sửu khoa Hội tam trường nhập nội thanh cung thị giảng Nguyễn tướng công húy Lệ tiết liệt tôn thần. Hạ chiếu cho các xã quê hương rước sắc phong về thờ ở đền làng”. Tuy là từ đường dòng họ nhưng nhân dân làng Thuận Vi vẫn đến hương khói tưởng nhớ cụ Nguyễn Kim Lệ như là đền làng vậy. Bà Trịnh Thị Sim, 80 tuổi, chắt dâu đời thứ 11 Giảng dụ Đông cung Thái tử Nguyễn Kim Lệ, người trông coi từ đường Nguyễn Kim, làng Thuận Vi, xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư Tôi về làm dâu dòng tộc Nguyễn Kim cũng mấy mươi năm, tôi được nghe các cụ chỉ cho biết trong từ đường thờ tượng ni sư tự Phúc Lai (tức bà Uyển Trà duệ hiệu Thanh Bình) và bài vị bảy vị tướng công dòng tộc có công lao đối với triều đình nhà hậu Lê là Nguyễn tướng công tiết liệt tôn thần Nguyễn Kim Lệ; cụ Nguyễn Kim Phẩm; Nguyễn Kim Trân; Nguyễn Kim An; Nguyễn Kim Thắng; Nguyễn Kim Hồng và Nguyễn Kim Nho. Ông Nguyễn Kim Thiện, hậu duệ đời thứ 11 dòng tộc Nguyễn Kim, thôn Chiến Thắng, xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư Từ đường Nguyễn Kim có đôi câu đối do vua Lê ban tặng: “Quan Tây hữu địa khởi lâu đài/Thần Bắc tự thiên sơn tạo hóa” nghĩa là từ đường Nguyễn Kim có cửa mở hướng Tây mà chùa Từ Vân lại quay hướng Bắc, tất thảy như là tạo hóa ban tặng vậy. Ông Nguyễn Kim Tạo, hậu duệ đời thứ 11 dòng tộc Nguyễn Kim, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Thư Cục bảo tồn, bảo tàng thuộc Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã chuyển giao duệ hiệu 5 vị Thành Hoàng của làng về thờ tại đình làng Thuận Vi, trong đó có 4 vị dòng tộc Nguyễn Kim là bà Uyển Trà, cụ Kim Trân, Kim An, Kim Phẩm. Từ đường Nguyễn Kim đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1989. |
Quang Viện
Tin cùng chuyên mục
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiếng thơm muôn thuở 06.10.2023 | 08:49 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải 06.10.2023 | 08:50 AM
- Bến phà Tân Đệ: Nơi Đảng kỳ hiên ngang tung bay 02.09.2023 | 07:40 AM
- Côn Đảo - Trường học cách mạng của cả nướcKỳ 1: Chốn "địa ngục" trần gian 17.07.2023 | 14:40 PM
- Phù sa châu thổ 12.12.2022 | 09:04 AM
- Ký ức nụ cười Thành cổ Quảng Trị 15.09.2022 | 22:10 PM
- Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28/08/1972- 28/08/2022)Tàu Ô - Xóm Ruộng - “bức tường thép” trên đường 13 22.08.2022 | 15:19 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Các hình thức đấu tranh chống Pháp trước và sau khi thành lập tỉnh Thái Bình 16.03.2022 | 15:21 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Tiền Châu trỗi dậy 15.03.2022 | 09:32 AM
- Rũ áo không để sờn chữ trung 08.11.2021 | 10:00 AM
Xem tin theo ngày
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh
- Nhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo”
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam