Thứ 5, 26/12/2024, 11:12[GMT+7]

Ngành công nghệ lại sa thải hàng loạt nhân sự

Thứ 5, 25/01/2024 | 11:23:33
3,130 lượt xem
Làn sóng cắt giảm chi phí tiếp tục diễn ra, cho thấy ngành công nghệ vẫn chưa vượt qua giai đoạn khó khăn.

Ảnh minh họa

Theo một số trang tin quốc tế, đợt cắt giảm nhân sự lần này của các công ty công nghệ có quy mô lên tới hàng trăm người bị ảnh hưởng. Mặc dù con số này so với những đợt cắt giảm nhân sự cao điểm trước đó thì thấp hơn nhưng đủ để thấy rằng làn sóng cắt giảm chi phí của các tập đoàn công nghệ vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Trang tin TechinAsia cho biết, có khoảng 30% tổng số nhân sự của Lazada sẽ bị ảnh hưởng. Gã khổng lồ Google cũng thông báo cắt giảm hàng trăm nhân viên thuộc các bộ phận Google Assistant hay thiết bị phần cứng. Công ty công nghệ đứng sau ứng dụng học ngoại ngữ Duolingo cũng cắt giảm 10% lao động thời vụ để thay thế bằng trí tuệ nhân tạo. Làn sóng cắt giảm chi phí tiếp tục diễn ra, cho thấy ngành công nghệ vẫn chưa vượt qua giai đoạn khó khăn.

Dòng vốn mạo hiểm chậm lại, niềm tin của các nhà đầu tư với các start-up bị thách thức cũng ảnh hưởng không nhỏ tới các "kỳ lân"- vốn là các công ty công nghệ đã được định giá từ 1 tỷ USD trở lên.

Các báo cáo năm 2023 cho thấy tốc độ tăng trưởng của "kỳ lân" giảm mạnh, chỉ tăng 8,5% so với năm 2022, thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng cùng kỳ những năm trước đó.

Ngành công nghệ lại sa thải hàng loạt - Ảnh 1.

Số lượng công ty "kỳ lân" mới trung bình hàng tháng của năm 2023 cũng đánh dấu mốc thấp nhất trong vòng 4 năm qua.

Ở góc nhìn tích cực, giới quan sát cho rằng, chính các động thái cắt giảm chi phí mạnh mẽ sẽ giúp các công ty công nghệ nâng cao khả năng thích ứng của mình trong bối cảnh hiện nay.

Hầu hết các "kỳ lân" đều nổi lên với mảng kinh doanh B2C - hướng đến người dùng cuối. Tuy nhiên, khi nguồn vốn trở nên đắt đỏ, mảng kinh doanh B2C không còn hấp dẫn như trước do đòi hỏi tỷ lệ "đốt tiền" cao mới có thể thuyết phục từng người dùng cá nhân. Chính vì vậy, trong thời gian gần đây, các "kỳ lân" có xu hướng tìm đến một "vịnh trú bão" mang tên B2B - hướng đến các khách hàng doanh nghiệp.

Nửa đầu năm 2023, lượng vốn mạo hiểm vào Việt Nam tiếp tục xu hướng giảm, chỉ còn 600 triệu USD. Tuy nhiên, đáng chú ý là các thương vụ có quy mô ở mức vài chục triệu USD tại Việt Nam những năm gần đây phần lớn đều của các start-up là về B2B, cho thấy sức tăng nhu cầu của thị trường đối với mảng này.

Dù có cơ hội nhưng mảng B2B cũng không nằm ngoài bối cảnh khó khăn chung. Không ít doanh nghiệp cân nhắc kỹ lưỡng hơn bài toán chi phí, làm kéo dài thời gian quyết định mua giải pháp từ công ty B2B, nhất là với nhóm doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Theo vtv.vn