Thêu Minh Lãng: Gặp khó do dịch bệnh
22 năm sản xuất, kinh doanh hàng thêu truyền thống xuất khẩu đi các nước trên thế giới, từng trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm nhưng năm 2020 được đánh giá là năm khó khăn nhất của Công ty TNHH Thêu xuất khẩu Tuấn Dương (thôn Phù Lôi, xã Minh Lãng).
Ông Hoàng Đình Chiêm, Giám đốc Công ty cho biết: Công ty chủ yếu sản xuất các đơn hàng cao cấp do khách hàng Nhật Bản, Hàn Quốc đặt. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên số đơn hàng giảm sâu, doanh thu cả năm chỉ đạt trên 300 triệu đồng, bằng 10% so với mọi năm. Số lao động trực tiếp và lao động vệ tinh của Công ty các năm trước đạt trên 100 người thì hiện nay chỉ còn hơn 10 người. Thu nhập của lao động làm nghề thêu hiện chỉ đạt 3 - 4 triệu đồng/người/tháng (trước dịch đạt 6 - 7 triệu đồng/người/tháng). Việc làm khó khăn, thu nhập giảm đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý người lao động, Công ty TNHH Thêu xuất khẩu Tuấn Dương chấp nhận thua lỗ, thực hiện các chính sách để giữ chân công nhân. Điều Công ty mong muốn nhất hiện nay là dịch Covid-19 sớm được đẩy lùi để ổn định các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Không riêng công ty lớn, cơ sở thêu truyền thống của chị Nguyễn Thị Nhuần cũng lao đao do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Chị Nhuần chia sẻ: Cơ sở của gia đình tôi nhận hàng thêu tranh, thêu áo dài truyền thống phục vụ thị trường nội địa và xuất sang thị trường Trung Quốc. Những năm trước, cơ sở thường xuyên thu hút 50 - 60 thợ thêu, việc làm luôn ổn định, đặc biệt những dịp cuối năm, hàng hóa rất chạy. Từ đầu năm 2020 đến nay thì khác, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhu cầu mua sản phẩm thêu của người tiêu dùng trong và ngoài nước giảm hẳn. Cơ sở của tôi nhận được rất ít đơn hàng, sản phẩm thêu bán tự do trong nước cũng ế ẩm. Gần 1 năm nay, cơ sở luôn hoạt động cầm chừng, thậm chí có 2 tháng, cơ sở không có việc phải nghỉ hoàn toàn. Đến nay, với nỗ lực lớn của gia đình tôi, cơ sở duy trì được việc làm cho hơn 10 lao động, thu nhập của thợ thêu từ 70.000 - 100.000 đồng/ngày.
Nhiều năm qua, tổ hợp thêu tranh truyền thống của gia đình anh Nguyễn Như Cảnh (thôn Phù Lôi, xã Minh Lãng) hoạt động ổn định và cho thu nhập khá. Trước dịch Covid-19, tổ hợp thường thu hút từ 20 - 30 lao động vệ tinh, thu nhập từ 3 - 4 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, bùng phát tại Trung Quốc và trên thế giới, tổ hợp không có đơn hàng, sản phẩm không tiêu thụ được như mọi năm.
Anh Cảnh chia sẻ: Trong tình hình dịch Covid-19 vẫn chưa chấm dứt, người dân sẽ ưu tiên mua sắm thuốc men, đồ dùng, nhu yếu phẩm thiết yếu, sản phẩm tranh thêu có thể mua sắm sau, do đó thị trường tiêu thụ tranh thêu khó khăn. Tôi nghĩ, chỉ khi nào cả thế giới chung tay kiểm soát được dịch Covid-19 thì các hoạt động sản xuất nói chung và nghề thêu nói riêng mới ổn định sản xuất được.
Trải qua nhiều thăng trầm, những năm gần đây (trước khi dịch Covid-19 xảy ra), nghề thêu truyền thống ở Minh Lãng đang đi vào giai đoạn phát triển ổn định, hiệu quả. Xã có 3 doanh nghiệp sản xuất hàng thêu cho các đối tác Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, 5 cơ sở, tổ hợp thêu nhỏ lẻ; toàn xã có trên 1.000 thợ thêu, thu nhập bình quân 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Tuy nhiên, dịch Covid-19 xảy ra đã ảnh hưởng nặng nề đến nghề thêu truyền thống ở Minh Lãng. 100% doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, tổ hợp đều khan hiếm đơn hàng, lao động bị mất việc làm. Một số doanh nghiệp, cơ sở nỗ lực chuyển sang sản xuất các sản phẩm thêu bán tự do ở thị trường nội địa nhưng không hiệu quả.
Ông Hoàng Đình Vương, Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã thường xuyên gặp gỡ, động viên các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, người lao động nỗ lực vượt qua giai đoạn khó khăn để duy trì nghề thêu truyền thống của địa phương. Động viên các cơ sở, doanh nghiệp nhạy bén đổi mới, ứng dụng công nghệ, cải tiến chất liệu, tìm hướng tiêu thụ sản phẩm mới để thích ứng với tình hình mới là dịch Covid-19 trên thế giới có thể kéo dài hoặc chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng phục hồi sản xuất khi dịch bệnh được kiểm soát tốt. UBND xã tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục giúp các doanh nghiệp, cơ sở vay vốn phục vụ sản xuất. Mong mỏi của cán bộ và nhân dân xã Minh Lãng hiện nay là dịch Covid-19 sớm được kiểm soát để các hoạt động kinh tế - xã hội ổn định, nghề thêu truyền thống được duy trì và phát triển.
Quỳnh Lưu
Tin cùng chuyên mục
- Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề 20.10.2024 | 07:57 AM
- Hướng người dân làng nghề thực hiện sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng 30.06.2024 | 10:39 AM
- Hơn 40 năm cần mẫn nghề làm nước mắm truyền thống 31.05.2024 | 10:04 AM
- Làng hoa Vũ Chính hối hả vào vụ hoa tết 07.01.2024 | 13:47 PM
- Bảo tồn, phục hồi và phát triển làng nghề, nghề truyền thống gắn với du lịch 14.11.2023 | 16:21 PM
- Kiến Xương: Năng suất lúa vụ xuân năm 2023 ước đạt trên 71 tạ/ha 31.05.2023 | 17:07 PM
- Giữ nghề mây tre đan Phúc Thành 29.05.2023 | 15:35 PM
- Chị Hiếu “mài sắt thành vàng” 15.05.2023 | 10:13 AM
- Tiên phong nuôi ong thùng kế 24.04.2023 | 07:45 AM
- Những người dệt mùa xuân 18.01.2023 | 20:39 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh