Hai hướng đi riêng của Việt Nam khi làm chip
Hướng tiếp cận ngành chip bán dẫn của Việt Nam được các chuyên gia và cơ quan chuyên môn đưa ra tại hội nghị về công nghiệp bán dẫn chiều 29/10, trong khuôn khổ Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 (VIIE 2023) tại Hà Nội.
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó cục trưởng Công nghiệp ICT - Bộ Thông tin và Truyền thông, đồng thời là người tham gia và xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn, cho rằng Việt Nam có thể đi theo hướng làm chip chuyên biệt, thay vì chạy đua theo những dòng chip cao cấp và tiên tiến nhất của thế giới.
Theo ông Nghĩa, khi định luật Moore tới hạn, tức khả năng nâng cao hiệu năng của chip theo chu kỳ hai năm ngày càng khó, thị trường sẽ cần đến những dòng chip chuyên biệt cho từng ứng dụng. "Trong bối cảnh phát triển bùng nổ IoT, nhu cầu về chip chuyên biệt phục vụ IoT sẽ ngày càng lớn lớn", ông nói và cho rằng đây cũng là thế mạnh của nhân sự làm chip Việt Nam.
Ngoài ra, đại diện Cục Công nghiệp ICT cho biết theo chiến lược ngành bán dẫn dự kiến, Việt Nam sẽ phát triển song hành, tức vừa thu hút doanh nghiệp FDI, vừa nâng cao năng lực trong nước. "Chúng ta chưa nhất thiết phải có sản phẩm ngay, mà có thể đồng hành, tham gia hệ sinh thái của các công ty lớn, đồng thời tập trung vào phân khúc tầm thấp và tầm trung, nơi chúng ta có lợi thế cạnh tranh tốt nhất về giá", ông nói.
Dẫn ví dụ nhiều doanh nghiệp chuyên về khâu thiết kế, kiểm thử và đóng gói chip vừa vào Việt Nam, đại diện Cục nhận định hệ sinh thái bán dẫn trong nước đã dần thành hình. Đó sẽ là cơ hội để Việt Nam có thể làm ra các sản phẩm nội địa sau này.
Một trong những thách thức được đề cập nhiều nhất khi phát triển ngành chip tại Việt Nam là nhân lực. Bên cạnh đề án đào tạo 50.000 kỹ sư, Việt Nam có cách tiếp cận riêng là "upskill" nhân lực hiện tại, tức trang bị thêm kỹ năng chuyên môn, biến những kỹ sư công nghệ thông tin, điện tử thành kỹ sư chuyên về chip bán dẫn.
"Nếu cứ đào tạo tuần tự bốn năm có một lứa kỹ sư sẽ không đáp ứng được cung cầu. Trong khi đó, Việt Nam có đội ngũ 350.000 kỹ sư CNTT và điện tử, nếu đào tạo họ để làm được việc ngay, chúng ta sẽ đi khá nhanh", ông Nghĩa nói.
Đồng quan điểm, ông Changwook Kim, đại diện tập đoàn tư vấn Boston (BCG) tại Hàn Quốc, cũng gợi ý Việt Nam chọn hướng đi riêng và theo đuổi trong dài hạn. Trước đây, các công ty chip có xu hướng chuyển dịch từ châu Mỹ sang châu Á vì nhân công giá rẻ. Tuy nhiên đến nay, đó không còn là ưu tiên hàng đầu nữa. Thay vào đó, các công ty lớn sẽ quan tâm đến các yếu tố khác như năng lực công nghệ, nguồn cung ứng, cơ sở hạ tầng, logistics, hỗ trợ của chính phủ.
Ông lấy ví dụ, Nhật Bản tập trung phát triển ngành vật liệu mà thu hút được các công ty lớn, gồm cả TSMC, còn Ấn Độ dù nhân công dồi dào, nhưng không có thế mạnh ở mảng bộ nhớ nên thất bại trong việc mời gọi Samsung. Việt Nam cần hiểu về ngành công nghiệp này cũng như hiểu các đối tác mình muốn hướng đến, từ đó có chiến lược thu hút phù hợp.
Theo ông, ngành chip là cuộc chơi lâu dài, nên cũng cần nhìn nhận các xu hướng trong tương lai. Đại diện BCG gợi ý Việt Nam có thể chọn hướng đi như chip bán dẫn trong ôtô, chip cho AI, đóng gói 2.xD, chip dùng kiến trúc mã nguồn mở RISC-V.
Ông John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội công nghiệp bán dẫn Mỹ, cũng đề xuất Việt Nam hiện thực hóa đề án về phát triển nhân lực, vì toàn bộ ngành chip bán dẫn đang trong tình trạng thiếu nhân tài. Ngoài ra, đây là ngành có quy mô toàn cầu, để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, Việt Nam cần tạo những điều kiện thuận lợi về thủ tục, thông qua, thuế quan, mở rộng các thỏa thuận đầu tư và hỗ trợ công nghệ.
Ông Neuffer cho rằng Việt Nam có cơ hội lớn khi ngành chip đang vào giai đoạn tái cân bằng chuỗi cung ứng. Những việc trên trên sẽ góp phần gửi tín hiệu Việt Nam ra thế giới. "Cánh cửa cơ hội sẽ không mở ra mãi, vì vậy cần tranh thủ cơ hội này", ông nói.
Tiềm năng phát triển bán dẫn của Việt Nam
Tại hội nghị, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chỉ ra năm lợi thế của Việt Nam trong việc phát triển hệ sinh thái bán dẫn.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: MPI
Đầu tiên, Việt Nam có hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, chính phủ quan tâm đẩy mạnh hợp tác đầu tư, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam.
Thứ hai, lực lượng lao động dồi dào trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ phù hợp ngành bán dẫn, đồng thời có những đơn vị nghiên cứu, đào tạo uy tín và các doanh nghiệp lớn sẵn sàng hợp tác phát triển ngành bán dẫn.
Việt Nam cũng đang thu hút ngày càng nhiều tập đoàn lớn trong ngành bán dẫn, nhất là sau khi Việt Nam và Mỹ nâng cấp lên tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, trong đó một trong những nội dung hợp tác là phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 9, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng có nhiều buổi làm việc với Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Mỹ (SIA) và nhiều tập đoàn bán dẫn hàng đầu.
Thứ tư, Việt Nam đang xây dựng nhiều cơ chế ưu đãi đầu tư hấp dẫn cho công ty, tập đoàn ngành bán dẫn. "Các dự án đầu tư ngành bán dẫn thuộc lĩnh vực công nghệ cao, được áp dụng những ưu đãi cao nhất trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam", Bộ trưởng cho biết.
Thứ năm, Việt Nam đã thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và có ba khu công nghệ cao tại TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng với đầy đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng để đón nhà đầu tư ngành bán dẫn với cơ chế ưu đãi cao. Theo Bộ trưởng, đây sẽ là cầu nối quan trọng để hỗ trợ phát triển hệ sinh thái ngành bán dẫn Việt Nam.
Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023 (VIIE 2023) đang diễn ra từ ngày 28/10 đến 1/11, tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia cơ sở Hòa Lạc, với hoạt động trưng bày, giới thiệu sản phẩm, công nghệ mới trong 8 lĩnh vực trọng tâm gồm: nhà máy thông minh, đô thị thông minh, truyền thông số, công nghệ môi trường, an ninh mạng, công nghiệp bán dẫn, hydrogen và y tế.
Theo vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Nokia chuẩn bị triển khai 5G tại Việt Nam 24.09.2024 | 13:58 PM
- Sinh động các chương trình trực tiếp tại Fanpage Báo Tuyên Quang online 03.01.2023 | 08:16 AM
- Thực hiện quy định về chuẩn hóa thông tin thuê bao di động 31.03.2023 | 16:13 PM
- Hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10Chuyển đổi số vì một cuộc sống tốt đẹp hơn 09.10.2022 | 21:42 PM
- Sở Thông tin và Truyền thông: Diễn tập ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng năm 2022 04.10.2022 | 17:30 PM
- Hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng internet an toàn và hiệu quả 05.08.2022 | 08:27 AM
- Người dùng nên cập nhật Chrome 92 ngay để vá 9 lỗ hổng nghiêm trọng 21.08.2021 | 15:47 PM
- UBND tỉnh nghe báo cáo dự thảo đề án chuyển đổi số tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 21.07.2021 | 19:16 PM
- Thiết bị đầu tiên chuyển suy nghĩ thành câu nói 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tại sao không gộp các ứng dụng chống dịch thành một 'super app' 19.07.2021 | 09:48 AM
Xem tin theo ngày
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Tiền Hải mở rộng đạt tiêu chí đô thị loại IV
- Thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026
- Gặp mặt cán bộ, hội viên Câu lạc bộ Lê Quý Đôn
- Khen thưởng 12 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác văn phòng cấp ủy
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng