Hồng Việt: Sinh vật cảnh cho hiệu quả kinh tế cao
Chúng tôi gặp anh Lương Thái Học, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh (SVC) xã khi anh đang cùng hội viên bàn giải pháp tìm hướng đi mới cho cây cảnh, cây giống của địa phương. Anh Học chia sẻ: Lúc mới thành lập năm 2003, Hội SVC xã chỉ có vài hội viên, đến nay đã tăng lên 70 hội viên. Thời gian qua, mặc dù thị trường cây cảnh rơi vào trầm lắng nhưng phong trào SVC ở Hồng Việt vẫn được duy trì, phát triển, bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định cho hàng trăm gia đình. Đất ở Hồng Viêt đúng là “tất đấc, tấc vàng”, người dân trong xã tích cực cải tạo vườn tạp, chuyển đổi những diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng cây cảnh, cây thế, cây giống. Hiện toàn xã có trên 75% gia đình sống bằng nghề trồng cây, phần lớn là cây cảnh nghệ thuật, cây bonsai, cây giống. Nghề ươm cây giống, trồng cây cảnh ở đây là nghề “cha truyền con nối”, vì vậy các hội viên đều giàu kinh nghiệm, có kỹ thuật cao trong trồng, chăm sóc, cắt tỉa, tạo dáng, thế độc lạ cho cây.
Anh Nguyễn Quang Lưu thời trẻ cũng bôn ba khắp nơi với đủ nghề để kiếm sống nhưng rồi anh nhận ra rằng nghề trồng cây cảnh, ươm cây giống truyền thống của địa phương mới mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Trở về, vợ chồng anh bắt tay cải tạo vườn tạp, lấp ao trồng 4 sào cây cảnh, cây giống.
Anh Lưu chia sẻ: Làm vườn đã giúp gia đình tôi có “của ăn, của để” nên vợ chồng tôi quyết định mở rộng diện tích trồng cây cảnh lên 2 mẫu. 100% cây trong vườn là cây bon sai do tôi tự tay trồng, chăm sóc và tạo dáng, do đó có nhiều kiểu dáng độc lạ, được khách hàng ưa chuộng. Thị hiếu của người chơi cây cảnh thay đổi thường xuyên, do vậy bên cạnh việc tìm hiểu trên sách, báo, mạng thì tôi cũng tham gia các buổi tham quan các nhà vườn, địa phương trồng cây cảnh nổi tiếng trong và ngoài tỉnh, các buổi trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây cảnh do Hội SVC xã tổ chức để nâng cao tay nghề, làm ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Để giúp hội viên nâng cao kỹ thuật uốn tỉa, tạo thế cây cảnh, Hội SVC xã đã thành lập các tổ kỹ thuật truyền nghề, hàng năm đều mở các lớp tập huấn, dạy nghề cho hội viên. Bản thân hội viên cũng thường xuyên tham gia các cuộc triển lãm SVC do các cấp tổ chức, qua đó nhiều người tìm được đối tác giao thương, trao đổi, tiêu thụ sản phẩm. Giờ đây, trồng hoa, cây cảnh không chỉ là thú vui tao nhã mà còn là nghề để nhiều người phát triển kinh tế gia đình.
Anh Nguyễn Văn Lực cho biết: Ở Hồng Việt không có quá nhiều cây tầm trung và cây đại hay cây tiền tỷ mà chủ yếu là cây cảnh, cây thế mini, cây bonsai ghép đá độc đáo, đẹp mắt để người chơi mua về bày trong nhà, phòng làm việc, người ít tiền cũng có thể mua về chơi. Nhiều gia đình sở hữu hàng nghìn cây cảnh nghệ thuật như sanh, si, tùng la hán, khế, chanh, quất... Dưới bàn tay khéo léo của các nghệ nhân cây gì người chơi thích cũng có thể trở thành cây thế, trồng trên chậu, chum rất độc đáo, có giá trị vài trăm nghìn đến vài chục triệu đồng/cây. Từ chỗ chỉ có nghề ươm cây giống thì giờ đây người dân Hồng Việt đã trồng và tạo tác cây cảnh nghệ thuật, trở thành điểm đến của nhiều nhà vườn trong và ngoài tỉnh, người buôn cây và người chơi cây. Nhà nào cũng có vài sào cây, nhà nhiều thì 2 - 3 mẫu. Thu nhập từ cây cảnh của hội viên SVC người ít vài trăm triệu đồng, người nhiều nhất lên đến tiền tỷ/năm.
Nhiều năm qua, xã Hồng Việt là địa phương có phong trào SVC mạnh nhất huyện Đông Hưng, diện tích trồng hoa, cây cảnh trên 100ha, chiếm 70% tổng diện tích đất nông nghiệp. Đây cũng là nghề đem tới nguồn thu nhập chủ yếu của người dân Hồng Việt nói chung, của hội viên SVC nói riêng, đóng góp tới 80% tổng giá trị sản xuất hàng năm của xã. Thời gian tới, Hội SVC xã tiếp tục củng cố, xây dựng tổ chức hội vững mạnh làm chỗ dựa vững chắc cho hội viên, đẩy mạnh phong trào SVC, đồng thời lan tỏa phong trào trồng, chăm sóc cây xanh, cây bóng mát trong khuôn viên các cơ quan, đơn vị, trường học, các di tích lịch sử, văn hóa, góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao ở các địa phương.
Các hôi viên sinh vật cảnh xã Hồng Việt chủ yếu phát triển dòng cây cảnh bonsai, cây cảnh mini với nhiều thế độc lạ.
Trung Nghĩa
Tin cùng chuyên mục
- Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề 20.10.2024 | 07:57 AM
- Hướng người dân làng nghề thực hiện sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng 30.06.2024 | 10:39 AM
- Hơn 40 năm cần mẫn nghề làm nước mắm truyền thống 31.05.2024 | 10:04 AM
- Làng hoa Vũ Chính hối hả vào vụ hoa tết 07.01.2024 | 13:47 PM
- Bảo tồn, phục hồi và phát triển làng nghề, nghề truyền thống gắn với du lịch 14.11.2023 | 16:21 PM
- Kiến Xương: Năng suất lúa vụ xuân năm 2023 ước đạt trên 71 tạ/ha 31.05.2023 | 17:07 PM
- Giữ nghề mây tre đan Phúc Thành 29.05.2023 | 15:35 PM
- Chị Hiếu “mài sắt thành vàng” 15.05.2023 | 10:13 AM
- Tiên phong nuôi ong thùng kế 24.04.2023 | 07:45 AM
- Những người dệt mùa xuân 18.01.2023 | 20:39 PM
Xem tin theo ngày
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh
- Nhân lên truyền thống “tôn sư, trọng đạo”
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ làm công tác mặt trận nhân ngày truyền thống MTTQ Việt Nam