Làng Thổ cẩm Lăng Can
Lăng Can còn hấp dẫn du khách hơn nữa bởi nơi đây vẫn giữ được nghề truyền thống trồng bông dệt vải. Thổ cẩm Lăng Can đã đi vào thơ, vào nhạc của bao thi sĩ. Câu chuyện trồng bông dệt vải của vùng đất này đã được khắc họa trong biết bao truyền thuyết, ca ngợi sức sáng tạo và đức tính cần cù của bà con bản địa...
Cứ mỗi độ xuân về, người Tày xã Lăng Can đều tổ chức lễ hội Lồng Tồng (lễ hội xuống đồng) để tạ ơn đất trời, tạ ơn tổ tiên đã sinh ra nghề trồng bông dệt vải - một cái nghề độc nhất vô nhị của vùng rừng núi Nà Hang. Bà Nguyễn Thị Đán - một nghệ nhân dệt vải ở thôn Bản Kè - khẳng định: “Hoa văn trên thổ cẩm Lăng Can không giống bất cứ hoa văn của dân tộc nào.
Thổ cẩm Lăng Can mặc vừa mềm, vừa ấm, nhưng rất thoáng, khác hẳn với thổ cẩm của một số dân tộc khác”. Bà nói: “Phong tục nơi đây quy ước con gái khi về nhà chồng phải có đủ ít nhất 12 tấm chăn bông và 4 tấm chăn đơn. Cô gái nào đảm đang sẽ dệt được nhiều chăn và đó cũng là tiêu chí để đàn ông chọn vợ”.
Tương truyền rằng, ở bản nọ của xã Lăng Can có một cô gái con nhà nghèo, quanh năm làm lụng vất vả không có trang phục đẹp như bạn bè cùng trang lứa để đi trẩy hội ngày xuân, bị chúng bạn chê cười và xa lánh. Thương con, người mẹ chỉ biết an ủi rằng, cố mà trồng bông, dệt cho thật nhiều vuông vải để bạn bè không còn chê cười nữa. Nghe lời mẹ, cô gái ngày đêm cần cù dệt vải, chất cả đầy một góc nhà. Mùa xuân ấy, bản mở hội, cô gái trưng diện những bộ trang phục do tự tay mình làm, cùng mẹ đi trẩy hội.
Bao trai làng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp lạ kỳ của cô gái nhà nghèo ấy. Ngày hội năm ấy có một sự kiện làm cả bản xôn xao là hoàng tử chán cảnh sống ở cung đình đã cùng quần thần đi du ngoạn ở vùng sơn cước. Hoàng tử ngất ngây trước vẻ đẹp của núi rừng và vẻ đẹp của những cô gái Tày Lăng Can. Hoàng tử bèn nảy ra việc tổ chức kén vợ. Thế là, cô gái con nhà nghèo ấy đã lọt vào mắt xanh của hoàng tử, nhưng nàng nhất mực khước từ, xin ở lại bản để được phụng dưỡng mẹ già. Thương người con gái hiếu thảo, hoàng tử ra lệnh cho dân cả vùng phải giữ lấy nghề trồng bông dệt vải.
Nguồn langnghe.org
Tin cùng chuyên mục
- Sắc xuân trên làng hoa, cây cảnh ở Đông Hưng 17.01.2025 | 08:56 AM
- Làng hoa cây cảnh Quỳnh Hồng tất bật vào tết 30.12.2024 | 16:03 PM
- Vườn đào Minh Tân vào mùa tuốt lá 09.12.2024 | 08:43 AM
- Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề 20.10.2024 | 07:57 AM
- Hướng người dân làng nghề thực hiện sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng 30.06.2024 | 10:39 AM
- Hơn 40 năm cần mẫn nghề làm nước mắm truyền thống 31.05.2024 | 10:04 AM
- Làng hoa Vũ Chính hối hả vào vụ hoa tết 07.01.2024 | 13:47 PM
- Bảo tồn, phục hồi và phát triển làng nghề, nghề truyền thống gắn với du lịch 14.11.2023 | 16:21 PM
- Kiến Xương: Năng suất lúa vụ xuân năm 2023 ước đạt trên 71 tạ/ha 31.05.2023 | 17:07 PM
- Giữ nghề mây tre đan Phúc Thành 29.05.2023 | 15:35 PM
Xem tin theo ngày
-
Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
- Kiểm tra công tác chuẩn bị phương án bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp tại thành phố Thái Bình
- Đẩy mạnh ứng dụng, nhân rộng các giải pháp sáng tạo kỹ thuật trong sản xuất, đời sống xã hội
- Đối thoại với các doanh nghiệp tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh
- Thủ tướng Chính phủ làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình
- Khởi công dự án tuyến đường cao tốc CT.08, đoạn qua tỉnh Nam Định - Thái Bình và dự án khu công nghiệp Hưng Phú
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Cả nước đã hỗ trợ xóa gần 209.000 nhà tạm, nhà dột nát