Thứ 4, 15/01/2025, 12:53[GMT+7]

Thanh Hóa: Đẩy mạnh triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Thứ 2, 26/12/2022 | 15:26:04
1,410 lượt xem
Với sự chủ động, sáng tạo cùng những giải pháp phù hợp của các địa phương, năm 2022, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới (NTM) của tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Năm 2022 chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM tại Thanh Hóa đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Cụ thể, năm 2022 Thanh Hóa có thêm TP. Sầm Sơn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, 05 xã được công nhận đạt chuẩn NTM; 08 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 04 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 77 thôn/bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 134 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Lũy kế đến nay, tỉnh Thanh Hóa có 12 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, có 346 xã, 904 thôn, bản (trong đó có 692 thôn bản miền núi) đạt chuẩn NTM; 56 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 09 xã, 246 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Bình quân toàn tỉnh đạt 17,7 tiêu chí/xã. Có 292 sản phẩm OCOP cấp tỉnh (được xếp hạng từ 3-4 sao), 1 sản phẩm 5 sao.

Trong năm 2022, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức thẩm định, xét công nhận đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu cho các xã; phối hợp với các huyện: Triệu Sơn, Nông Cống, Thiệu Hóa, tổ chức thành công lễ đón nhận quyết định huyện đạt chuẩn NTM và Huân chương Lao động hạng Ba.

Cùng với đó là việc tổ chức đánh giá xếp hạng sản phẩm OCOP và công nhận thêm sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Bên cạnh đó, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức 12 gian hàng trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP nhân Lễ kỷ niệm 115 năm du lịch Sầm Sơn và 6 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại lễ công bố 3 huyện đạt chuẩn NTM...

Mục tiêu sắp tới, năm 2023 Thanh Hóa phấn đấu có thêm 1 huyện, 17 xã đạt chuẩn NTM, 22 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 08 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và 120 sản phẩm OCOP.

Hết năm 2025, Thanh Hóa phấn đấu có 19 huyện, thị xã, thành phố, 88% số xã, 65% số thôn/bản miền núi, 60% số thôn/bản thuộc xã đặc biệt khó khăn trở lên đạt chuẩn NTM.

Trong đó, có 4 huyện và 40% số xã trở lên đạt chuẩn NTM nâng cao, 10% số xã và 10% số thôn/bản trở lên đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (Tương ứng với 19 đơn vị cấp huyện, 410 xã, 876 thôn/bản miền núi, 101 thôn/bản thuộc các xã đặc biệt khó khăn trở lên đạt chuẩn NTM; trong đó, có 04 huyện và 165 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 41 xã và 340 thôn/bản trở lên đạt chuẩn NTM kiểu mẫu).

Toàn tỉnh có ít nhất 559 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP. Bình quân toàn tỉnh đạt 18,6 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 15 tiêu chí, thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,53 lần.

Để đạt được mục tiêu đề ra, tỉnh Thanh Hóa đã đề ra 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cụ thể. Bao gồm: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; Tiếp tục, tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền về phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM; Quyết liệt thực hiện các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư ngân sách Trung ương hỗ trợ xây dựng NTM, kết hợp lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại các xã, thôn, bản, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn.

Tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện các tiêu chí thôn, bản, xã, huyện NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; phát triển các sản phẩm OCOP; Phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường và an ninh trật tự trên địa bàn nông thôn; Cân đối hỗ trợ nguồn vốn ngân sách tỉnh để thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng NTM tỉnh đã ban hành.

Theo suckhoedoisong.vn