Minh Lãng: Nỗi lo nghề thêu
Từ năm 1980 đến năm 2005 là giai đoạn nghề thêu ở Minh Lãng phát triển cực thịnh. Cả xã là một công xưởng lớn. Ngày đó, nhà nào cũng có ít nhất một khung thêu, rất nhiều nhà có từ 2 - 3 khung thêu. Từ thiếu niên, nhi đồng đến các cụ cao niên ai cũng biết thêu và làm nghề thêu. Hàng chục cơ sở, tổ hợp sản xuất và doanh nghiệp thêu ra đời giải quyết việc làm cho khoảng 2.500 hộ với hơn 4.000 lao động trong xã và hàng nghìn lao động các địa phương khác của huyện Vũ Thư. Với tay nghề điêu luyện và kỹ thuật thêu tinh xảo, các sản phẩm thêu của Minh Lãng có mặt ở thị trường khắp cả nước và xuất khẩu sang các nước: Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc..., mỗi năm mang về cho địa phương hàng trăm tỷ đồng.
Nhớ lại thời hoàng kim của làng nghề, ông Nguyễn Cao Bính, thôn Bùi Xá cho biết: Sản phẩm của làng nghề làm ra đến đâu tiêu thụ hết tới đó và mang lại thu nhập cao cho các hộ sản xuất. Không chỉ làm ban ngày, đêm đêm nhà nào cũng sáng đèn và các tay kim miệt mài bên khung thêu. Nhưng từ năm 2005 đến nay, nghề thêu thủ công bước vào thời kỳ khủng hoảng, số người làm nghề giảm còn một nửa và sản phẩm làm ra cũng chỉ ở mức hơn 50% so với trước.
Nghề thêu đang đứng trước mai một là nỗi trăn trở của các nghệ nhân thêu và cấp ủy, chính quyền địa phương xã Minh Lãng.
Là một trong những người góp sức lớn cho làng nghề phát triển, ông Hoàng Đình Chiêm, Giám đốc Công ty TNHH Tuấn Dương cho biết: Mẫu mã và chất lượng sản phẩm thêu của bà con ngày càng nâng lên nhưng thị trường tiêu thụ lại thu hẹp dần khiến cho doanh nghiệp phải cắt giảm lao động trực tiếp và lao động vệ tinh. Cứ với đà này, Công ty cũng khó có thể trụ được.
Nếu như trước đây xã Minh Lãng có hơn 40 công ty và tổ sản xuất thêu thì nay chỉ còn 10 công ty và 4 tổ sản xuất. Theo các chủ doanh nghiệp, nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm số công ty, tổ sản xuất là do thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước giảm sút. Một số thị trường xuất khẩu truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc bị thu hẹp dần vì sản phẩm thêu thủ công không thể cạnh tranh về giá so với sản phẩm thêu bằng máy. Người tiêu dùng chưa hiểu hết giá trị của sản phẩm thêu thủ công nên chưa trân trọng và sử dụng. Thu nhập của người lao động nghề thêu thấp (chỉ đạt 4 - 4,5 triệu đồng/người/tháng) cộng với sự xâm nhập của các doanh nghiệp may mặc công nghiệp về nông thôn với mức lương cao đã khiến cho nhiều lao động trẻ, lành nghề rời bỏ nghề thêu chuyển sang nghề may; số tay kim còn lại của làng nghề chủ yếu là người trung niên, cao tuổi và học sinh.
Ông Nguyễn Thế Phơn, cán bộ địa chính - giao thông - công thương - xây dựng xã Minh Lãng cho biết: Nguyên nhân nữa dẫn tới làng nghề mai một là do trình độ quản lý của các doanh nghiệp, tổ sản xuất còn hạn chế, chất lượng tay nghề của người thợ thủ công không cao, không đồng đều và việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu tập thể thêu Minh Lãng chưa thực hiện được khiến cho sản phẩm làm ra khó tiếp cận, cạnh tranh và mở rộng được thị trường. Chúng tôi rất mong các cấp, các ngành quan tâm hỗ trợ cho địa phương trong công tác tập huấn, đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động và xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm tới các thị trường trong và ngoài nước.
Nỗi lo mai một của làng nghề thêu Minh Lãng cũng là nỗi lo chung của huyện Vũ Thư. Ông Tô Thế Hệ, Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Vũ Thư chia sẻ: Trong 15 làng nghề được tỉnh công nhận thì 7 làng nghề có nghề chính là thêu thủ công. Làng nghề Minh Lãng đóng vai trò trung tâm đầu mối truyền nghề, tiêu thụ sản phẩm thêu cho 6 làng nghề còn lại nên sự suy giảm của làng nghề thêu Minh Lãng kéo theo các làng nghề khác hoạt động lay lắt, cầm chừng.
Khắc Duẩn
Tin cùng chuyên mục
- Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề 20.10.2024 | 07:57 AM
- Hướng người dân làng nghề thực hiện sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng 30.06.2024 | 10:39 AM
- Hơn 40 năm cần mẫn nghề làm nước mắm truyền thống 31.05.2024 | 10:04 AM
- Làng hoa Vũ Chính hối hả vào vụ hoa tết 07.01.2024 | 13:47 PM
- Bảo tồn, phục hồi và phát triển làng nghề, nghề truyền thống gắn với du lịch 14.11.2023 | 16:21 PM
- Kiến Xương: Năng suất lúa vụ xuân năm 2023 ước đạt trên 71 tạ/ha 31.05.2023 | 17:07 PM
- Giữ nghề mây tre đan Phúc Thành 29.05.2023 | 15:35 PM
- Chị Hiếu “mài sắt thành vàng” 15.05.2023 | 10:13 AM
- Tiên phong nuôi ong thùng kế 24.04.2023 | 07:45 AM
- Những người dệt mùa xuân 18.01.2023 | 20:39 PM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật
- Họp Ban Cán sự đảng UBND tỉnh
- Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Cán sự đảng UBND tỉnh với Ban Cán sự đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận về các dự thảo nghị quyết
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp xúc cử tri tại thành phố Thái Bình
- Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của kỳ họp thứ tám
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng Sở Giáo dục và Đào tạo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại xã Vũ Lăng
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Trường Tiểu học và THCS Đông Vinh