Cơ hội giúp Việt Nam dẫn đầu làn sóng công nghệ kép
Phạm Tiến Dũng, Đồng sáng lập kiêm Trưởng phòng AI và Khoa học dữ liệu, Công ty Var Meta Technology.
Phát biểu tại phiên khai mạc chuyên đề "Data, Finance & Enterprise" trong khuôn khổ sự kiện Super Vietnam 2025, Tiến sĩ Phạm Tiến Dũng – Đồng sáng lập kiêm Trưởng phòng AI và Khoa học dữ liệu, Công ty Var Meta Technology – nhận định, đây là "cửa sổ cơ hội" để Việt Nam đón đầu hai công nghệ chủ đạo của tương lai.
Ông cho rằng sự kết hợp giữa AI và Blockchain đang mang đến đột phá trong vận hành doanh nghiệp. Trong đó, AI giúp tự động hóa quy trình, ra quyết định nhanh trên nền dữ liệu lớn, còn Blockchain đảm bảo tính minh bạch, khả năng truy vết và chống giả mạo. "Đây là hai công nghệ bổ sung cho nhau, tạo ra cú hích quan trọng trong bối cảnh chuyển đổi số toàn cầu", ông nói.
Theo ông Dũng, Việt Nam đang thể hiện năng lực bắt nhịp rõ rệt. Năm 2024, nước ta xếp thứ 5 toàn cầu về mức độ chấp nhận tiền mã hóa và đứng thứ 39/193 về chỉ số sẵn sàng AI do Oxford Insights đánh giá. Ông nhấn mạnh, dư địa để cải thiện vẫn lớn và đây là thời điểm cần tăng tốc.
Việt Nam hiện có nhiều yếu tố thuận lợi: lực lượng lao động trẻ, chi phí triển khai thấp, văn hóa khởi nghiệp năng động, ít rào cản hệ thống. Những điều kiện này giúp quốc gia trở thành môi trường thử nghiệm lý tưởng cho các mô hình công nghệ mới, đặc biệt là mô hình nhỏ, dễ nhân rộng theo cách bài bản.
Trong lĩnh vực tài chính, ông dẫn ví dụ dự án MyRCVR – hệ thống quản lý tranh chấp bằng AI, tích hợp Blockchain để lưu trữ giao dịch – đã rút ngắn thời gian xử lý từ vài tuần xuống vài giờ. Tại Việt Nam, nơi các tổ chức tài chính vẫn dùng quy trình thủ công, mô hình này hoàn toàn khả thi.
Ở giáo dục, Bitkub Academy triển khai cấp bằng dưới dạng NFT và dùng AI gợi ý việc làm theo kỹ năng. Hàng nghìn sinh viên Đông Nam Á đã được kết nối với doanh nghiệp, mô hình này có thể nhanh chóng nhân bản tại các trường đại học Việt Nam.
Tiến sĩ Phạm Tiến Dũng trong bài phát biển sáng 4/6.
Ở giáo dục, Bitkub Academy triển khai cấp bằng dưới dạng NFT và dùng AI gợi ý việc làm theo kỹ năng. Hàng nghìn sinh viên Đông Nam Á đã được kết nối với doanh nghiệp, mô hình này có thể nhanh chóng nhân bản tại các trường đại học Việt Nam.
Để chuyển mình, theo ông Dũng, doanh nghiệp cần xuất phát từ "điểm đau" trong vận hành – những phần gây lãng phí thời gian, chi phí. Với lợi thế linh hoạt và phản ứng nhanh với thử nghiệm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có thể đi đầu. Việc hình thành các liên minh chia sẻ chi phí, cùng học hỏi sẽ giúp nâng cao hiệu quả, hướng đến sự đồng bộ.
Về chính sách, ông cho rằng Việt Nam cần sớm ban hành khung pháp lý rõ ràng cho Blockchain và thúc đẩy đào tạo, hợp tác doanh nghiệp – nhà trường, đầu tư hạ tầng AI để thu hẹp khoảng cách giữa sẵn sàng và năng lực ứng dụng.
Các startup như Var Meta Technology cũng đóng vai trò then chốt: không chỉ phát triển sản phẩm riêng mà còn hỗ trợ các doanh nghiệp khác xây dựng năng lực nội tại – tạo hệ sinh thái có chiều sâu thay vì phát triển đơn lẻ.
Nếu định hướng được duy trì xuyên suốt, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được tầm nhìn công nghệ ba giai đoạn: từ 2025–2026, hình thành trung tâm ứng dụng AI – Blockchain thực tiễn trong ASEAN; 2027–2028, chuyển hóa SMEs Việt thành nhà cung cấp giải pháp công nghệ; và đến 2029, thương hiệu "Made in Vietnam" sẽ gắn với hiệu quả vận hành bằng công nghệ.
"Đã đến lúc Việt Nam chuyển từ vai trò người dùng công nghệ sang người kiến tạo giải pháp. Và chính sự kết hợp giữa AI và Blockchain nếu khai thác đúng cách sẽ là cú hích giúp doanh nghiệp trong nước bứt phá trên bản đồ số toàn cầu", ông Dũng nói.
Theo: vnexpress.net
Tin cùng chuyên mục
- Nokia chuẩn bị triển khai 5G tại Việt Nam 24.09.2024 | 13:58 PM
- Sinh động các chương trình trực tiếp tại Fanpage Báo Tuyên Quang online 03.01.2023 | 08:16 AM
- Thực hiện quy định về chuẩn hóa thông tin thuê bao di động 31.03.2023 | 16:13 PM
- Hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10Chuyển đổi số vì một cuộc sống tốt đẹp hơn 09.10.2022 | 21:42 PM
- Sở Thông tin và Truyền thông: Diễn tập ứng phó sự cố an toàn thông tin mạng năm 2022 04.10.2022 | 17:30 PM
- Hướng dẫn trẻ em sử dụng mạng internet an toàn và hiệu quả 05.08.2022 | 08:27 AM
- Người dùng nên cập nhật Chrome 92 ngay để vá 9 lỗ hổng nghiêm trọng 21.08.2021 | 15:47 PM
- UBND tỉnh nghe báo cáo dự thảo đề án chuyển đổi số tỉnh Thái Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 21.07.2021 | 19:16 PM
- Thiết bị đầu tiên chuyển suy nghĩ thành câu nói 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tại sao không gộp các ứng dụng chống dịch thành một 'super app' 19.07.2021 | 09:48 AM
Xem tin theo ngày
-
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến thăm làm việc tại phường Phố Hiến
- Công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương, địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và kết thúc hoạt động cấp huyện
- Báo Thái Bình - Một hành trình với những mốc son lịch sử
- Thư tòa soạn
- Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh về công tác tổ chức, cán bộ
- Khởi công dự án nhà máy đốt chất thải rắn phát điện công nghệ hiện đại tại xã Thụy Trình
- Khởi công dự án đầu tư xây dựng sân golf Cồn Vành và dự án đầu tư xây dựng khu bến cảng hàng lỏng Ba Lạt
- Việt Nam nâng tầm vị thế tại Hội nghị quốc tế về biển và đại dương
- Hội thảo khoa học: Đồng chí Nguyễn Văn Linh – Nhà lãnh đạo kiên định, sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam
- 26 tập thể, cá nhân tiêu biểu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2025 được trao thưởng