Làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp
Vào nửa đầu thế kỷ 18, những người dân có nghề sơn mài truyền thống từ miền Trung, miền Bắc, ngược dòng sông Sài Gòn di cư đến lập nghiệp ở thị xã Thủ Dầu Một đã lập lên một ngôi làng nhỏ. Sau một thời gian khai khẩn đất hoang tạo lập nhà cửa, việc mưu sinh tạm ổn định, trong thời gian rảnh rỗi việc đồng áng, những người dân ở đây đã làm ra những bức sơn mài đầu tiên để tưởng nhớ quê cha đất tổ. Chính những bức sơn mài đó đã được những người giàu có trong vùng biết đến và họ đã đặt mua những bức tương tự để đem về trưng bày trong nhà, đồng thời tạo nên một nghề mới cho người dân trong lúc nông nhàn. Tiếng lành đồn xa, hàng đặt ngày càng nhiều, từng hộ dân đã chuyên sâu vào ngành nghề này và hình thành nên làng sơn mài Tương Bình Hiệp.
Với những vật liệu bằng gỗ mít thô sơ, được sơn nhiều lớp dầu sơn Phú Thọ, đánh đi đánh lại nhiều lần tạo nên một lớp men đen bóng, mỗi bức sơn mài Tương Bình Hiệp là cả một tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ cao được các nghệ nhân tỉ mỉ, sáng tạo đến từng chi tiết. Để tạo nên một tác phẩm sơn mài sản xuất theo kiểu cổ truyền thường phải trải qua 25 công đoạn khắt khe, đòi hỏi mất nhiều công sức và thời gian. Có công đoạn phải làm đi làm lại tới 6 lần mới đạt yêu cầu như công đoạn hom, sơn lót. Riêng công đoạn sơn mỗi sản phẩm phải mất từ 3 - 6 tháng mới đảm bảo yêu cầu chất lượng.
Trải qua nhiều thế hệ, sơn mài Tương Bình Hiệp vẫn giữ được nét đẹp truyền thống, đó là sự tinh xảo, nhẹ nhàng, thanh thoát, đậm đà tính cách Á Đông. Sơn mài Tương Bình Hiệp không chỉ là hàng hóa mỹ nghệ đơn thuần mà đã có rất nhiều sản phẩm đạt tới chất lượng cao về nghệ thuật. So với một số nơi khác, thì sản phẩm sơn mài Tương Bình Hiệp đa dạng hơn về mẫu mã, đặc biệt là chất lượng có phần ưu việt. Theo một số chuyên gia, sơn mài Tương Bình Hiệp chịu đựng được khí hậu vùng hàn đới Châu Âu, không bị bong nứt hoặc biến dạng.
Ngày nay, các cơ sở sản xuất sơn mài đã có thể sản xuất nhiều sản phẩm đa dạng. Từ những hộ gia đình sản xuất theo dạng truyền thống, nhiều mô hình sản xuất lớn đã được hình thành. Bên cạnh sơn mài cổ điển vẫn được ưa chuộng, hàng loạt sản phẩm với mẫu mã hiện đại, phù hợp với nhu cầu của cơ chế thị trường được sản xuất tạo nên tính đa dạng, phong phú cho sản phẩm sơn mài. Ngoài ra, những vật liệu mới cũng đã được đưa vào sử dụng tạo nên sự độc đáo cho mặt hàng sơn mài nơi đây. Hiện nay, những sản phẩm sơn mài cẩn tre, nứa, vỏ cây… thay cho trai, ốc, vỏ trứng truyền thống của làng nghề đã định hình, được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận, đặc biệt là những thị trường mỹ nghệ khó tính như: Mỹ, Pháp, Hà Lan.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sơn mài Tương Bình Hiệp vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc. Sự phát triển rực rỡ về mọi mặt của sơn mài Tương Bình Hiệp trong những năm gần đây không chỉ là niềm tự hào của một làng nghề mà còn là di sản văn hóa đáng trân trọng của cả dân tộc.
Nguồn Internet
Tin cùng chuyên mục
- Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề 20.10.2024 | 07:57 AM
- Hướng người dân làng nghề thực hiện sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng 30.06.2024 | 10:39 AM
- Hơn 40 năm cần mẫn nghề làm nước mắm truyền thống 31.05.2024 | 10:04 AM
- Làng hoa Vũ Chính hối hả vào vụ hoa tết 07.01.2024 | 13:47 PM
- Bảo tồn, phục hồi và phát triển làng nghề, nghề truyền thống gắn với du lịch 14.11.2023 | 16:21 PM
- Kiến Xương: Năng suất lúa vụ xuân năm 2023 ước đạt trên 71 tạ/ha 31.05.2023 | 17:07 PM
- Giữ nghề mây tre đan Phúc Thành 29.05.2023 | 15:35 PM
- Chị Hiếu “mài sắt thành vàng” 15.05.2023 | 10:13 AM
- Tiên phong nuôi ong thùng kế 24.04.2023 | 07:45 AM
- Những người dệt mùa xuân 18.01.2023 | 20:39 PM
Xem tin theo ngày
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh
- Nhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo”
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam