Meta lập trung tâm thông tin về khí hậu tại Việt Nam
Tính năng Trung tâm thông tin Khoa học về Khí hậu mà Meta cung cấp cho người dùng tại Việt Nam. Ảnh: Meta
Trung tâm CSC hiện có mặt ở 120 quốc gia, mục tiêu kết nối cộng đồng toàn cầu với nguồn tài nguyên thông tin có tính xác thực từ các tổ chức về khí hậu, cũng như chỉ dẫn về các hành động thiết thực mà mọi người có thể thực hiện trong cuộc sống hàng ngày để đối phó với biến đổi khí hậu.
Theo số liệu của Meta, hơn 80% người Việt tham gia khảo sát cho biết họ quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu và muốn có nhiều thông tin về lĩnh vực này. Về mặt chính sách, hơn 90% ủng hộ Việt Nam tham gia vào Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. Trung bình 8 trong số 10 người được hỏi cho rằng biến đổi khí hậu nên là một ưu tiên ở mức cao đến rất cao của Chính phủ. Ngoài ra, nhiều người chia sẻ họ "có phần lo lắng" hoặc "rất lo lắng" về vấn nạn biến đổi khí hậu.
Vấn đề năng lượng tái tạo cũng được quan tâm và ủng hộ. Có 8 trên 10 người cho rằng Việt Nam nên sử dụng nhiều nguồn năng lượng tái tạo hơn, 67% tin hành động giảm thiểu biến đổi khí hậu sẽ cải thiện tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều việc làm so với hiện tại.
Số liệu trên là một phần trong khảo sát mà Meta hợp tác với Chương trình Yale về Truyền thông Biến đổi Khí hậu, thực hiện với 76.328 người dùng Facebook trên 18 tuổi tại 31 quốc gia và công bố trước thềm Hội nghị COP26, diễn ra từ 31/10 đến 12/11 tại Glasgow, Scotland. Mục tiêu của khảo sát là khám phá, tìm hiểu thái độ, nhận thức của người dân khi bàn về biến đổi khí hậu.
Meta khẳng định họ cam kết cắt giảm các tác động môi trường của mình, đẩy nhanh các tiến bộ khoa học về khí hậu trong cộng đồng, đồng thời giảm thiểu vấn nạn sai lệch thông tin về khí hậu. Bên cạnh đó, Meta đặt mục tiêu đạt mức phát thải carbon bằng 0 trên toàn bộ chuỗi giá trị, và trở thành một công ty có khả năng khôi phục lượng nước trong môi trường nhiều hơn lượng nước tiêu thụ vào năm 2030.
Về phía nền tảng tin nhắn, Facebook Messenger đã hợp tác với Liên Hợp Quốc để cập nhật trải nghiệm chat ActNow của tổ chức này, đồng thời bổ sung thêm 10 cam kết hành động mới về chống biến đổi khí hậu có mặt cho Messenger, Instagram và website của Liên Hợp Quốc.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Nokia chuẩn bị triển khai 5G tại Việt Nam 24.09.2024 | 13:58 PM
- Sinh động các chương trình trực tiếp tại Fanpage Báo Tuyên Quang online 03.01.2023 | 08:16 AM
- Thực hiện quy định về chuẩn hóa thông tin thuê bao di động 31.03.2023 | 16:13 PM
- Hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10Chuyển đổi số vì một cuộc sống tốt đẹp hơn 09.10.2022 | 21:42 PM
- Sở Thông tin và Truyền thông: Diễn tập ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng năm 2022 04.10.2022 | 17:30 PM
- Hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng internet an toàn và hiệu quả 05.08.2022 | 08:27 AM
- Người dùng nên cập nhật Chrome 92 ngay để vá 9 lỗ hổng nghiêm trọng 21.08.2021 | 15:47 PM
- UBND tỉnh nghe báo cáo dự thảo đề án chuyển đổi số tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 21.07.2021 | 19:16 PM
- Thiết bị đầu tiên chuyển suy nghĩ thành câu nói 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tại sao không gộp các ứng dụng chống dịch thành một 'super app' 19.07.2021 | 09:48 AM
Xem tin theo ngày
-
Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
- Sinh hoạt chuyên đề "Phát huy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam
- Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức tốt Đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Armenia
- Tập đoàn ThaiBinh Seed đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, phát triển giống cây trồng
- Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
- Quyết liệt hơn nữa để thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 2 con số
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội