Nghệ thuật sơn mài Cát Đằng
Những người già trong làng Cát Đằng kể lại, đồ sơn mài vẫn dùng để trang trí trong các cung đình xưa ở Thăng Long và Phủ Thiên Trường chủ yếu là do bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng Cát Đằng tạo nên. Nghề sơn mài làng Cát Đằng có từ thế kỉ XI, khi hai ông tổ là Ngô Dũng và Đinh Ba đã từng làm quan trong triều đình thời vua Đinh truyền lại nghề cho người trong làng. Trải qua năm tháng thời gian, dẫu có lúc thịnh lúc suy, nghề sơn mài Cát Đằng vẫn được giữ vững.
Ngày nay, nghề sơn mài đã giúp người Cát Đằng gây dựng được cuộc sống khấm khá và sung túc hơn. Không chỉ có tranh sơn mài, ngày nay người Cát Đằng còn phát triển kĩ thuật sơn mài trên đồ gia dụng như chén, đĩa, cốc, chụp đèn… với kiểu dáng phong phú, đậm chất nghệ thuật Á Đông, được xuất khẩu sang các nước Tây Âu và các nước Đông Nam Á.
Tranh sơn mài Cát Đằng chủ yếu thể hiện các chủ đề dân gian như: tranh tứ linh long, ly, quy, phượng; tranh tứ thời mai, lan, cúc, trúc; tranh phong cảnh làng quê; tranh về các di tích, thắng cảnh đẹp của đất nước... Đường nét trong tranh thanh nhã và tinh xảo, thể hiện sự khéo léo của người nghệ nhân. Đặc biệt, tranh chân dung sơn mài có đường nét rất hiền hậu, chân thực.
Chỉ bằng cây bút vẽ và đá mài, những người họa sĩ dân gian Cát Đằng đã có thể tạo nên những tác phẩm đẹp trên nền gỗ, nứa. Trong câu chuyện với chúng tôi, ông Đinh Khắc Phú, một nghệ nhân cao tuổi của làng Cát Đằng cho biết, để tạo nên một tác phẩm sơn mài cần sự kiên trì, khiếu thẩm mĩ của người thợ, thực hiện các công đoạn gồm: dựng vóc, pha sơn, phủ sơn, vẽ kiểu, mài nhiều lần, đánh bóng, lau mịn bằng vải màn. Người Cát Đằng sử dụng hai nguyên liệu chính là gỗ hoặc nứa để dựng vóc (phần xương, lõi của tác phẩm). Gỗ sử dụng làm vóc phải là loại gỗ tốt, và nứa cần được phơi khô vài ngày để sản phẩm có độ bền chắc. Sơn phủ lên tác phẩm phải là loại sơn then, sơn cánh gián thô của Phú Thọ, dầu trảu, nhựa thông lấy từ Lạng Sơn... Trên nền sơn phủ, các nghệ nhân có thể chỉ mài theo các đường vẽ, hoặc khảm thêm các chi tiết bằng vàng, bạc, vỏ trai, ốc...
Nghề làm tranh sơn mài và sản phẩm sơn mài ở Cát Đằng giờ phát triển mạnh. Những lúc nông nhàn, không chỉ có các cụ già mà nhiều thanh niên cũng tham gia làm nghề. Nghệ thuật sơn mài vùng quê Cát Đằng nhờ thế vẫn được phát triển, góp phần giới thiệu nét đẹp của một miền quê tới bạn bè bốn phương.
Nguồn vietnamnet.vn
Tin cùng chuyên mục
- Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề 20.10.2024 | 07:57 AM
- Hướng người dân làng nghề thực hiện sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng 30.06.2024 | 10:39 AM
- Hơn 40 năm cần mẫn nghề làm nước mắm truyền thống 31.05.2024 | 10:04 AM
- Làng hoa Vũ Chính hối hả vào vụ hoa tết 07.01.2024 | 13:47 PM
- Bảo tồn, phục hồi và phát triển làng nghề, nghề truyền thống gắn với du lịch 14.11.2023 | 16:21 PM
- Kiến Xương: Năng suất lúa vụ xuân năm 2023 ước đạt trên 71 tạ/ha 31.05.2023 | 17:07 PM
- Giữ nghề mây tre đan Phúc Thành 29.05.2023 | 15:35 PM
- Chị Hiếu “mài sắt thành vàng” 15.05.2023 | 10:13 AM
- Tiên phong nuôi ong thùng kế 24.04.2023 | 07:45 AM
- Những người dệt mùa xuân 18.01.2023 | 20:39 PM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh
- Nhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo”