Thứ 6, 22/11/2024, 22:42[GMT+7]

Giải pháp tự động hóa Việt Nam tăng trưởng mạnh tại thị trường quốc tế

Thứ 3, 06/02/2024 | 15:24:44
6,002 lượt xem
Với hơn 10.000 robot ảo toàn cầu, akaBot giúp giải phóng 11 triệu nhân viên khỏi tác vụ nhàm chán, giảm 70% thời gian xử lý quy trình, tiết kiệm 21,9 triệu giờ làm/năm.

Là một trong các sản phẩm chủ lực Made by FPT, akaBot ghi nhận 3.900 khách hàng trên 20 quốc gia, tăng trưởng 130% trong doanh thu tính đến hết năm 2023. Theo báo cáo RPA PEAK Matrix 2023 của Everest, akaBot tăng 244% số lượng các đối tác công nghệ và đối tác triển khai dịch vụ.

Giải pháp tự động hóa Việt Nam tăng trưởng mạnh tại thị trường quốc tế - Ảnh 1.

akaBot ký kết hợp tác với đối tác chiến lược tại Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật Bản

Bằng việc bắt tay với những đơn vị lớn như Zero One tại Đài Loan (Trung Quốc) hay Daiwabo tại Nhật Bản, akaBot thể hiện quyết tâm chinh phục các thị trường mới, nâng cao mức độ am hiểu nhu cầu của các doanh nghiệp địa phương và đầu tư về nhân sự chăm sóc khách hàng, cải thiện ngôn ngữ của nền tảng.

Nhân kỷ niệm 35 năm thành lập, tập đoàn FPT định hướng 2023 là năm "Kiến tạo hạnh phúc" với các hoạt động đem lại giá trị cho khách hàng, nhân viên và đối tác. Trong đó, C-Talk do akaBot tổ chức là chuỗi sự kiện chia sẻ và đàm đạo chiến lược chuyển đổi số giữa các lãnh đạo cấp cao cùng các chuyên gia, thúc đẩy việc tối ưu vận hành doanh nghiệp với các xu hướng và giải pháp công nghệ mới.

Giải pháp tự động hóa Việt Nam tăng trưởng mạnh tại thị trường quốc tế - Ảnh 2.

Sự kiện C-Talk Việt Nam với diễn giả là các nhà quản lý cấp cao từ ngân hàng và đơn vị tư vấn toàn cầu

Chuỗi sự kiện đã được tổ chức lần lượt tại Malaysia và Việt Nam, quy tụ hơn 100 lãnh đạo và chuyên gia từ 40 doanh nghiệp tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất, bán lẻ… trong và ngoài nước. Đây sẽ là chuỗi sự kiện thường niên của akaBot, góp phần xây dựng cộng đồng các nhà quản lý cùng hướng đến giá trị phát triển bền vững của doanh nghiệp, từ đó kiến tạo giá trị cho khách hàng, nhân viên và toàn xã hội.

Ông Bùi Đình Giáp, CEO akaBot, chia sẻ: "Chúng tôi ước mơ Việt Nam không chỉ được biết đến là nước xuất khẩu nông sản mà còn là cường quốc phát triển và xuất khẩu giải pháp công nghệ. Một trong những yếu tố giúp akaBot có lợi thế ở thị trường nước ngoài chính là việc được ghi nhận bởi các đơn vị nghiên cứu lớn".

Không chỉ phát triển ở nhiều thị trường mới, năm 2023, akaBot là đơn vị đầu tiên của Việt Nam xuất hiện trong báo cáo RPA PEAK Matrix của tập đoàn Everest - một trong những bảng đánh giá khắt khe và toàn diện nhất về các nhà cung cấp dịch vụ, giải pháp công nghệ trên toàn cầu.

Cuối tháng 11/2023, giải pháp cũng được Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cấp bằng sáng chế cho hệ thống máy học tự động tách và phân loại tài liệu, ứng dụng trong akaBot Vision và UBot Invoice.

Giải pháp tự động hóa Việt Nam tăng trưởng mạnh tại thị trường quốc tế - Ảnh 3.

akaBot được ghi nhận “Ứng cử viên chính” trong báo cáo của Everest

Việc akaBot lọt vào danh sách tiêu biểu toàn cầu của tập đoàn Everest và được cấp bằng sáng chế tại Mỹ cho thấy tiềm năng phát triển của giải pháp tự động hóa Việt, với quy mô thị trường và chất lượng dịch vụ được đánh giá ngang hàng với nhiều đơn vị có tên tuổi khác trên thế giới như UiPath, Automation Anywhere, Microsoft, Blue Prism…

Theo nghiên cứu của McKinsey & Co, việc kết hợp tự động hóa bằng robot ảo (RPA) với trí tuệ nhân tạo (AI) được dự đoán sẽ góp phần tăng thêm 0,2 - 3,3% điểm hiệu suất công việc hàng năm.

Hướng tới việc trở thành nền tảng tự động hóa thông minh toàn diện, năm 2024, akaBot tiếp tục tích hợp và bổ sung công nghệ mới như AI tạo sinh (Generative AI) và máy học (Machine Learning), song hành cùng hệ sinh thái công nghệ tự động hóa RPA, xử lý dữ liệu thông minh (IDP) hay khai thác quy trình (Process Mining)... giúp nâng cấp các "trợ lý robot ảo" với khả năng tự động phân tích, học hỏi và xử lý các quy trình phức tạp.

Theo vtv.vn