Quê hương, gia đình với việc hình thành tư tưởng cách mạng vô sản của lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh
Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động tới lập trường quan điểm của lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh
Vào giữa thế kỷ thứ XIX, đầu thế kỷ XX phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thống trị ở Anh, Pháp, Đức và một số nước khác ở Tây Âu. Ở các nước này, giai cấp tư sản tăng cường áp bức, bóc lột giai cấp công nhân. Mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trở nên gay gắt. Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đối với chủ nghĩa tư bản đòi hỏi phải có lý luận tiên phong dẫn đường. Để đáp ứng đòi hỏi đó, chủ nghĩa Mác ra đời với Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848). Lý luận của chủ nghĩa Mác khẳng định sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân là lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội mới, xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa, đặt ách thống trị thực dân ở khắp các nước Á, Phi và Mỹ Latinh. Thế giới hình thành mâu thuẫn mới: “Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc, thực dân cùng với mâu thuẫn vốn có trong lòng chế độ tư bản chủ nghĩa đó là mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản”. Nó trở thành điều kiện khách quan cho phép phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa gắn bó với phong trào cách mạng của giai cấp công nhân ở các nước tư bản.
Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga (năm 1917) thành công đã biến lý luận của chủ nghĩa Mác thành hiện thực. Cách mạng Tháng Mười Nga đã cổ vũ lớn lao đối với cách mạng thế giới, nhất là cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
Ở trong nước, năm 1858 đế quốc Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã nhu nhược đầu hàng, nước ta trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.
Các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta đã liên tục nổ ra, các lập trường tư tưởng cứu nước đã diễn ra theo các khuynh hướng khác nhau:
Trước hết là lập trường giai cấp phong kiến điển hình là phong trào Cần Vương dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước phát triển rầm rộ, nhưng cũng chỉ kéo dài được đến năm 1896. Tuy các sĩ phu giàu lòng yêu nước, nhưng không có khả năng vạch ra được giải pháp mới phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và xu thế phát triển của thời đại. Đến cuối thế kỷ thứ XIX, các phong trào yêu nước chống Pháp theo hệ tư tưởng lập trường phong kiến đều bị thất bại.
Cùng với phong trào Cần Vương là các trào lưu theo lập tư tưởng dân chủ tư sản trên thế giới dồn dập dội vào nước ta: tiêu biểu là các phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, Đông Kinh Nghĩa Thục của Lương Văn Can, cải cách dân chủ của Phan Châu Trinh, phong trào chống thuế ở Trung Kỳ... Sau một thời gian phát triển rầm rộ, các phong trào trên cũng nối tiếp nhau tan rã trước sự đàn áp man rợ của đế quốc Pháp. Mặc dù còn thụ động, ấu trĩ, chưa tin vào sức mạnh của chính dân tộc mình, mà nặng về cầu viện, cải cách, nhưng giải pháp mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản chí ít cũng đặt vấn đề của dân tộc Việt Nam trong mối quan hệ quốc tế và thời đại nhất định.
Trào lưu lập trường cách mạng tư sản của giai cấp tư sản Việt Nam mà đại diện là các lãnh tụ Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính, Nguyễn Khắc Nhu với sự hoạt động của Nam Đồng Thư xã, Việt Nam Quốc Dân đảng và Khởi Nghĩa Yên Bái (2/1930).
Đặc biệt phong trào cách mạng theo lập trường tư tưởng cách mạng vô sản cũng đã xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 20 của thế kỷ XX. Sau khi tìn ra con đường cứu nước đứng trên lập trường cách mạng vô sản 7/1920 Nguyễn Ái Quốc đã bắt tay vào quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác về nước thông qua hoạt động của tổ chức Hội Việt Nam cách mạnh thanh niên được thành lập 6/1925 tại Quảng Châu – Trung Quốc.
Hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã tác động tới nhận thức của những người yêu nước Việt Nam trong đó có đồng chí Nguyễn Đức Cảnh. Giữa lúc nhiệt huyết của một chàng trai yêu nước chưa tìm ra được hướng đi cho mình thì chủ nghĩa yêu nước chân chính và thuần túy của Nguyễn Đức Cảnh đã bắt gặp lý tưởng cách mạng vô sản.
Sự ảnh hưởng của quê hương
Đồng chí Nguyễn Đức Cảnh sinh ra ở làng Diêm Điền, thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Đây là vùng quê vốn có truyền thống lịch sử, văn hóa và cũng chính nơi đây đã nuôi dưỡng tinh thần, khí phách cho người cộng sản Nguyễn Đức Cảnh.
Từ xưa đến nay, tỉnh Thái Bình từng được biết đến là một miền quê giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Ngay từ buổi đầu dựng nước, vào năm 40 sau công nguyên, hưởng ứng lời kêu gọi của Hai Bà Trưng, nhiều anh hùng hào kiệt ở Thái Bình đã nổi dậy phất cờ khởi nghĩa chống lại chế độ cai trị hà khắc của nhà Đông Hán. Tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa của Vũ Thị Thục ở Tiên La Trang (nay là xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà), dưới ngọn cờ “Phù Trưng phạt Hán”….
Ngay từ thời phong kiến Lê – Trịnh phân tranh, các cuộc khởi nghĩa như khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (Hoàng Xá – Nguyên Xá – Vũ Thư) đã nổ ra và kéo dài đến 15 năm (là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất ở Việt Nam vào thế kỷ 18). Thời Minh Mệnh (Nguyễn Gia Long) cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành kéo dài 17 năm, từ 1811 đến 1827.
Nhằm hưởng ứng phong trào Cần Vương, hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Thái Bình đã nổ ra và có tiếng vang lớn, tiêu biểu như cuộc nổi dậy của Bang Tốn; Tú Soạn; Đề Dần, Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm ở Hưng Hà. Hay Đốc Nhưỡng, Đốc Đen, Phạm Huy Quang ở Đông Hưng….Bên cạnh đó còn có thể kể đến những người con đất Thái Bình tham gia các phong trào chống Pháp như Phạm Thế Hiển cùng với Nguyễn Tri Phương chống Pháp ở Quảng Nam – Đà Nẵng, sau đó vào Gia Định. Hay Ngô Quang Bích chống Pháp ở khu vực Tây Bắc, Đề đốc Tạ Quang Hiện chỉ huy chống Pháp ở Thái Bình, Nam Định, Quảng Yên, Bắc Ninh.
Sau khi phong trào Cần Vương tan rã, nổi lên là phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, Việt Nam quang phục hội cũng đã thu hút được đông đảo các nhà chí sĩ yêu nước là người dân Thái Bình tham gia.
Tiếp nối truyền thống của các bậc đi trước, ngay từ khi còn là một học sinh, cho đến khi là công nhân nhà in tại Hà Nội, Nguyễn Đức Cảnh đã gia nhập đội ngũ công nhân – từ đây Nguyễn Đức Cảnh càng hiểu sâu sắc về giai cấp công nhân, về những nỗi bất công thống khổ mà họ gánh chịu, lập trường của giai cấp công nhân đã được thấm nhuần vào con người yêu nước đầy ý chí cách mạng này.
Tháng 6 năm 1927 Tổng bộ Thanh niên cách mạng đồng chí hội Hà Nội được thành lập. Nguyễn Đức Cảnh được cử sang Quảng Châu dự lớp chính trị của Tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội do đồng chí Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Qua học tập, Nguyễn Đức Cảnh càng hiểu sâu sắc về lập trường cứu nước cách mạng vô sản của giai cấp công nhân, đánh dấu sự chuyển mình trong lập trường quan điểm cách mạng của đồng chí Nguyễn Đức Cảnh .
Như vậy có thể nói chính cái nôi của quê hương Thái Bình giàu truyền thống yêu nước và chống áp bức bất công đã tác động mạnh mẽ tới việc hình thành ý chí cách mạng và lý tưởng cộng sản của lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh.
Sự ảnh hưởng từ gia đình
Thân phụ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là ông Nguyễn Đức Tiết người làng Diêm Điền, tổng Hộ Đội, huyện Thụy Anh (nay là thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy) là một nhà nho nghèo đầy khí tiết được nhiều người mến mộ. Năm 1888 Nguyễn Đức Tiết đỗ cử nhân, nhưng ở thời điểm đó thì triều đình phong kiến Việt Nam đã nhu nhược đầu hàng và bán nước ta cho thực dân Pháp. Ông vốn là người cương trực, khẳng khái bất bình với sự đầu hàng hèn nhát của triều đình phong kiến nhà Nguyễn, với tinh thần yêu nước ông đã không ra làm quan mà về quê mở trường dạy học để góp phần mở mang dân trí.
Ông Cử Tiết không những dạy học mà còn tích cực hăng hái tham gia các phong trào kháng chiến chống Pháp ngay trên mảnh đất quê nhà. Ông đã tham gia cuộc chiêu mộ nghĩa quân, lập căn cứ chống pháp của Tạ Quang Hiện (vốn là người làng Quang Lang ở cạnh làng Diêm Điền) trên địa bàn huyện Thụy Anh. Do ông Cử Tiết là người có học, có uy tín trong làng nên đã được Tạ Quang Hiện giao cho nhiệm vụ bí mật chiêu mộ quân sĩ trong vùng để chống Pháp. Cuộc khởi nghĩa do Tạ Quang Hiện nổ ra rất mạnh mẽ, quyết liệt làm cho quân Pháp vô cùng khiếp sợ.
Thân mẫu đồng chí Nguyễn Đức Cảnh là bà Trần Thị Thùy người làng Cổ Am, Vĩnh Bảo, Kiến An, Hải Phòng. Bà được sinh ra và lớn lên ở miền quê nổi tiếng là “đất học”, “trai tài gái đảm”, bà là một người phụ nữ thông minh, hiền thục, tần tảo sẵn sàng gánh vác việc gia đình, vì sự nghiệp lớn của chồng và tương lai của con cái. Do hoàn cảnh gia đình quá chật vật, khó khăn và nhất là với tấm lòng cao đẹp của người mẹ không muốn con mình quá thiếu thốn, bà đã lao động cật lực. Bằng lao động, bằng cả tấm lòng yêu chồng, thương con, bà đã hy sinh tất cả vì chồng con và chính bà đã hình thành lý tưởng yêu nước và đức sẵn sàng hy sinh vì dân vì nước của lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh.
Như vậy có thể nói yếu tố quê, hương và gia đình đã tác động không nhỏ tới việc hình thành lập trường cách mạng vô sản của Nguyễn Đức Cảnh, nó là cơ sở điều kiện khởi nguồn cho sự hình thành ý chí cách mạng và nền tảng cho việc Nguyễn Đức Cảnh đến với lập trường cách mạng vô sản.
Sự lựa chọn lập trường cánh mạng vô sản của Nguyễn Đức Cảnh cũng không phải là ngẫu nhiên. Bởi chiều sâu của việc lựa chọn này là nền tảng của truyền thống yêu nước cách mạng của quê hương, gia đình.
Trần Nhật Đức
(Trường Chính trị Thái Bình)
Tin cùng chuyên mục
- Đổi mới sáng tạo ở báo Đảng: Dám nghĩ, dám làm, sẽ có đột phá 21.06.2024 | 11:20 AM
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam hiện nay 14.11.2023 | 14:24 PM
- Trường Chính trị tỉnh Thái Bình: Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị 01.10.2023 | 11:20 AM
- Xây vững “cội nguồn, gốc rễ” của Đảng 02.09.2023 | 08:24 AM
- Vận dụng chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về sở hữu và thành phần kinh tế trong tác phẩm Thường thức chính trị 04.08.2023 | 09:25 AM
- Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam hiện nay 12.09.2023 | 11:41 AM
- Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2030 24.11.2021 | 14:10 PM
- Liên kết - Hướng đi hiệu quả cho nông nghiệp 26.07.2021 | 08:22 AM
- Sức hấp dẫn của tác phẩm báo chí đa phương tiện 24.12.2020 | 15:16 PM
- Giá trị của văn hóa lãnh đạo Hồ Chí Minh và xây dựng văn hóa lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay 11.12.2020 | 09:35 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tình hình thực hiện dự án khu tổ hợp thương mại, dịch vụ lưu trú và khoáng nóng Wyndham Duyên Hải
- Tiếp tục huy động tổng lực tập trung khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
- Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Thái Bình
- Đồng chí Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Đông Hưng, Quỳnh Phụ, Hưng Hà
- Hội nghị trực tuyến triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả bão số 3
- Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục thiệt hại sau bão số 3
- Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 tại Thái Thụy
- Toàn tỉnh khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3
- Tập trung ứng phó và khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
- Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3