Làng đan lưới Thơm Rơm
Theo ông Hồ Khắc Thanh, chủ một cơ sở đan lưới, thì hầu hết dân làng nghề đều có quê gốc Thừa Thiên – Huế, chọn đây là đất lành để lập nghiệp đã gần 30 năm.
Mùa đan lưới bắt đầu từ tháng 3 ÂL (chủ động nguồn hàng cho mùa nước nổi) đến tháng 11 ÂL (khi nước đã ráo chân ruộng và tết cận kề). Thoạt đầu, lưới Thơm Rơm làm ra bán cho bà con địa phương và lân cận ở Ô Môn, Cờ đỏ … nhưng trên 15 năm qua đã có mặt ở nhiều chợ trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo nhận xét của các bạn hàng: “Lưới Thơm Rơm đan hẹp, độ bền cao, dễ giăng bắt cá, giá lại thấp hơn lưới những nơi khác từ 10%-15% nên phù hợp với túi tiền của người nghèo. Hiện nay cả “làng” có trên 20 cơ sở đan lưới, thu hút gần 400 lao động. Nghề đan lưới chỉ cần chịu khó, tỉ mỉ.
Nhiều em học sinh nghèo tranh thủ mùa hè rảnh rỗi đến làm thêm việc luồn lưới, kẹp chì cũng có thu nhập 10.000đ – 15.000đ/ngày – vậy là yên tâm khoản chi sách vở cho năm học mới. Với người làm nghề thành thạo thì luồn lưới, kẹp chì, bắt tiền… có thể kiếm được 25.000 – 30.000đ/ngày. Ở nông thôn, có thêm khoản thu nhập chừng đó là quí rồi. Nhờ nghề đan lưới, nhiều hộ thoát nghèo, con cái được học hành đến nơi đến chốn.
Hàng làm ra có nơi tiêu thụ đã giúp làng nghề có điều kiện cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng, mẫu mã. Anh Phan Thanh Dũng, một thợ cắn chì, từ suy nghĩ: “Cắn chì bằng miệng chắc chắn gây nguy cơ cao ngộ độc chì! Lẽ nào cam chịu “sinh nghề tử nghiệp?” – đã dùng phế liệu tự chế ra máy kẹp chì gọn nhẹ, công suất “kẹp máy” tăng gấp 4-5 lần “kẹp miệng”.
Với giá 500.000đ/máy, anh đã bán được hàng trăm máy kẹp chì cho các cơ sở đan lưới ở TP Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp. Ông Huỳnh Văn Thanh – Bí thư Đảng ủy xã Thuận Hưng cho biết: “Để hỗ trợ dân làng nghề, địa phương chỉ thu thuế của các cơ sở trong mùa sản xuất cao điểm, “ăn hàng” nhất là 3 tháng mùa nước nổi. Chúng tôi đang xúc tiến việc thành lập HTX Đan lưới Thơm Rơm để có thêm điều kiện mở rộng sản xuất, tìm kiếm thị trường, tạo ra thêm hàng trăm việc làm mới cho người lao động địa phương".
Nguồn Internet
Tin cùng chuyên mục
- Làng hoa cây cảnh Quỳnh Hồng tất bật vào tết 30.12.2024 | 16:03 PM
- Vườn đào Minh Tân vào mùa tuốt lá 09.12.2024 | 08:43 AM
- Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề 20.10.2024 | 07:57 AM
- Hướng người dân làng nghề thực hiện sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng 30.06.2024 | 10:39 AM
- Hơn 40 năm cần mẫn nghề làm nước mắm truyền thống 31.05.2024 | 10:04 AM
- Làng hoa Vũ Chính hối hả vào vụ hoa tết 07.01.2024 | 13:47 PM
- Bảo tồn, phục hồi và phát triển làng nghề, nghề truyền thống gắn với du lịch 14.11.2023 | 16:21 PM
- Kiến Xương: Năng suất lúa vụ xuân năm 2023 ước đạt trên 71 tạ/ha 31.05.2023 | 17:07 PM
- Giữ nghề mây tre đan Phúc Thành 29.05.2023 | 15:35 PM
- Chị Hiếu “mài sắt thành vàng” 15.05.2023 | 10:13 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
- Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024
- Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan nội chính “chắc - sắc - đắc”
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- Gắn nhiệm vụ công tác công an với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
- Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025
- Kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2024 của tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Hơn 34.000 đại biểu tham dự hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt chuyên đề năm 2025