Những dấu chân mở đường
Giữa đại ngàn Trường Sơn, vài trăm người mò mẫm, vượt suối băng rừng để chuyển những khẩu súng đầu tiên vào miền
Con đường trên đỉnh Trường Sơn
Con đường quân sự dài nhất, tồn tại lâu nhất, địa hình hiểm trở nhất và chịu đựng bom đạn nhiều nhất lịch sử được mở cách đây 53 năm (19/5/1959 – 19/5/2012), góp phần giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất Tổ quốc, nay trở thành trục đường kinh tế - quốc phòng quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Tháng 5/1959, ông Võ Bẩm, lúc đó là thượng tá, được giao nhiệm vụ chọn người để thành lập một đoàn công tác với nhiệm vụ chuyển vũ khí vào
Chuẩn bị công phu
Để đảm bảo bí mật, những người được lựa chọn phải là bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc. Cuối tháng 5, tiểu đoàn vận tải 301 trực thuộc Đoàn 559 được thành lập với quân số hơn 400 người. Sau thành lập, lính 301 được đưa về Phú Thọ tập luyện. Những dãy núi đồi san sát ở Lâm Thao, Phú Thọ trở thành thao trường và điều kiện huấn luyện khá lý tưởng của họ. Đêm đêm, bất kể trời tạnh ráo hoặc mưa rào xối xả, trên vai là ba lô gạch nặng 30kg, những người lính lầm lũi leo đồi, vượt dốc. Cùng với việc luyện quân, tìm cách bao gói súng, đạn cũng là một nhiệm vụ không đơn giản. Câu hỏi làm sao để súng, đạn vẫn đảm bảo hoạt động sau một thời gian dài vận chuyển trong điều kiện ẩm thấp, mưa nắng khắc nghiệt, luôn hiển hiện trong đầu lãnh đạo đoàn.
Thiếu tướng Võ Bẩm, người đầu tiên nhận nhiệm vụ mở đường. Ảnh: tư liệu
Thiếu tướng Võ Bẩm, kể lại: “Đang loay hoay tìm phương án bảo quản, rất may chúng tôi nhận được tin, bên Bộ Công an vừa khai quật được một hầm súng của thực dân Pháp chôn giấu chuyển lại cho bọn gián điệp hoạt động. Đến gặp anh Phạm Kiệt xin được một bó súng và một hòm đạn, tôi và đồng chí Linh mở ra xem cách thức chúng bao gói như thế nào. Sau đó, chúng tôi lấy hai khẩu súng trường và một hộp đạn bôi mỡ bọc gói, rồi đem thả xuống sông Tô Lịch. Một tháng sau chúng tôi vớt bó súng đó lên xem, không có hoen gỉ. Từ đó, những bao vũ khí gửi vào
Công tác chuẩn bị cơ bản hoàn thành, đầu tháng 6/1959, Đoàn 559 hành quân vào Quảng Bình để tìm địa điểm vào trong Nam. Để bảo mật, tiểu đoàn 301 quy định, chiến sĩ viết thư cho người thân không được ghi cụ thể đơn vị, chỉ nói chung chung là làm công an vũ trang ở Quảng Bình. Mọi chuyện yêu thương mong nhớ được nói thoải mái nhưng cấm không được miêu tả cảnh nơi mình đang ở.
Chuyến hàng đầu tiên
Đến đầu tháng 6/1959, việc xác định tuyến đường và vị trí các trạm đã làm xong, cả cung đường chia ra làm chín trạm. Hai trạm ở phía bắc sông Bến Hải và bảy trạm ở phía
Hết sông sâu là núi cao, dốc đứng. Có những dốc muốn vượt qua, sau này bộ đội đã phải sử dụng bốn chiếc thang, thậm chí tới sáu thang. Cũng vì vậy mà có tên là dốc "Bốn Thang", dốc “Sáu Thang"... Vượt qua mọi khó khăn, ngày 20.8.1959, chuyến hàng đầu tiên được chuyển cho Khu 5 an toàn ở phía bắc A Sầu gồm 20 khẩu tiểu liên Tuyn, 20 khẩu súng trường Mát, 10 thùng đạn tiểu liên và súng trường. Chuyến hàng đầu tiên đã đánh dấu sự ra đời của tuyến vận tải quân sự xuyên Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Đi trước mũi địch
Một trong những đoạn nguy hiểm nhất các chiến sĩ vận tải phải vượt qua là khu vực đường 9, nơi địch đóng nhiều đồn bốt và đêm ngày lùng soát gắt gao. Ban đầu đoàn định vượt đường 9 ở khu vực phía trên Khe Sanh nhưng mấy lần thăm dò không có kết quả nên quyết định đi qua một đồn điền cà phê. Đồn điền này nguyên là của một Pháp kiều nhưng lúc đó do một người đàn bà người Việt cai quản. Trong một đêm giao hàng, trời quá tối, các chiến sĩ đã để sót 1 bó súng. Sáng hôm sau, người đàn bà chủ đồn điền cùng một viên cai tình cờ phát hiện bó súng. Bà ta gọi một công nhân là người dân tộc Thượng tên là Cha Nồm đến và bảo: “Chắc là của mấy ông Việt cộng đây, anh cất dùm mấy ông".
Bà ta còn nói: “Anh nhắn với mấy ông rằng tôi là người Đồng Hới, rất có cảm tình với miền Bắc, mấy ông cần gì tôi xin giúp đỡ”. Cha Nồm vốn là một người có cảm tình với Cách mạng nên đã đem bó súng ra rừng rồi nhắn người của ta đến lấy. Tuy vậy, khi đoàn 559 báo cáo với tỉnh ủy Quảng Trị sự việc thì mới biết bà ta là một gián điệp nằm vùng.
Không thể vượt qua đường 9 ở khu vực đồn điền cà phê, Đoàn 559 lại chuyển hướng khác, đi qua đường 9 ở khu vực gần đồn Rào Quán của địch. Để xóa dấu vết, các chiến sĩ lấy những tấm gỗ hoặc là nilon trải ra mặt đường, khi đi qua thì thu lại. Trong một lần, các chiến sỹ tìm được một đường ống cống chạy cắt ngang đường. Họ liền sử dụng đường cống này làm con đường an toàn vượt qua. Đi được vài tháng trót lọt. Một hôm tổ trinh sát bám địch gần đồn Rào Quán, nghe chúng nó chửi đổng: “Mấy thằng Việt cộng gớm thật, tụi nó đi ngay trước mũi mình”. Biết là lộ rồi. Không còn lối đi nào an toàn hơn là tuyến đường đã vạch từ ban đầu, tất nhiên là hết sức gian khổ.
Theo baodatviet.vn
Tin cùng chuyên mục
- Nhận diện cuộc đời Huyền Trân Công chúa để phát huy giá trị di tích lịch sử 30.11.2024 | 20:31 PM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Tiếng thơm muôn thuở 06.10.2023 | 08:49 AM
- Kỷ niệm 195 năm thành lập huyện Tiền Hải (1828 - 2023)Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ với cuộc khẩn hoang thành lập huyện Tiền Hải 06.10.2023 | 08:50 AM
- Bến phà Tân Đệ: Nơi Đảng kỳ hiên ngang tung bay 02.09.2023 | 07:40 AM
- Côn Đảo - Trường học cách mạng của cả nướcKỳ 1: Chốn "địa ngục" trần gian 17.07.2023 | 14:40 PM
- Phù sa châu thổ 12.12.2022 | 09:04 AM
- Ký ức nụ cười Thành cổ Quảng Trị 15.09.2022 | 22:10 PM
- Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Chốt chặn Tàu Ô (28/08/1972- 28/08/2022)Tàu Ô - Xóm Ruộng - “bức tường thép” trên đường 13 22.08.2022 | 15:19 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Các hình thức đấu tranh chống Pháp trước và sau khi thành lập tỉnh Thái Bình 16.03.2022 | 15:21 PM
- Kỷ niệm 132 năm ngày thành lập tỉnh Thái Bình (21/3/1890 - 21/3/2022)Tiền Châu trỗi dậy 15.03.2022 | 09:32 AM
Xem tin theo ngày
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024
- Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan nội chính “chắc - sắc - đắc”
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- Gắn nhiệm vụ công tác công an với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
- Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025
- Kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2024 của tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Hơn 34.000 đại biểu tham dự hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt chuyên đề năm 2025
- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ