Bản Tuyên ngôn độc lập và tinh thần độc lập, tự do trường tồn
Tuyên ngôn độc lập khẳng định khát vọng tự do, độc lập và ý chí, quyết tâm bảo vệ những khát vọng đó của dân tộc Việt Nam.
Quyền độc lập, tự do thiêng liêng
Cho đến thế kỷ 20, quyền con người đã trở thành một giá trị phổ quát được công nhận. Bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử được Chủ tịch Hồ Chí Minh trang trọng tuyên đọc trong chiều 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) đã tuyên bố với thế giới một điều hợp với công lý và đang là hiện thực diễn ra ở Việt Nam sau thành công trọn vẹn của cuộc Cách mạng Tháng Tám: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập"(1).
Vị Chủ tịch đầu tiên của "nước Việt Nam mới" đã trích dẫn hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng - Tuyên ngôn độc lập của Mỹ (năm 1776) và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cuộc cách mạng Pháp (1789): "Tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" (2) và "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi"(3). Người "suy rộng ra" và khẳng định: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do" (4).
Từ những "lẽ phải không ai chối cãi được" đó về quyền con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nâng lên thành quyền của các dân tộc khi khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bản Tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam cũng là tiếng chuông cảnh báo sự tan rã hệ thống thuộc địa kiểu cũ hình thành trong quá trình xâm lược, tước đoạt độc lập và nô dịch dân tộc khác của các nước thực dân.
Đoạn tuyệt với quá khứ thực dân và phong kiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt nhân dân Việt Nam khẳng định quyết tâm xây dựng xã hội mới: "Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa"(5). Nhân dân Việt Nam đã giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc đến ngày thắng lợi để xác lập ở Việt Nam một nền dân chủ bằng sự lựa chọn thể chế nhà nước Dân chủ Cộng hòa.
Đoàn kết "giữ vững quyền tự do, độc lập"
Bản Tuyên ngôn độc lập ghi dấu bước chuyển đổi vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam: Chấm dứt ách nô lệ thực dân và chế độ phong kiến, bắt đầu kỷ nguyên Độc lập và Tự do. Tuyên ngôn độc lập khẳng định: "Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy" (6).
Quyền độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Ý chí đó được phát triển và đúc kết thành chân lý Không có gì quý hơn độc lập tự do đã đi cùng dân tộc Việt Nam qua những năm tháng khốc liệt của các cuộc kháng chiến chống xâm lược sau này trong thế kỷ 20, làm nên những chiến công hiển hách, những thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam.
Chính quyền cách mạng ra đời trong tình thế "không đồng minh, không tiền, hầu như không vũ khí". Nạn đói, nạn dốt, nạn tài chính kiệt quệ cùng với giặc ngoại xâm đã đặt vận mệnh của độc lập dân tộc trước nguy cơ "Còn-Mất". Nhiệm vụ cấp bách sau khi giành độc lập là phải tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân để bảo vệ Chính quyền của nhân dân - thành quả lớn nhất của cuộc cách mạng.
Bảo đảm giữ vững Chính quyền cách mạng là điều kiện tiên quyết, là công cụ thúc đẩy cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập, tự do của nhân dân đi đến thắng lợi.
Sau tháng 9/1945, chúng ta phải bảo vệ và xây dựng Chính quyền cách mạng non trẻ khi cùng thực hiện kiến quốc và kháng chiến, đấu tranh chính trị, ngoại giao cùng với tích cực kìm chân quân xâm lược, chống lại những âm mưu phá hoại và lật đổ của bọn phản động tay sai, đồng thời chăm lo bồi dưỡng sức dân, xây dựng cuộc sống mới, đẩy lùi giặc đói, giặc dốt...
Trong những năm tháng đầy thử thách cam go đó, Dân tộc trên hết - Tổ quốc trên hết trở thành khẩu hiệu đại đoàn kết toàn dân. Khối đại đoàn kết toàn dân được xây dựng rộng rãi để phát huy tất cả các nguồn lực và quy tụ sức mạnh to lớn. Tất cả mọi người Việt Nam yêu nước khi đó đều hướng về cuộc đấu tranh khẳng định nền độc lập của dân tộc, tích cực góp phần bảo vệ và xây dựng Chính quyền cách mạng. Buổi tối ngày 2/9/1946, tại Paris (Pháp), đã diễn ra lễ kỷ niệm Quốc khánh lần đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hội liên hiệp Việt kiều và Hội hữu nghị Pháp-Việt tổ chức.
Trong buổi lễ đặc biệt đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh xúc động nói: "Chính là sự đoàn kết, đoàn kết hoàn toàn và không gì phá vỡ nổi của toàn thể nhân dân chúng ta đã khai sinh ra nước Cộng hòa của mình"(7). Dân tộc trên hết - Tổ quốc trên hết đã trở thành ngọn cờ giương cao trong cuộc đấu tranh chống lại những âm mưu chia rẽ, phá hoại. Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự cường để xây dựng và bảo vệ Chính quyền cách mạng từ những năm tháng hào hùng đó vẫn mang nhiều giá trị.
Sau bao gian khổ, dũng cảm, hy sinh, cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đã thành công - như Tuyên ngôn độc lập đã tuyên bố với toàn thế giới. Thắng lợi vĩ đại này là tất yếu, hợp với quy luật phát triển xã hội, với sự đồng thuận của đông đảo nhân dân. Nền độc lập của "nước Việt Nam mới" bắt đầu được xây dựng từ ngày 2/9/1945 là một nền độc lập dân tộc gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Trong bối cảnh ngày nay, đó là nền độc lập dân tộc trong mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước, mở cửa hướng ra thế giới, góp phần xây dựng nền hòa bình, tình hữu nghị và sự tiến bộ chung trên cơ sở tôn trọng những quyền dân tộc. Việt Nam kiên trì, kiên định đường lối độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, trên tinh thần lợi ích quốc gia - dân tộc là trên hết.
Với tinh thần độc lập, tự do trường tồn, chúng ta kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định đường lối đổi mới của Đảng, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước, phấn đấu vì một nước Việt Nam "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh"
---------------
(1)Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh (2011) - Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 4, tr.1
(2)Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh (2011) - Toàn tập, Sđd, tập 4, tr.3
(3)Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh - Toàn tập, Sđd, tập 4, tr.3
(4)Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh (2011) - Toàn tập, Sđd, tập 4, tr.1
(5)Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh (2011) - Toàn tập - Sđd, tập 4, tr.3
(6)Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh (2011) - Toàn tập - Sđd, tập 4, tr.3
(7)Diễn văn tại Lễ kỷ niệm Quốc khánh đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (2-9-1946) tổ chức tại Pa-ri - Hồ Chí Minh (2011) - Toàn tập- Sđd, tập 4, tr.326
Theo: nhandan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Giữ vững “Lời thề Độc lập” 02.09.2022 | 08:15 AM
- Làng kháng chiến - làng văn hóa 04.09.2022 | 20:38 PM
- Kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9Chân lý " Không có gì quý hơn độc lập, tự do " trong tư tưởng Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và định hướng thực tiễn xây dựng đất nước hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc 01.09.2022 | 08:57 AM
- Việt Thuận: Xưa đồng khởi, nay đổi mới 30.08.2022 | 08:42 AM
- Mùa thu nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp 08.08.2022 | 15:55 PM
- Nhà hát Chèo tổ chức ghi hình chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng Quốc khánh 2/9 24.08.2021 | 16:21 PM
- 4 ngày nghỉ lễ dịp Quốc khánh năm 2021 24.08.2021 | 14:38 PM
- Đổi thay ở “Làng kiểu mẫu” 23.08.2021 | 10:22 AM
- Nhớ mùa thu tháng tám 19.08.2021 | 20:35 PM
- Kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2021)Đoàn kết làm nên chiến thắng 19.08.2021 | 08:47 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội: Tiếp xúc cử tri tại huyện Quỳnh Phụ, Hưng Hà
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Cử tri quan tâm đến việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải công nghệ cao
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV: Xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách, khơi thông nguồn lực phát triển
- Trên 1,3 triệu đại biểu tham dự hội nghị triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
- Bế mạc kỳ họp thứ tám Quốc hội khoá XV
- Trao giải thưởng Lương Định Của lần thứ XIX năm 2024 cho 36 thanh niên xuất sắc tiêu biểu
- Thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận số 21-KL/TW
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sĩ
- Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tám: Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật