Thứ 7, 03/08/2024, 07:20[GMT+7]

Dệt Phương La: Gian nan đi tìm lời giải

Thứ 2, 04/07/2016 | 15:11:27
849 lượt xem
Khi nền kinh tế đất nước hội nhập, làng nghề Phương La có điều kiện phát triển nhanh và mạnh. Các sản phẩm của làng nghề không chỉ được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng mà bạn hàng nhiều nước và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan tin dùng. Trước nhu cầu về mặt bằng để mở rộng quy mô của các cơ sở sản xuất trong làng nghề, năm 2002, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch Cụm công nghiệp (CCN) Phương La tại xã Thái Phương, từ đó giúp doanh nghiệp yên tâm sản xuất, làm giàu và g

Ô nhiễm trên sông Đồng Buộm.

BÀI 2: CHUYỂN NHƯỢNG ĐẤT TẠI CỤM CÔNG NGHIỆP PHƯƠNG LA - NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT 

Chủ trương quy hoạch CCN Phương La nhận được sự đồng thuận cao, đáp ứng mong mỏi của người dân, các cơ sở sản xuất trong làng nghề. Theo ông Đinh Văn Chiến, Giám đốc Công ty TNHH Mỹ Hoa, khi nền kinh tế phát triển, dân số ngày một tăng, nhà cửa, đường sá ngày càng chật chội, do đó các hộ sản xuất trong làng nghề đều mong muốn có khu vực sản xuất riêng biệt. Bản thân gia đình tôi chỉ có vài trăm m2 đất vừa làm xưởng sản xuất vừa là chỗ ở cho các thành viên trong gia đình nên rất bất tiện trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, doanh nghiệp muốn phát triển thì bên cạnh vấn đề vốn, việc mở rộng mặt bằng sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu. Do đó, khi tỉnh có chủ trương quy hoạch CCN, chúng tôi rất phấn khởi, đồng tình ủng hộ. Phó Chủ tịch UBND xã Thái Phương Trần Bá Cao cho biết: Làng nghề Phương La hình thành, phát triển hàng trăm năm nay, tuy nhiên công tác vệ sinh môi trường, mặt bằng sản xuất, hệ thống giao thông, điện… không đáp ứng yêu cầu. Do vậy, việc quy hoạch CCN Phương La với quy mô hơn 10ha nhằm giải quyết nhu cầu sản xuất tại chỗ cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất cũng như phát huy hơn nữa tiềm năng, lợi thế làng nghề truyền thống của địa phương là cần thiết vì thế từ xã đến thôn đã tích cực vào cuộc tuyên truyền, vận động nhân dân hai thôn Phương La 2 và Phương La 3 có ruộng đất nằm trong quy hoạch được tỉnh phê duyệt, tạo điều kiện về mặt bằng cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.

Nghề dệt chiếm gần 50% số làng nghề của huyện Hưng Hà.

Không có cơ sở pháp lý để đòi đất

Ngay sau khi UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch CCN Phương La, các doanh nghiệp đã tiến hành gặp gỡ với các hộ dân để thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Sau khi các doanh nghiệp thực hiện xong công tác GPMB, UBND tỉnh, UBND huyện Hưng Hà ra quyết định thu hồi diện tích đất thuộc CCN Phương La giao đất cho các doanh nghiệp đó thuê đến hết ngày 31/12/2020 hoặc 31/12/2030 theo quy định của pháp luật về đất đai; các doanh nghiệp phải nộp tiền thuê đất hàng năm. Hiện tại, các doanh nghiệp thuộc CCN đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trong quá trình thỏa thuận với người dân, một số doanh nghiệp tự thỏa thuận chuyển quyền sử dụng đất trong 10 năm (đến năm 2013). Việc thỏa thuận này không có trong hồ sơ lưu trữ tại Sở Tài nguyên và Môi trường. Theo ông Trần Duy Hùng, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, việc các hộ gia đình, cá nhân và chủ doanh nghiệp tự thỏa thuận chuyển quyền sử dụng đất đến năm 2013 là không đúng quy định của pháp luật vì trong Luật Đất đai qua các thời kỳ không có quy định về tạm chuyển nhượng hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất có thời hạn rồi trả lại chủ cũ. Hơn nữa, Khoản 2, Điều 74, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai năm 2013 cũng quy định rõ: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo quy định… Như vậy, trong trường hợp này người dân đã không còn quyền và nghĩa vụ đối với diện tích doanh nghiệp đã được nhà nước cho thuê. Do đó, không có lý do gì mà người dân lại kéo đến trước cổng doanh nghiệp để đòi lại đất. Ông Đinh Đức Cải, Giám đốc Xí nghiệp Dệt may Nam Thành cho biết: Việc thành lập CCN Phương La là chủ trương của tỉnh, huyện, xã. Thực tế, các doanh nghiệp có thỏa thuận nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp với các hộ dân và đã trả tiền đầy đủ theo thỏa thuận, nhiều doanh nghiệp, trong đó có Xí nghiệp dệt may Nam Thành đã trả các hộ dân số tiền vượt giá đền bù theo quy định của nhà nước tại thời điểm đó. Doanh nghiệp thuê đất, trả tiền thuê đất hàng năm với nhà nước theo đúng quy định, không có tranh chấp với các hộ dân và đã được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, chúng tôi rất mong muốn và đề nghị các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm giúp doanh nghiệp yên tâm sản xuất, không ảnh hưởng đến việc làm cho hàng nghìn lao động cũng như uy tín của doanh nghiệp với các đối tác nước ngoài.

Doanh nghiệp hỗ trợ cho người dân

Xuất phát từ việc người dân hiểu việc thuê đất chỉ tính đến hết năm 2013, còn sau đó doanh nghiệp muốn thuê đất tiếp phải thỏa thuận lại với các hộ dân, hết năm 2013, căn cứ vào những thỏa thuận giữa các bên có sự xác nhận của chính quyền cơ sở nên người dân tiếp tục đòi quyền lợi của mình. Về vấn đề này, ông Trần Xuân Ứng, Giám đốc Công ty Dệt may xuất khẩu Thành Công mong muốn các cơ quan có thẩm quyền xem xét và thực hiện theo quy định của nhà nước, theo mặt bằng chung của các doanh nghiệp trong huyện, tỉnh và cả nước để ổn định tình hình tại địa phương, giúp doanh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất, kinh doanh. Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà Nguyễn Thanh Tuyền cho biết: Sau khi nhận được đơn kiến nghị của người dân, UBND huyện Hưng Hà đã chỉ đạo các ngành tham mưu để tập trung giải quyết, quá trình giải quyết đã thường xuyên báo cáo xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của các sở, ngành chuyên môn của tỉnh, nhiều lần tổ chức đối thoại giữa người dân, doanh nghiệp và các cơ quan liên quan để tuyên truyền, giải thích rõ về chính sách, pháp luật về đất đai; phân tích rõ những nội dung chưa đúng trong việc kiến nghị của các hộ dân; đồng thời, tổ chức các cuộc đối thoại giữa doanh nghiệp với người dân để khuyến khích doanh nghiệp và hộ dân thống nhất giải quyết hài hòa về quyền và lợi ích của các bên. Thời gian tới, huyện sẽ tập trung giải quyết dứt điểm, tránh những bức xúc của nhân dân gây mất ổn định tình hình tại địa phương.

(Còn nữa)

Minh Nguyệt

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày