Nga sẽ trả đũa lệnh trừng phạt của phương Tây
Tổng thống Nga Putin họp nội các ở ngoại ô Moscow bàn biện pháp đối phó với lệnh trừng phạt mới, ngày 30/7 (Ảnh: AP/Ria)
Phát biểu trong cuộc gặp với nhà lãnh đạo thành phố Voronezh, nhà lãnh đạo Nga V. Putin nhấn mạnh: “Sử dụng công cụ chính trị để gây sức ép lên kinh tế là điều không thể chấp nhận được. Nó mâu thuẫn với mọi quy tắc và luật lệ. Chính phủ Nga sẽ có các biện pháp đáp trả cái được gọi là trừng phạt mà một số nước áp đặt với Nga. Tôi cho rằng trong hoàn cảnh hiện tại, nhằm đảm bảo lợi ích của các nhà sản xuất trong nước, chúng ta có thể tính đến khả năng đó ngay bây giờ. Đương nhiên, cần thực hiện điều này một cách thận trọng để hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước và không gây trở ngại cho các khách hàng”.
Đây có thể coi là tuyên bố đáp trả chính thức và công khai đầu tiên của Tổng thống Nga V.Putin kể từ khi phương Tây gia tăng trừng phạt Nga. Lệnh đáp trả được ông Putin đưa ra trong bối cảnh Mỹ và phương Tây tăng cường siết chặt trừng phạt Nga do cáo buộc vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng hiện tại ở Ukraine. Tổng thống V.Putin đã chỉ đạo chính phủ sẵn sàng trả đũa phương Tây, sau khi Thủ tướng Dmitry Medvedev đe dọa sẽ đáp trả các đòn trừng phạt của đối thủ.
Nga cũng đã bước đầu đáp trả các lệnh trừng phạt này, như hoãn FTA với Gruzia, ngừng nhập nông sản của một số nước châu Âu. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga cũng đã hoãn lại các tham vấn giữa nước này và Nhật Bản sau khi phía Nhật Bản thông qua các biện pháp trừng phạt mới chống Nga. Vụ Phó Vụ Thông tin và Báo chí Bộ Ngoại giao Nga Marya Zakharova tuyên bố: “Nga cho rằng việc tiến hành tham vấn Nga-Nhật dự kiến diễn ra vào cuối tháng Tám sẽ là không thích hợp trong bối cảnh Tokyo thông qua các biện pháp trừng phạt tiếp theo chống lại Nga”.
Nhật Bản và Nga bắt đầu tiến hành tham vấn cấp thứ trưởng ngoại giao về vấn đề thỏa thuận hòa bình từ tháng 8/2013. Vòng tham vấn gần đây nhất đã diễn ra vào tháng 1/2014.
Nhật báo Vedomosti của Nga ra ngày 5/8 đưa tin Nga có thể áp đặt hạn chế hoặc một lệnh cấm nhằm vào những hãng hàng không châu Âu đang khai thác các đường bay qua Siberia. Động thái trên sẽ làm tăng giá vé các chuyến bay của các hãng châu Âu tới châu Á nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) nhằm vào Moscow. Một nguồn tin cho biết những hạn chế có thể sẽ áp đặt đối với các chuyến bay quá cảnh qua lãnh thổ Nga đang được Bộ Ngoại giao và Bộ Giao thông thảo luận. Một lệnh cấm như vậy có thể sẽ không chỉ ảnh hưởng tới các hãng hàng không châu Âu mà còn ảnh hưởng tới cả hãng hàng không quốc gia Aeroflot của Nga. Tờ Vedomosti dẫn một nguồn tin tính toán rằng, lệnh cấm của Nga nếu được thực hiện có thể khiến các hãng hàng không lớn của châu Âu, như Lufthansa (Đức), British Airways (Anh) và Air France (Pháp) mất khoảng 1 tỉ euro trong vòng 3 tháng. Hãng hàng không Lufthansa cho biết, mỗi tuần họ có 180 chuyến bay qua Siberia nhưng từ chối đưa ra các bình luận về đòn trừng phạt mà Nga đang chuẩn bị tung ra. British Airways cũng từ chối bình luận về thông tin trên.
Trước đó, hãng hàng không giá rẻ Dobrolyot, chịu sự quản lý của Aeroflot, đã ngừng tất cả các chuyến bay cuối tuần qua sau khi hợp đồng thuê máy bay của họ bị đình chỉ do EU mở rộng trừng phạt vì Dobrolyot khai thác các chuyến bay tới Crimea.
Tổng thống Putin bắt đầu tính đến đòn trả đũa phương Tây sau khi Mỹ cùng EU đồng loạt tung ra các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga vào tuần trước. Đây là vòng trừng phạt thứ ba mà phương Tây do Mỹ dẫn đầu tung ra với Nga kể từ sau khi cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine bùng lên. Trong đợt trừng phạt mới nhất, Mỹ cùng EU đã nhằm vào các ngành kinh tế then chốt của Nga, như tài chính, năng lượng và quốc phòng. EU đã quyết định ra đòn với 5 ngân hàng lớn của Nga, trong đó có ngân hàng lớn nhất Sberbank. Những thực thể tài chính này bị cấm tăng nguồn vốn trên các thị trường vốn của EU. Tiếp đó, EU còn áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hoạt động giao dịch vũ khí, giao dịch các mặt hàng có thể vừa sử dụng cho mục đích dân sự lẫn quân sự và hạn chế xuất khẩu các công nghệ nhạy cảm sang Nga có liên quan đến ngành năng lượng. Những biện pháp trừng phạt trên là những đòn mạnh tay nhất mà phương Tây tung ra nhằm vào Nga kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, đòn đánh này gây đau đớn cho Nga và cho cả chính các nước EU./.
Theo baodientu.chinhphu.vn
Tin cùng chuyên mục
- Lời nói đầu tiên của những đứa trẻ sau khi được tìm thấy trong rừng Amazon 12.06.2023 | 17:24 PM
- Liên Hợp Quốc: Số người chết do động đất có thể tăng hơn gấp đôi 11.02.2023 | 23:20 PM
- Bé gái Philippines là người thứ 8 tỷ của thế giới 15.11.2022 | 10:00 AM
- Hoàng gia Anh thông báo về lễ đăng quang của Vua Charles III 12.10.2022 | 08:14 AM
- Bão NORU bắt đầu vào Philippines 25.09.2022 | 20:44 PM
- Cựu Thủ tướng Abe Shinzo - Người góp phần nâng tầm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 09.07.2022 | 07:49 AM
- Máy bay Boeing 737 chở theo 132 người rơi tại Trung Quốc 21.03.2022 | 17:24 PM
- Mỹ ghi nhận kỷ lục 1 triệu ca mắc COVID-19/ngày, Pháp phát hiện biến thể chứa 46 đột biến 05.01.2022 | 08:25 AM
- Medvedev lần thứ 2 vào chung kết Mỹ mở rộng 11.09.2021 | 16:07 PM
- Thế giới có hơn 4,5 triệu ca tử vong, các nước Đông Nam Á vẫn đang gồng mình chống dịch 31.08.2021 | 08:23 AM
Xem tin theo ngày
-
Đoàn đại biểu tỉnh Thái Bình viếng đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu
- UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị