Nạn đói năm Ất Dậu
Nạn đói năm Ất Dậu ở Thái Bình. Ảnh tư liệu.
Nguyên nhân của nạn đói này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ trong bản Tuyên ngôn Ðộc lập đọc trước quốc dân vào ngày mồng 2 tháng 9 năm 1945: “Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lăng Ðông Dương để mở thêm căn cứ đánh Ðồng minh thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó, dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”.
Vào năm 1945, xã Tây Lương có khoảng 6.000 dân cư trú ở nhiều thôn, trại, xóm, ngõ, gồm nhiều dòng họ và gia đình. Ðồng thời với việc chia thành 5 đoàn điều tra chung trên địa bàn toàn xã, cuộc điều tra đã triển khai điểm theo 6 cấp độ: thôn, trại, xóm, ngõ, dòng họ, gia đình. Kết quả điều tra cho thấy: Vào thời điểm xảy ra nạn đói, Lương Phú là thôn có nhiều nghề phụ như buôn bán và đánh cá nên số người chết đói ít hơn các thôn khác. Qua điều tra ở từng dòng họ ở thôn Lương Phú đã thống kê được 594 người chết đói/1.379 dân (chiếm 43,07% dân số). Số liệu này cho thấy thôn tương đối khá giả cũng bị chết đói nhiều. Xóm Trại của xã Tây Lương vốn là xóm có nạn đói khủng khiếp nhất trong xã, vốn đã bị “xóa sổ” sau nạn đói. Kết quả điều tra cho thấy, xóm Trại có 103/130 khẩu chết đói (tỷ lệ 79%). Toàn xóm có 34 hộ thì 30 hộ có người chết đói. Xóm Bối Xuyên (nay thuộc thôn Trung Tiến) có 40/51 hộ có người chết đói, trong đó có 18 hộ chết cả gia đình. Dòng họ Tô và dòng họ Lại ở xóm này gần như bị “xóa sổ”. Một ngõ thuộc xóm Giữa thôn Thượng có 61 nhân khẩu thì chết đói 59 người (tỷ lệ 96,7%). Dòng họ Hoàng có 15 gia đình với 74 người thì bị chết đói 61 người, trong đó có 7 gia đình với 30 người chết đói hết. Trong số các gia đình còn lại chỉ có một gia đình may mắn nhất là chỉ bị chết đói một nửa số người trong gia đình. Gia đình cụ Hoàng Phác vào thời điểm năm 1945 có bốn thế hệ, gồm 31 người thì 26 người chết đói (tỷ lệ gần 90%).
Theo thống kê, toàn xã Tây Lương có 3.968 người chết đói, chiếm 2/3 dân số.
Sau khi có kết quả điều tra, phía Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu, thẩm định và chấp nhận kết quả cuộc điều tra này. Giáo sư Furuta Moto đã viết bản báo cáo về cuộc phối hợp điều tra giữa Việt Nam và Nhật Bản ở thôn Lương Phú, xã Tây Lương, huyện Tiền Hải với tiêu đề: Những hậu quả của nạn đói ở một thôn Việt Nam. Tác giả của bản báo cáo đã kết luận: “Ðối với xã Tây Lương, có lẽ nạn đói là một sự kiện tồi tệ nhất đã được biết đến trong thế kỷ này... Những con số đạt được trong cuộc điều tra ở xã Tây Lương và thôn Lương Phú đã chỉ ra rằng, tổng số người chết đói là 280.000 trên toàn tỉnh Thái Bình (hay 25% dân số) và 30.000 chết đói ở huyện Tiền Hải là sự thực...”.
Ngoài việc điều tra thực địa ở xã Tây Lương, các điều tra viên trong đoàn còn tiến hành phỏng vấn các nhân chứng từng chứng kiến nạn đói năm 1945 và thu thập các nguồn tư liệu khác đã công bố về số người chết ở các xã trong tỉnh Thái Bình.
Về việc phỏng vấn nhân chứng, ngoài việc phỏng vấn nhiều bậc cao niên còn có trí nhớ tốt ở xã Tây Lương và một số địa bàn khác trong tỉnh, các điều tra viên còn phỏng vấn một số cán bộ lãnh đạo từng hoạt động cách mạng ở thời điểm đó, vốn có hiểu biết rộng, như ông Giang Ðức Tuệ, nguyên Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh, ông Bùi Thọ Ty, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh, ông Nguyễn Thanh Vân, nguyên Trưởng Ban nghiên cứu lịch sử Ðảng tỉnh...
Về việc thu thập tư liệu, đoàn chủ yếu tập trung tập hợp từ nguồn tư liệu thống kê được từ các cuốn lịch sử đảng bộ xã đã xuất bản (đến thời điểm 1992). Theo nguồn tư liệu đã được công bố cho thấy, nhiều thôn, làng có đến quá nửa số dân bị chết đói, nhiều gia đình chết cả nhà, nhiều dòng họ không còn người nối dõi. Những số liệu này vừa giúp cho việc khẳng định xã Tây Lương là một xã có số người chết đói vào mức trung bình của tỉnh, vừa góp phần minh chứng thêm là nạn đói đã diễn ra trầm trọng trong một thời gian dài (tập trung từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945), phổ biến trên khắp các làng, xã trong tỉnh Thái Bình, đồng thời là cơ sở để khẳng định số liệu 280.000 người Thái Bình chết đói trong nạn đói năm 1945 là có sức thuyết phục.
Từ những kết quả, kinh nghiệm điều tra ở xã Tây Lương, đề tài đã tiến hành điều tra ở các tỉnh, thành từ Quảng Trị trở ra. Kết thúc cuộc điều tra, ban chủ nhiệm đề tài đã tập hợp thành một công trình đồ sộ, công bố những số liệu cụ thể về số người chết đói ở những nơi điều tra và những ý kiến của các nhân chứng cùng những tư liệu liên quan đã thu thập được.
Từ công trình này, giáo sư Văn Tạo và giáo sư Furuta Moto đã phối hợp biên soạn thành cuốn sách mang tên: Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam những chứng tích lịch sử. (Viện Sử học Việt Nam - Nhà xuất bản Trí thức xuất bản năm 2011).
Cách đây tròn 70 năm, ở Việt Nam đã xảy ra thảm cảnh đau thương do quân phiệt Nhật gây ra. Nỗi đau thương này khó phai mờ trong ký ức của người dân Việt Nam. Nhưng bằng tất cả nỗ lực từ hai phía, Việt Nam và Nhật Bản đã cùng khép lại quá khứ để mở ra một chương mới về sự hợp tác, phát triển. Ðương nhiên, cũng cần phải thấy rằng, lợi ích phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đòi hỏi sự quan tâm đến thực tế lịch sử. Có lẽ, đó chính là điều phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước.
Nguyễn Thanh
Vũ Quý, Kiến Xương
Tin cùng chuyên mục
- Giữ vững “Lời thề Độc lập” 02.09.2022 | 08:15 AM
- Làng kháng chiến - làng văn hóa 04.09.2022 | 20:38 PM
- Kỷ niệm 77 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9Chân lý " Không có gì quý hơn độc lập, tự do " trong tư tưởng Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và định hướng thực tiễn xây dựng đất nước hùng cường, phồn vinh, hạnh phúc 01.09.2022 | 08:57 AM
- Việt Thuận: Xưa đồng khởi, nay đổi mới 30.08.2022 | 08:42 AM
- Mùa thu nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp 08.08.2022 | 15:55 PM
- Nhà hát Chèo tổ chức ghi hình chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng Quốc khánh 2/9 24.08.2021 | 16:21 PM
- 4 ngày nghỉ lễ dịp Quốc khánh năm 2021 24.08.2021 | 14:38 PM
- Đổi thay ở “Làng kiểu mẫu” 23.08.2021 | 10:22 AM
- Nhớ mùa thu tháng tám 19.08.2021 | 20:35 PM
- Kỷ niệm 76 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2021)Đoàn kết làm nên chiến thắng 19.08.2021 | 08:47 AM
Xem tin theo ngày
-
Quyết liệt xử lý các tồn tại để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng các dự án, công trình chậm tiến độ
- Thống nhất chủ trương tiếp nhận Dự án Nhà máy sản xuất ô tô GEL-O&J tại khu công nghiệp Hưng Phú, huyện Tiền Hải
- Thường trực HĐND tỉnh thống nhất thông qua kết quả thẩm tra các nội dung trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất của HĐND tỉnh
- Hội nghị Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ UBND tỉnh
- Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các anh hùng liệt sĩ
- Triển khai cuộc giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện Kết luận số 44-KL/TW và Kế hoạch số 123-KH/TU
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy dâng hương tưởng niệm các anh hùng, người có công với cách mạng, tướng lĩnh Quân đội quê Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân về hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã