Tăng tốc “về đích” nông thôn mới
Cùng với vốn ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa, Hà Nội tích cực hoàn thiện các tiêu chí, phấn đấu hoàn thành xây dựng nông thôn mới trong năm 2020. Trong ảnh: Quang cảnh xã Quất Động (huyện Thường Tín) thay đổi sạch đẹp. Ảnh: Lê Tuấn
Nhiều khó khăn
Đến hết năm 2019, Hà Nội có 6 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2020, có 9 huyện, thị xã đăng ký với thành phố đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là: Thạch Thất, Phúc Thọ, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Mê Linh và thị xã Sơn Tây. Đây là quyết tâm rất cao của các huyện, thị xã và thành phố Hà Nội trong xây dựng nông thôn mới.
Ở thời điểm hiện tại, các huyện Phú Xuyên, Phúc Thọ, Sóc Sơn, Thường Tín, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây đã có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, đủ điều kiện đầu tiên và đang tăng tốc để hoàn thiện 9/9 tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới. Tuy nhiên vẫn có những huyện chưa đủ 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới như Mê Linh, Chương Mỹ… và nhiều tiêu chí khác khó đạt trong thời gian ngắn.
“Chỉ tiêu có 60% số trường THPT đạt chuẩn quốc gia trở lên; có Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao đạt chuẩn... không phải huyện nào cũng làm được ngay bởi cần tới hàng trăm tỷ đồng đầu tư...” - Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đinh Mạnh Hùng nêu ví dụ.
Ngoài ra, không ít địa phương đang phải đối mặt với những vấn đề không thể tự giải quyết. Ví dụ như Phú Xuyên có 22/27 xã, thị trấn hiện Bộ Công an đưa vào diện trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự nên chưa thể hoàn thành tiêu chí về an ninh, trật tự xã hội. Hay như nhiều xã vùng bãi của huyện Phúc Thọ nằm trong hành lang thoát lũ nên khó được chấp thuận đầu tư xây dựng công trình hạ tầng. Chưa kể, tiêu chí về môi trường với huyện Thường Tín - nơi có nhiều làng nghề thủ công - cũng là việc không dễ giải quyết...
Trong khi đó, việc giữ các tiêu chí đã đạt về giao thông, thủy lợi, môi trường, thu nhập bình quân... cũng là thách thức với nhiều địa phương. Trưởng phòng Kinh tế huyện Thạch Thất Hoàng Chí Lượng cho biết: "Mặc dù huyện đã có 100% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới từ các năm 2014-2018, nhưng tiêu chí xã nông thôn mới mỗi năm lại đòi hỏi cao hơn nên vẫn cần được hỗ trợ đầu tư để đáp ứng yêu cầu mới…".
Thực tế nêu trên đòi hỏi các địa phương phải quyết tâm lớn và có những giải pháp mới để vượt qua khó khăn, hoàn thành mục tiêu đề ra.
Tăng động lực để sớm về đích
Trồng cà rốt, loại cây cho giá trị cao ở xã Hồng Thái (huyện Phú Xuyên). Ảnh: Mạnh Hà
Thực tế cho thấy, những tiêu chí còn hạn chế trong xây dựng nông thôn mới ở các địa phương đều là tiêu chí khó. Do vậy, cùng với sự vào cuộc tích cực, chủ động của các huyện, thị xã thì sự hỗ trợ của thành phố là hết sức cần thiết.
Để tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nguyễn Văn Đức cho biết: “Trên cơ sở rà soát các tiêu chí còn thiếu, sắp xếp các hạng mục ưu tiên đầu tư của các huyện, thị xã, trong giai đoạn 2020-2021, thành phố dự kiến sẽ bố trí cho các huyện khoảng 900 tỷ đồng… Bên cạnh đó, các huyện huy động thêm nguồn ngân sách địa phương và kêu gọi vốn xã hội hóa, chắc chắn sẽ đáp ứng được đủ vốn đầu tư hoàn thành các tiêu chí...”.
Với một số tiêu chí khó mà các địa phương không thể tự giải quyết như tiêu chí an ninh, trật tự xã hội của huyện Phú Xuyên, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết, đến nay đã đủ điều kiện để kiến nghị Bộ Công an xem xét, đưa các xã của huyện Phú Xuyên ra khỏi diện xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, giúp huyện trình các cấp đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Bên cạnh đó, từ đặc thù, mỗi địa phương đã có những giải pháp riêng để giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới. Ví dụ huyện Phúc Thọ, cùng với việc huy đông sức dân, huyện đã quyết liệt triển khai 3 khâu đột phá là: Quyết liệt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên 1ha canh tác, giúp người dân tăng thu nhập; thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân nhằm tăng thu ngân sách địa phương; thực hiện hiệu quả cuộc vận động “3 sạch” - nước sạch, nông nghiệp sạch, môi trường sạch để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Đối với khó khăn trong tiêu chí môi trường của huyện Thường Tín, đặc biệt tại các làng nghề, huyện đã tập trung xây dựng 5 cụm công nghiệp làng nghề để đưa sản xuất ra xa khu dân cư; đồng thời thúc đẩy đầu tư các dự án bảo vệ môi trường.
Từ thực tiễn nêu trên có thể thấy, cùng với sự hỗ trợ từ thành phố, điều quan trọng là các huyện, thị xã cần chủ động tháo gỡ khó khăn bằng những giải pháp căn cơ, sáng tạo, với một quyết tâm mới. Đặc biệt là cần tiếp tục đẩy mạnh vận động, tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm, ý thức của người dân trong vai trò chủ thể xây dựng nông thôn mới... Khi đó, 9 huyện, thị xã của Hà Nội sẽ sớm về đích nông thôn mới như mục tiêu đề ra.
Theo hanoimoi.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Một số giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội 28.10.2024 | 11:31 AM
- Mường Thàng trước cơ hội bứt phá: Bài 1 - Những điểm sáng thực hiện nghị quyết của Đảng 11.10.2023 | 16:52 PM
- Huyện Đan Phượng (Hà Nội): Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới 04.06.2022 | 23:54 PM
- Giải bài toán rác thải sinh hoạt nông thôn 22.12.2021 | 13:55 PM
- Hà Nội: Tích cực triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tuổi trẻ cả nước ra quân làm đường, xây cầu thắp sáng những miền quê 18.07.2021 | 20:55 PM
- Đồng lòng hiến đất để làm đường liên thôn, liên xã ở Đắk Nông 17.07.2021 | 15:47 PM
- Hà Nội sẽ ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao 17.07.2021 | 15:47 PM
- Huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An): Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực phấn đấu về đích huyện nông thôn mới năm 2021 16.07.2021 | 15:00 PM
- Nam Định: Phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên ở xã vùng giáo 15.07.2021 | 14:49 PM
Xem tin theo ngày
-
Dâng hương tưởng niệm Nhà bác học Lê Quý Đôn
- Bố trí nơi đặt trụ sở đơn vị hành chính cấp xã mới sau sắp xếp phải phục vụ tốt cho hoạt động quản lý nhà nước, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp
- Bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải
- Tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh
- Chuẩn bị tốt các điều kiện để khởi công Dự án cao tốc CT.08; Khu công nghiệp Hưng Phú; Lễ động thổ dự án Nhà máy sản xuất ô tô GEL-O&J
- Phấn đấu khởi công dự án tuyến đường CT.08 vào ngày 12/5/2025
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao quyết định công tác cán bộ tại Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
- Khai mạc tuần du lịch tỉnh Thái Bình và khai trương phố đi bộ Đinh Tiên Hoàng