Lý do Google 'ép' bật bảo mật hai bước
Trong bài viết nhân ngày An toàn Internet 8/2, Google cho biết tính năng xác thực hai bước mà công ty triển khai đã thể hiện hiệu quả trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân cho người dùng. Theo báo cáo dựa trên các tài khoản Google kích hoạt tính năng này, số vụ xâm phạm tài khoản đã giảm 50%.
Đây là kết quả sau bốn tháng hãng thử nghiệm tính năng này. Vào đầu tháng 10/2021, Google tự động kích hoạt bảo mật hai bước (2SV) cho 150 triệu người dùng, đồng thời yêu cầu hơn hai triệu người làm nội dung trên YouTube bật 2SV.
Với tính năng này, người dùng khi đăng nhập tài khoản Google sẽ được yêu cầu bấm duyệt trên một thiết bị đã đăng nhập trước đó, hoặc nhập mã gửi về tin nhắn SMS hay thông qua khóa phần cứng.
"Bật 2SV hoặc chúng tôi sẽ làm điều đó. Vì nó sẽ tạo ra tất cả sự khác biệt trong trường hợp mật khẩu của bạn bị xâm phạm". Google viết, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục tự động kích hoạt tính năng này cho người dùng trong giai đoạn tiếp theo của năm 2022.
Báo cáo của Google không tiết lộ đã có bao nhiêu trường hợp được bảo vệ khỏi hacker nhờ phương pháp này. Tuy nhiên nhiều ý kiến cũng cho rằng con số 50% vẫn quá ít. "Đáng ngạc nhiên là mức giảm chỉ là 50%. Vậy 50% còn lại bị tấn công như thế nào nếu họ đã bật xác thực hai bước?" người dùng sundial đặt câu hỏi.
Vào năm 2018, một kỹ sư của Google cũng tiết lộ hơn 90% tài khoản Gmail khi đó không sử dụng xác thực hai bước. Từ đó đến nay, hãng liên tục đưa ra những biện pháp nhằm biến 2SV thành giải pháp bảo mật cho số đông người dùng hơn.
Theo The Verge, mức độ chấp nhận giải pháp bảo mật hai lớp vẫn còn thấp với hầu hết các nền tảng trực tuyến. Twitter đã triển khai xác thực hai yếu tố từ năm 2013, nhưng đến năm 2020 chỉ có 2,3% người dùng sử dụng. Con số này với Facebook là 4% vào năm 2021.
Phương thức bảo mật hai lớp phổ biến nhất hiện nay là gửi mã OTP qua tin nhắn SMS. Tuy nhiên theo các chuyên gia, phương thức này ngày càng trở nên kém an toàn khi hacker có thể thực hiện các cuộc tấn công dạng hoán đổi SIM xâm nhập mạng viễn thông hay cài phần mềm gián điệp để chiếm OTP. Phương thức an toàn hơn là sử dụng các phần mềm chuyên xác thực hoặc khóa bảo mật phần cứng.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Nokia chuẩn bị triển khai 5G tại Việt Nam 24.09.2024 | 13:58 PM
- Sinh động các chương trình trực tiếp tại Fanpage Báo Tuyên Quang online 03.01.2023 | 08:16 AM
- Thực hiện quy định về chuẩn hóa thông tin thuê bao di động 31.03.2023 | 16:13 PM
- Hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10Chuyển đổi số vì một cuộc sống tốt đẹp hơn 09.10.2022 | 21:42 PM
- Sở Thông tin và Truyền thông: Diễn tập ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng năm 2022 04.10.2022 | 17:30 PM
- Hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng internet an toàn và hiệu quả 05.08.2022 | 08:27 AM
- Người dùng nên cập nhật Chrome 92 ngay để vá 9 lỗ hổng nghiêm trọng 21.08.2021 | 15:47 PM
- UBND tỉnh nghe báo cáo dự thảo đề án chuyển đổi số tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 21.07.2021 | 19:16 PM
- Thiết bị đầu tiên chuyển suy nghĩ thành câu nói 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tại sao không gộp các ứng dụng chống dịch thành một 'super app' 19.07.2021 | 09:48 AM
Xem tin theo ngày
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình
- Gặp mặt đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình các khóa
- Năm mới, vững tin bước vào kỷ nguyên mới
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra, động viên công tác khóa sổ ngân sách năm 2024
- Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan nội chính “chắc - sắc - đắc”
- Công bố các quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh về công tác cán bộ
- Gắn nhiệm vụ công tác công an với thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
- Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025
- Kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2024 của tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Hơn 34.000 đại biểu tham dự hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt chuyên đề năm 2025