Thứ 7, 21/12/2024, 21:55[GMT+7]

Điều gì có thể xảy ra khi Hiệp ước Bầu trời mở đổ vỡ?

Thứ 6, 27/12/2019 | 08:47:41
1,105 lượt xem
Cấu trúc kiểm soát vũ trang toàn cầu, vốn đang chịu sức ép ghê gớm từ tháng 8/2019 - thời điểm mà Mỹ rút khỏi Hiệp ước INF, có thể bị xói mòn.

Ảnh minh họa

Hiệp ước Bầu trở mở quốc tế được ký kết vào tháng 3/1992 và có hiệu lực vào năm 2002. Hiện có 34 quốc gia thành viên tham gia hiệp ước này, bao gồm Nga và phần lớn các quốc gia thành viên NATO.

Sự ra đời của Hiệp ước Bầu trời mở nhằm cho phép các nước tham gia thực hiện các chuyến bay do thám trên không phận của nhau, hoàn thiện cơ chế kiểm soát hoạt động quân sự, giám sát việc tuân thủ các thỏa thuận kiểm soát vũ khí để củng cố lòng tin giữa các quốc gia tham gia hiệp ước.

Về lý do chính quyền Tổng thống Donald Trump cân nhắc rút khỏi Hiệp ước này, theo truyền thông Mỹ, Washington cho rằng Moscow đã can thiệp vào các chuyến bay giám sát của Mỹ và thu thập thông tin tình báo về Mỹ. Ngoài ra, Mỹ cũng cáo buộc Nga đã ngăn cản Mỹ và Canada thực hiện các chuyến bay giám sát ở khu vực đang diễn ra tập trận thuộc miền Trung nước Nga vào ngày 20/9.

Điều mà các chuyên gia lo ngại là các nguy cơ tiềm ẩn nếu Hiệp ước này đổ vỡ. Bởi trong một thời gian dài, Hiệp ước Bầu trời mở được coi là công cụ giám sát lẫn nhau của cả Nga và Mỹ.

Nếu Mỹ có quyết định chính thức, đây sẽ đánh dấu một bước đi xuống tiếp theo trong mối quan hệ vốn đã không cơm lành canh ngọt giữa Nga và Mỹ, trong bối cảnh hai bên vừa rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) và cũng chưa dứt khoát về tương lai của Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược mới (START) sắp hết hiệu lực vào năm 2021.

Theo vtv.vn