Học sinh tìm tài liệu qua internet: Lợi bất cập hại
Các em học sinh cần được hướng dẫn đúng để có thể tận dụng internet một cách hiệu quả nhất cho việc học tập của bản thân.
Tuy nhiên, sự “ra đời” của một thế hệ học sinh, sinh viên (HS, SV) lạm dụng, ỷ lại vào internet đã đặt ra câu hỏi lớn về giá trị chân thực của những kiến thức được vay mượn này.
Bệnh lười
Thời gian gần đây, không ít gia đình đã "dở khóc, dở cười" khi cho phép con cái thoải mái sử dụng internet để phục vụ học tập. Một giáo viên trường THCS Nguyễn Trãi (quận Ba Đình) thừa nhận, internet mang lại nhiều lợi ích, mở mang kiến thức, giúp mọi người dễ dàng xích lại gần nhau trong "ngôi làng" toàn cầu… "HS bây giờ lạm dụng internet, các em không chịu tư duy, bài tập hơi khó, hay bất kể vấn đề gì vướng mắc đều tìm ngay đến "google". Điều này khiến nhiều em lười tư duy, lười phát biểu xây dựng bài trên lớp", vị giáo viên này chia sẻ. Nhiều ý kiến cho rằng, sự lười nhác trong tư duy này đã nảy sinh tâm lý thụ động, ỷ lại nên HS khó làm chủ kiến thức của bài học, lâu ngày tạo thành thói quen thiếu tự tin, hạn chế sự sáng tạo của người học, trí nhớ giảm sút…
Cần sáng tạo trong cách ra đề
Các chuyên gia giáo dục nhận định, đổi mới phương pháp học bằng cách yêu cầu HS sưu tầm, tìm hiểu qua internet thay vì các bài tập máy móc, rập khuôn là đúng. Điều này sẽ giúp các em phát huy hết khả năng, tư duy và sáng tạo. Tuy nhiên, nếu giao đề bài theo hướng mở không khéo sẽ "phản tác dụng", làm hạn chế khả năng tư duy và phát triển của các em.
Theo TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, việc ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng dạy học là rất cần thiết. Đây là một định hướng đúng và hiện đại, tuy nhiên, mỗi phương pháp có ưu và khuyết điểm riêng, nên vai trò của giáo viên vô cùng quan trọng. Nếu giáo viên làm đại khái thì "tai nạn" trong việc giảng dạy rất dễ xảy ra. Ông Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, với các phương pháp học tập này, HS thu thập thông tin rất nhanh, nên việc sao chép bài của người khác thành bài của mình là điều rất dễ. Hoặc trong một nhóm có thể xảy ra tình trạng chỉ có 1 - 2 HS làm. Vì vậy, khi chấm bài, giáo viên không chỉ chấm nội dung mà cần chấm cả cách HS phân công nhiệm vụ. Trong cách ra đề, nhà trường nên có bộ phận hướng dẫn giáo viên và vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Ngoài ra, gia đình cũng cần phối hợp với nhà trường trong việc kiểm soát việc học trên mạng của HS. Tuy nhiên, không thể cấm trẻ sử dụng CNTT vì điều đó đi ngược với định hướng của ngành giáo dục và sự phát triển của xã hội.
Theo kttd.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Hà NộiBàng hoàng 100 ngôi mộ “mất tích” trong đêm 26.08.2010 | 13:46 PM
- Chuyện Bác Hồ làm báo ở Pari 26.08.2010 | 13:51 PM
- Những linh hồn phiêu dạt Không chỉ là chuyện của hai người lính 09.08.2010 | 15:22 PM
- Bệnh "nhồi kiến thức" 26.08.2010 | 14:49 PM
- Cô gái 20 tuổi ''ngủ'' trong mộ 300 năm 12.08.2010 | 17:06 PM
- Tàu ngầm Kursk - 10 năm với nguyên vẹn nỗi tiếc thương 13.08.2010 | 07:56 AM
- Vedan đồng ý đền bù 100% thiệt hại cho nông dân 2 tỉnh 10.08.2010 | 07:14 AM
- Diêm Điền “ôm” rác 10.08.2010 | 09:20 AM
- Mánh khóe làm tiền của "dân" IT 17.08.2010 | 16:40 PM
- Thái Bình loạn xe buýt 10.08.2010 | 09:30 AM
Xem tin theo ngày
-
UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước
- Quyết liệt triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả