Bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại làng nghề
Làng Vế, xã Canh Tân (Hưng Hà) có gần 600 hộ làm nghề mộc, giải quyết việc làm cho hơn 2.000 lao động với thu nhập bình quân từ 3 - 7 triệu đồng/người/tháng, doanh thu hàng năm đạt bình quân 110 tỷ đồng. Kinh tế phát triển, hàng loạt máy móc được đưa vào sử dụng thay thế sức lao động. Tuy nhiên, bên cạnh việc tăng năng suất lao động, làm ra nhiều sản phẩm thì nguy cơ mất ATVSLĐ cũng tăng cao. Hầu hết các chủ cơ sở trong thôn sử dụng máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động nhưng không khai báo. Người vận hành máy móc cũng chưa được tập huấn về ATVSLĐ. Ngoài ra, nghề mộc cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tiếng ồn, bụi, đặc biệt là hóa chất độc hại như sơn PU. Là Bí thư Chi bộ thôn Vế Đông, ông Nguyễn Văn Thiết rất trăn trở trước những nguy cơ mất ATVSLĐ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống của người dân. “Nghề mộc, ngoài việc sử dụng nhiều máy móc thì rất bụi và độc, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Đã có nhiều người trong thôn, nhất là chị em phụ nữ bị viêm phế quản, ung thư tuyến giáp phải đi bệnh viện và gia tăng những năm gần đây” - ông Thiết cho biết.
Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, xã Hồng Thái (Kiến Xương) có trên 150 tổ sản xuất với gần 2.000 lao động làm nghề và hàng nghìn lao động thời vụ. Bên cạnh việc không tuân thủ các quy định về ATVSLĐ như người vận hành máy móc chưa được tập huấn về an toàn lao động thì nhận thức của NLĐ về ATVSLĐ cũng hạn chế. Nghệ nhân nhân dân Nguyễn Văn Ngoan, Chủ tịch Chi hội Chạm bạc mỹ nghệ Đồng Xâm cho biết: NLĐ đến làm việc đều được chủ cơ sở trang bị bảo hộ lao động như làm đột dập có găng tay, mài bụi có khẩu trang nhưng nếu chủ cơ sở không nhắc nhở NLĐ cũng không sử dụng. Đó là những nguyên nhân dẫn đến mất ATVSLĐ, tai nạn lao động.
Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, năm 2018, toàn tỉnh xảy ra 19 vụ tai nạn lao động, làm chết 19 người; 9 tháng đầu năm 2019 xảy ra 40 vụ, làm chết 8 người, trong đó có những vụ tai nạn lao động xảy ra tại các làng nghề, cơ sở sản xuất, kinh doanh ở địa phương. Theo ông Tăng Quốc Sử, Trưởng phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội), nguyên nhân của những hạn chế về công tác ATVSLĐ trong khu vực làng nghề thời gian qua là do mô hình tổ chức quản lý ATVSLĐ khu vực phi chính thức ở cơ sở chưa cụ thể, rõ ràng; chưa phân định rõ trách nhiệm của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể ở cơ sở; quy hoạch cơ sở sản xuất, kinh doanh trong làng nghề thiếu đồng bộ; ý thức trách nhiệm của người quản lý, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh và NLĐ còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là chế tài áp dụng biện pháp xử lý, xử phạt về ATVSLĐ trong khu vực làng nghề chưa đồng bộ.
Trước thực trạng trên, thực hiện Luật An toàn, vệ sinh lao động, tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã có nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện, trong đó có hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo đảm ATVSLĐ khu vực phi chính thức. Năm 2018, Sở đã tập huấn, huấn luyện ATVSLĐ cho trên 1.300 lao động, hỗ trợ 2 làng nghề mô hình quản lý ATVSLĐ. Từ đầu năm đến nay, Sở đã tập huấn nâng cao năng lực ATVSLĐ cho 77 cán bộ cấp tỉnh, huyện; huấn luyện nghiệp vụ về ATVSLĐ cho 130 cán bộ quản lý doanh nghiệp và cán bộ làm công tác ATVSLĐ tại doanh nghiệp; huấn luyện ATVSLĐ cho 380 người, trong đó có cán bộ quản lý cấp xã và quản lý làng nghề; 360 người là chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong làng nghề của các huyện Kiến Xương, Vũ Thư, Đông Hưng. Tuy nhiên, kết quả thực hiện trong khu vực này còn nhiều hạn chế, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ATVSLĐ, tai nạn lao động.
Theo ông Tăng Quốc Sử, để giải quyết những hạn chế trong công tác ATVSLĐ tại các cơ sở, làng nghề cần phải có những giải pháp đồng bộ của cơ quan quản lý và chính quyền địa phương; đồng thời, mỗi chủ cơ sở và NLĐ tự nâng cao ý thức và tự trang bị cho cơ sở và bản thân những vấn đề cơ bản nhất trong công tác ATVSLĐ, phòng tránh bệnh nghề nghiệp và phòng, chống cháy, nổ để triệt tiêu các nguy cơ mất an toàn, bảo đảm sự phát triển bền vững cho chính mình và cộng đồng.
Nguyễn Cường
Tin cùng chuyên mục
- Phát triển sản phẩm OCOP từ tinh hoa làng nghề 20.10.2024 | 07:57 AM
- Hướng người dân làng nghề thực hiện sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng 30.06.2024 | 10:39 AM
- Hơn 40 năm cần mẫn nghề làm nước mắm truyền thống 31.05.2024 | 10:04 AM
- Làng hoa Vũ Chính hối hả vào vụ hoa tết 07.01.2024 | 13:47 PM
- Bảo tồn, phục hồi và phát triển làng nghề, nghề truyền thống gắn với du lịch 14.11.2023 | 16:21 PM
- Kiến Xương: Năng suất lúa vụ xuân năm 2023 ước đạt trên 71 tạ/ha 31.05.2023 | 17:07 PM
- Giữ nghề mây tre đan Phúc Thành 29.05.2023 | 15:35 PM
- Chị Hiếu “mài sắt thành vàng” 15.05.2023 | 10:13 AM
- Tiên phong nuôi ong thùng kế 24.04.2023 | 07:45 AM
- Những người dệt mùa xuân 18.01.2023 | 20:39 PM
Xem tin theo ngày
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật
- Công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ
- Tổng Bí thư Tô Lâm trao đổi chuyên đề đặc biệt quan trọng, định hướng phát triển đất nước
- Khai mạc hội chợ nông nghiệp quốc tế khu vực đồng bằng Bắc Bộ năm 2024
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
- Thông cáo báo chí Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII
- Quốc hội thảo luận về các dự án luật
- Đồng chí Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật