Cụm gương giúp tăng sản xuất điện mặt trời trên Trái Đất
Mô phỏng vệ tinh trang bị gương phản chiếu ánh sáng Mặt Trời về Trái Đất. Ảnh: Security Lab
Ben Nowack, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Reflect Orbital, giới thiệu kế hoạch của công ty tại Hội nghị quốc tế về năng lượng từ không gian diễn ra cuối tháng 4, theo Space. Một nguyên mẫu vệ tinh phản chiếu ánh sáng của Reflect Orbital có thể phóng vào năm sau.
Reflect Orbital muốn phát triển cụm 57 vệ tinh nhỏ quay quanh Trái Đất ở quỹ đạo cực đồng bộ Mặt Trời, tại độ cao 600 km. Ở quỹ đạo đó, vệ tinh sẽ bay xung quanh Trái Đất từ cực này tới cực kia. Các vệ tinh sẽ bay qua mỗi điểm trên Trái Đất vào cùng thời gian trong ngày, hai lần trong vòng 24 giờ. Tổng cộng, 57 vệ tinh sẽ cung cấp thêm 30 phút ánh nắng cho nhà máy điện, vào thời gian cần năng lượng nhất, theo Nowack.
Chi phí của pin quang năng đã giảm 90% trong 15 năm qua, theo Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế, và hiệu suất của chúng tiếp tục gia tăng nhờ tiến bộ về công nghệ quang điện. Nhờ đó, điện mặt trời hiện nay là dạng điện rẻ nhất có sẵn với nhân loại, theo Carbon Brief.
Nhưng bản chất không liên tục của sản xuất năng lượng mặt trời là vấn đề mà các chuyên gia vẫn chật vật tìm cách giải quyết. Vào ngày âm u, nhà máy quang năng sản xuất kém hơn khi trời quang đãng. Ban đêm, sản xuất năng lượng mặt trời ngừng hoàn toàn. Hệ thống pin và những dạng năng lượng tái tạo khác có thể bù đắp phần thiếu. Tính đến nay, nhà máy điện hạt nhân và nhà máy nhiệt điện vẫn đóng vai trò dự phòng.
Vệ tinh của Reflect Orbital chỉ nặng 16 kg và trang bị gương từ sợi mylar kích thước 9,9 x 9,9 m để triển khai trong quỹ đạo. Mylar là vật liệu nhựa dùng để làm tấm cách nhiệt và đóng gói trong không gian. Những chiếc gương sẽ được điều chỉnh để tập trung ánh sáng thành một chùm hẹp có thể chuyển hướng và tập trung dựa trên nhu cầu của nhà vận hành trang trại mặt trời.
Năm ngoái, Reflect Orbital thử nghiệm gương trên khí cầu trôi nổi ở độ cao 3 km phía trên trang trại mặt trời. Họ có thể sản xuất 500 watt năng lượng/m2 pin quang năng. Công ty đã kêu gọi đủ vốn đầu tư để phóng vệ tinh thử nghiệm đầu tiên vào không gian năm 2025.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Khắc phục sự cố không đăng nhập được VNeID trên thiết bị mới 01.04.2025 | 11:10 AM
- Toàn văn: Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia 13.01.2025 | 10:08 AM
- Quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả 17.10.2024 | 15:31 PM
- Sóng nhiệt kỷ lục ở Nam cực đe dọa tương lai Trái đất 06.08.2024 | 09:46 AM
- 201 thí sinh tham gia Hội thi tin học trẻ tỉnh Thái Bình năm 2024 10.06.2024 | 19:17 PM
- Tổng kết và trao giải hội thi, cuộc thi sáng tạo khoa học năm 2022 - 2023 18.12.2023 | 16:35 PM
- Hội thảo khoa học về vai trò của khoa học và công nghệ trong việc sản xuất, tiêu thụ và phát triển sản phẩm nông nghiệp 16.12.2023 | 14:38 PM
- Hội nghị khoa học về chẩn đoán và điều trị bệnh lý tim mạch 28.10.2023 | 12:02 PM
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nước mắm 15.02.2023 | 18:51 PM
- Tàu container lớn nhất thế giới 13.02.2023 | 08:42 AM
Xem tin theo ngày
-
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân thăm Đại học Tổng hợp Quốc gia Yerevan
- Đảng bộ Văn phòng Tỉnh ủy: Tập trung lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tham mưu, phục vụ
- Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan
- Sinh hoạt chuyên đề "Phát huy tinh thần học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”
- Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam
- Đảng ủy các cơ quan Đảng tỉnh: Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức tốt Đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở, nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam – Armenia
- Tập đoàn ThaiBinh Seed đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong nghiên cứu, phát triển giống cây trồng
- Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới