Quy định mới về thức ăn đường phố: Có khó thực hiện?
Một điều không thể phủ nhận là hiện nay, những quán ăn vỉa hè đang đáp ứng nhu cầu ăn uống của một bộ phận không nhỏ người dân vì sự tiện lợi và giá cả phải chăng. “Mình thấy ăn mấy quán vỉa hè quen vừa ngon, lại rẻ. Nhiều người có thói quen ăn vỉa hè, vào nhà hàng đắt mà chưa chắc đã ngon”, anh Lê Hoài
Bài toán vừa khuyến khích kinh doanh vừa phải quản được chất lượng
Khi hỏi về điều kiện kinh doanh thực phẩm đường phố của Bộ Y tế sẽ có hiệu lực vào ngày 20/1 tới, đa phần người bán hàng có chung câu trả lời “Chưa biết rõ quy định thế nào, lúc nào cấm bán ở đây thì chạy hàng chỗ khác,...”.
Chưa được phổ biến về các quy định tại Thông tư 30/2012/NĐ-CP nhưng chị Trần Thị Linh, chủ quán bún chả trên đường Trần Quốc Toản (Hà Nội) nghĩ rằng các quy định này tính khả thi chưa cao. Chị Linh cho biết, đa số chủ các quán ăn vỉa hè là những người có điều kiện khó khăn, dựa vào bán hàng ăn để kiếm sống, do đó họ không thể có nhiều vốn để thuê ki-ốt hay cửa hàng, thậm chí không có nhiều tiền để để sắm đầy đủ các trang thiết bị theo quy định như Thông tư nêu.
Còn băn khoăn của chị Bùi Liên, chủ hàng bún ốc trên đường Hàng Bông (Hà Nội) là việc quản lý thực phẩm tươi sống hiện nay chưa đảm bảo nhưng lại yêu cầu các quán ăn, đặc biệt là quán ăn đường phố phải đạt được những tiêu chuẩn như nguyên liệu phải có hoá đơn chứng minh nguồn gốc xuất xứ…
Chị Lương Thanh Loan (Hàng Chiếu, Hà Nội) cho rằng, quán ăn vỉa hè thể hiện một phần của cuộc sống hiện nay. Do đó, cần có những quy định phù hợp để vừa khuyến khích được loại hình kinh doanh đáp ứng nhu cầu người dân đồng thời lại vừa phải quản được chất lượng, làm sao thức ăn đường phố vừa ngon vừa an toàn”, chị Loan nói.
Chế tài cần nhưng đã đủ?
Rất nhiều ý kiến cho rằng rõ ràng những quy định đưa ra là cần thiết để quản lý và chấn chỉnh tình trạng kinh doanh thức ăn đường phố.
Như chia sẻ của anh Nguyễn Hoàng Trung, chủ cửa hàng phở tại phố Thi Sách, thực tế, tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng thức ăn, thực phẩm đường phố ở Hà Nội cũng như các địa phương khác lâu nay đã trở thành chuyện thường ngày.
Không chỉ có vậy, tại nhiều nơi, thức ăn dù sống hay chín được bày bán tràn lan trên vỉa hè, cổng chợ, các bến xe, trước cổng trường học, cơ quan, xí nghiệp, nơi đông người qua lại, thậm chí ngay trên miệng cống hay bên cạnh mương thoát nước thải, vừa không an toàn lại mất mỹ quan đô thị.
“Tuy nhiên phải có giải pháp để hướng dẫn và hỗ trợ người kinh doanh thực hiện, không nên chỉ ra quy định rồi bỏ ngỏ”, ông Trung suy nghĩ.
Còn chị Quản Ngọc Ly (Cửa Đông, Hà Nội) kiến nghị, bên cạnh ra các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm với quán ăn đường phố, Nhà nước nên xem xét việc triển khai mô hình tập trung các quán ăn đường phố một địa điểm cố định, do thực tế các quán ăn vỉa hè, đặc biệt là gánh hàng rong, thường di chuyển từ địa bàn này sang địa bàn khác, rất khó quản lý và kiểm tra.
Chị Ly kiến nghị, các địa điểm này có thể do doanh nghiệp hoặc cá nhân đại diện quản lý tập trung, thuê, mượn mặt bằng đảm bảo cung cấp nước sạch, bố trí các khu chế biến ăn uống hợp vệ sinh. Người bán hàng được tham gia các lớp tập huấn để cung cấp kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, được khám sức khỏe, xét nghiệm định kỳ.
Chị Ly cho biết, mô hình này đã được áp dụng tại
Tuy nhiên từ góc độ của luật sư, ông Quản Văn Minh, Uỷ viên Ban chấp hành TW Hội luật gia Việt Nam cho rằng, những quy định đưa tại Thông tư 30/2012/NĐ-CP áp dụng vào thực tế có thể sẽ gây khó khăn với chính người bán hàng và đặt ra những thách thức với cấp quản lý trong việc triển khai quy định thời gian tới.
Việc này đòi hỏi Bộ Y tế phải có sự phối hợp chặt chẽ với các UBND, chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền, cung cấp hoạt động bổ trợ hướng dẫn khám sức khỏe, tập huấn, cấp giấy chứng nhận về tập huấn an toàn thực phẩm cho người kinh doanh.
“Ngoài ra, cần quy định cụ thể hơn về thẩm quyền kiểm tra và xử lý vi phạm trong vấn đề này, hay có các chế tài xử phạt cụ thể để áp dụng khi có vi phạm, mang ý nghĩa răn đe”, Luật sư Minh đề xuất.
Theo chinhphu.vn
Tin cùng chuyên mục
- Đổi mới sáng tạo ở báo Đảng: Dám nghĩ, dám làm, sẽ có đột phá 21.06.2024 | 11:20 AM
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam hiện nay 14.11.2023 | 14:24 PM
- Trường Chính trị tỉnh Thái Bình: Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị 01.10.2023 | 11:20 AM
- Xây vững “cội nguồn, gốc rễ” của Đảng 02.09.2023 | 08:24 AM
- Vận dụng chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về sở hữu và thành phần kinh tế trong tác phẩm Thường thức chính trị 04.08.2023 | 09:25 AM
- Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam hiện nay 12.09.2023 | 11:41 AM
- Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2030 24.11.2021 | 14:10 PM
- Liên kết - Hướng đi hiệu quả cho nông nghiệp 26.07.2021 | 08:22 AM
- Sức hấp dẫn của tác phẩm báo chí đa phương tiện 24.12.2020 | 15:16 PM
- Giá trị của văn hóa lãnh đạo Hồ Chí Minh và xây dựng văn hóa lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay 11.12.2020 | 09:35 AM
Xem tin theo ngày
- Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Moskva, LB Nga
- Đầu tư trên 9.680 tỷ đồng xây dựng dự án phát triển nhà ở Khu đô thị mới Kiến Giang
- Rà soát, bảo đảm việc điều chỉnh các chỉ tiêu sử dụng đất sát nhu cầu thực tiễn
- Cần đẩy nhanh hơn nữa tiến độ đầu tư một số khu công nghiệp
- Nghị quyết số 1201/NQ-UBTVQH15 ngày 28/9/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thái Bình giai đoạn 2023 – 2025
- Đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân ngày càng trở thành rường cột, chỗ dựa của nền kinh tế tỉnh
- Hội nghị trực tuyến về triển khai thi hành các luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản
- 59 tập thể, cá nhân được khen thưởng trong phong trào thi đua "Cựu chiến binh gương mẫu" giai đoạn 2019 – 2024
- Phấn đấu thực hiện thắng lợi toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2024 tạo đà cho năm 2025
- Hội Doanh nghiệp thành phố Thái Bình: Tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2028