Làng nghề thủ công truyền thống
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, hiện nay tại Đăk Lăk có những ngành nghề truyền thống gần như đã biến mất hẳn (nghề nỏ ná, cung tên, làm gốm); cạnh đó có những nghề tồn tại cầm chừng nhưng có xu thế mất dần (nghề rèn, nghề mộc nhà sàn, mộc nhà dài, điêu khắc tượng nhà mồ); có những nghề nhờ hội nhập kinh tế, du lịch nên làm ăn phát đạt nhưng tương lai gần sẽ không còn tồn tại (săn bắt, thuần dưỡng voi). May bthay cũng còn một số nghề đang được chú trong phục hồi (thổ cẩm, mây tre đan, rượu cần...)
Điều đáng chú ý là gần đây, các thứ nguyên liệu, chất liệu đầu vào quan trọng của hầu hết sản phẩm truyền thống đã thay đổi. Từ trồng bông, kéo sợi, nhuộm sợi bằng các loại cây lá trong rừng như lá cây mo, truôn nhây, kpai, tờ rum nay chuyển sang sợi chỉ, sợi len. Men rượu cần được làm từ rễ xây xanh, cây chít, cam thảo nay tự chế với nguyên liệu mới, thậm chí dùng men Trung Quốc. Tượng nhà mồ xưa được điêu khắc bằng những loại gỗ hương, cà chít nay thay bằng gỗ tạp. Sự thay đổi nguyên liệu, chất liệu đầu vào vì môi trường, điều kiện tự nhiên và sản xuất đã khác xưa, nhưng vấn đề đáng lo ngại là có những thay đổi theo chiếu hướng tiêu cực như làm men rượu cần.
Sự tác động của hội nhập kinh tế chưa làm chuyển biến những đặc điểm mang tính cố hữu của sản xuất TCTT. Hiện vẫn còn tình trạng xuất manh mún, phân tán, một làng có nhiều nghề, mặt hàng sản xuất giống nhau, chưa hình thành làng nghề chuyên sâu vào một loại sản phẩm. Đây là khó khăn cho xây dựng làng nghề. Sản phẩm nhỏ lẻ, kỹ thuật thô sơ, chất lượng hạn chế, nhất là kiểu dáng, mẫu mã chưa phong phú, đa dạng, giá thành cao, dẫn đến sản phẩm kém tính cạnh tranh.
Do sản xuất thủ công nên năng suất lao động rất thấp. Tính ra dệt thổ cẩm, một người một ngày chỉ làm được 0,4 m2. Phải cần từ 2-3 ngày mới đan xong một chiếc gùi. Sản xuất nhỏ lẻ, kỹ thuật, chất lượng không đều nhau. Năng suất lao động thấp nên sản phẩm kém tính cạnh tranh, nhất là so với hàng sản xuất công nghiệp.
Hiện vẫn chưa phân định rõ chức năng, nhiệm vụ cho cơ quan, đơn vị, tổ chức nào lo liệu đầu ra cho sản phẩm TCTT nên không có chuyển biến nào đáng kể. Chính sách ưu đãi chung và riêng của địa phương cũng mới nặng về khuyến khích đầu tư cho công nghiệp và tiểu công nghiệp, trong khi đối với thủ công nghiệp nói chung, TCTT nói riêng, nhất là hướng tới xây dựng làng nghề còn cần nhiều chính sách ưu đãi đặc thù riêng.
Quan niệm, nhận thức về ngành nghề TCTT còn nhiều khiếm khuyết, bất cập. Với người dân, đa số vẫn còn quan niệm cho đây là nghề phụ, làm nông vẫn là chính. Cho đến nay vẫn rất ít người nhận thức được đây là phương thức chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và là một nội dung, nhiệm vụ quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới, thực hiện chính sách tam nông của Đảng.
Bức tranh ảm đảm về hiện trạng của sản phẩm TCTT là vấn đề cần được giải quyết nhưng nó có thể được coi là cơ sở để đánh giá những thay đổi tích cực mà hội nhập kinh tế mang lại. Từ thị trường tiêu thụ địa phương nhỏ hẹp xưa, nay đã bán cho khách du lịch trong, ngoài nước và có sản phẩm đã tiêu thụ trên một số vùng, miền cả nước.
Chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm TCTT cũng có nhiều sự thay đổi theo hướng lan tỏa sang các dân tộc khác, nhất là đối với người Kinh tỏ ra tương đối nhanh nhậy.Về mô hình sản xuất, kinh doanh, bước đầu đã hình thành một số hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân hoặc các hộ người dân tộc tự doanh, cho thuê địa điểm, kinh doanh.
Kỹ năng sản xuất, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm bước đầu được cải tiến, sáng tạo thêm nhiều loại hình, mẫu mã mới. Từ các loại hình dệt thổ cẩm xưa là quần áo, khố và chăn, túi đựng, nay đã sáng tạo ra nhiều mặt hàng mới như thổ cẩm thời trang, dây lưng, hộp bút, vỏ điện thoại di động. Hàng mây tre đan đã hình thành 3 loại sản phẩm chính là hàng truyền thống, hàng du lịch và hàng theo thị trường, làm theo đơn hàng.
Hình thức tiếp thị, giới thiệu sản phẩm đã được chú trọng như tham dự hội chợ, triển lãm, có cơ sở đã mạnh dạn ký hợp đồng sản xuất lớn, mang lại thu nhập cho xã viên tháng từ 1-1,5 triệu đồng. Các hoạt đông khác như biểu diễn thời trang thổ cẩm, đến tận các cơ sở để tiếp thị, giới thiệu sản phẩm. Về ứng dụng khoa học công nghệ vào một số khâu, công đoạn của quá trình sản xuất như cơ giới khâu vót nan, chẻ nan và xử lý hóa chất chống ẩm mốc, mối mọt cho sản phẩm mây tre đan.
Để giải quyết thực trạng trên đã có một số mô hình, giải pháp tổng thể chung tới những mục tiêu cụ thể. Từ những phân tích những tác động tích cực, tiêu cực của quá trình hội nhập kinh tế đối với ngành nghề TCTT của các dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đăk Lăk cho thấy cần phải có những thay đổi về bản chất nhận thức, hành động của người dân địa phương và chính quyền các cấp.
Quá trình phát triển ngành nghề TCTT, hướng tới xây dựng làng nghề cần có sự chia sẻ, đồng thuận của người dân, mang lại lợi ích cho người dân và là sự nghiệp của chính người dân, trước hết là của các dân tộc thiểu số tại chỗ. Huy động sự đóng góp của toàn dân, các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tham gia vào quá trình bảo tồn và phát triển ngành nghề TCTT.
Tỉnh cần có chủ trương, kế hoạch tăng cường sự liên kết trong sản xuất và giữa khâu sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, liên kết giữa doanh nghiệp với làng nghề và mở rộng các hình thức dịch vụ cho làng nghề; đồng thời tăng cường sự liên kết, chia sẻ trách nhiệm và lợi ích giữa 3 nhà, nhà nghiên cứu khoa học với các nghệ nhân và nhà doanh nghiệp. Sự liên kết, phối hợp hiện đòi hỏi diễn ra 2 chiều giữa một bên là khối sản xuất và một bên là khối sáng chế mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm. Trước mắt Đăk Lăk cần xúc tiến thành lập Qũy phát triển Ngành nghề nông thôn và thành lập Trung Tâm chuyên nghiên cứu mẫu mã, kiểu dáng chủng loại sản phẩm và chuyển giao công nghệ-môi trường về các làng nghề thủ công.
Bảo tồn và phát triển ngành nghề TCTT phải được coi là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trước hết là của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan tham mưu, giúp việc và các hội, hiệp hội ngành nghề, các tổ chức đoàn thể trong tỉnh. Chỉ có như vậy mới có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động bảo tồn và phát triển ngành nghề TCTT, hướng tới xây dựng làng nghề bền vững trên địa bàn.
Nguồn langnghe.org.vn
Tin cùng chuyên mục
- Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề 20.10.2024 | 07:57 AM
- Hướng người dân làng nghề thực hiện sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng 30.06.2024 | 10:39 AM
- Hơn 40 năm cần mẫn nghề làm nước mắm truyền thống 31.05.2024 | 10:04 AM
- Làng hoa Vũ Chính hối hả vào vụ hoa tết 07.01.2024 | 13:47 PM
- Bảo tồn, phục hồi và phát triển làng nghề, nghề truyền thống gắn với du lịch 14.11.2023 | 16:21 PM
- Kiến Xương: Năng suất lúa vụ xuân năm 2023 ước đạt trên 71 tạ/ha 31.05.2023 | 17:07 PM
- Giữ nghề mây tre đan Phúc Thành 29.05.2023 | 15:35 PM
- Chị Hiếu “mài sắt thành vàng” 15.05.2023 | 10:13 AM
- Tiên phong nuôi ong thùng kế 24.04.2023 | 07:45 AM
- Những người dệt mùa xuân 18.01.2023 | 20:39 PM
Xem tin theo ngày
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh
- Nhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo”
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam