Chủ nhật, 25/05/2025, 05:58[GMT+7]

Từ những bất thường trong xuất nhập khẩu

Thứ 4, 26/12/2012 | 15:55:23
385 lượt xem
“Năm nay xuất siêu nhỏ 284 triệu USD nhưng rất khác biệt”, ông Đỗ Thức, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê lưu ý về điểm sáng đáng chú ý nhất trong bức tranh kinh tế năm 2012. Theo nhiều góc độ, những đan xen tốt, xấu cùng thể hiện trong diễn biến ngoại thương năm nay.

Theo con số công bố chính thức, tổng kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt 114,631 tỷ USD, tăng tới 18,3% so với năm ngoái. Phía nhập khẩu, tổng kim ngạch 12 tháng qua đạt 114,347 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ. Nói về con số xuất siêu gần 300 triệu USD, bà Lê Thị Minh Thủy, Vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại dịch vụ (Tổng cục Thống kê) cho biết, diễn biến xuất siêu của năm nay là bất thường. Từ sau lần xuất siêu gần nhất vào năm 1992 với giá trị xuất siêu 40 triệu USD thì nay mới lại có xuất siêu, bà Thủy cho biết.

 

Điểm khác biệt của xuất siêu ngoại thương trong bối cảnh hiện nay là không dựa vào tái xuất vàng. Quý I/2009, Việt Namon> cũng đã từng xuất siêu tới 1,4 tỷ USD, nhưng nguyên nhân đến từ tái xuất kim loại quý và sản phẩm mà chủ yếu là vàng. Cho nên, “trong bối cảnh sản xuất trong nước và thế giới khó khăn, xuất nhập khẩu là điểm sáng của kinh tế trong nước”, bà Thủy nhìn nhận. Ở góc độ tích cực, xuất siêu có đóng góp nhiều hơn cho tăng trưởng, giúp ổn định tỷ giá và nâng dự trữ ngoại hối.

 

Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp vào tăng trưởng GDP khoảng 7,23 điểm phần trăm, nhập khẩu đóng góp 4,27 điểm phần trăm và với kết quả này, chênh lệch xuất nhập khẩu đóng góp 2,96 điểm phần trăm trên con số 5,03% tăng trưởng GDP năm nay. Trong khi đó, diễn biến tỷ giá ổn định suốt cả năm. Ông Đỗ Thức cho biết, dự trữ ngoại hối đã tăng lên rất nhanh trong năm nay, tương đương 11 tuần nhập khẩu. Tuy nhiên, Sau 20 năm mới tái hiện xuất siêu, nhưng quan ngại vẫn còn chưa vơi khi nhìn vào diễn biến xuất nhập khẩu. Bởi lẽ, DN Việt Namon> có được lợi từ diễn biến này? Câu trả lời là không.

 

Theo bà Thủy, khi tính toán tỷ số giữa chỉ số giá xuất khẩu và nhập khẩu, kết quả là dưới một, hay nói cách khác là biến động giá xuất khẩu không có lợi. “Tất nhiên là đột biến nhẹ, nhưng thay đổi giá thế giới năm nay không có lợi cho Việt Namon>”, bà Thủy nói. Nhiều con số chứng thực quan điểm của bà Thủy, hạt điều, cà phê, gạo, sắn, cao su… đều giảm mạnh về giá xuất khẩu, trong khi lượng tăng lớn. “Năm nay, tăng trưởng xuất khẩu nhóm nông sản chủ yếu là do lượng”, bà Thủy nói. Tất nhiên, hiệu quả xuất khẩu không cao so với giai đoạn trước, nhưng trong bối cảnh thị trường thế giới suy giảm, tiêu thụ khó khăn thì tăng xuất khẩu cũng góp phần tạo đầu ra cho sản phẩm của nông dân.

 

Bởi vậy, đối tượng “hưởng lợi” trong diễn biến xuất nhập khẩu năm nay dường như là điều các chuyên gia từ Tổng cục Thống kê “băn khoăn” hơn cả. Xét về mặt con số, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Namon>. Đây cũng là khu vực “dẫn dắt” diễn biến xuất siêu của năm nay. Cụ thể là các DN FDI xuất siêu tới gần 11,9 tỷ USD, trong khi khu vực DN trong nước vẫn nhập siêu khoảng 11,6 tỷ USD. Trong nhiều mặt hàng, khu vực FDI chiếm tới 90% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, hai mặt hàng có tỷ trọng lớn trong xuất khẩu của khối lại thuộc lĩnh vực gia công là điện thoại và điện tử.

 

Theo bà Thủy, trong 3 năm nay đầu tư của Samsung vào sản xuất điện thoại rất lớn. Riêng nhóm này tăng kim ngạch gần gấp 2 lần so với năm ngoái, đạt hơn 12,6 tỷ USD chỉ đứng sau dệt may. “Về thu nhập quốc gia, nhóm điện thoại nặng về gia công nên khi xuất khẩu nghe kim ngạch lớn đấy nhưng ta chỉ hưởng phần gia công lắp ráp”, bà Thủy lưu ý. Do đầu vào sản xuất của mặt hàng này chủ yếu đến từ nhập khẩu nên yếu tố tạo việc làm cũng chỉ dừng ở khâu lắp ráp, còn phần giá trị cao Việt Namon> không được hưởng. Tương tự là lĩnh vực điện tử, giá trị kim ngạch cũng tăng hơn 69% so với năm trước, đạt gần 7,9 tỷ USD. “Điều này đặt ra nhiều vấn đề suy nghĩ trong phát triển DN trong nước, nơi nguyên liệu được cung cấp ngay từ nội địa”, ông Đỗ Thức lưu ý.

 

Trong khi đó, ngay việc nhập khẩu giảm tăng trưởng đã góp phần vào “thành tích” xuất siêu năm nay, nhiều chuyên gia vẫn cảm nhận được những tín hiệu không tích cực. Theo phân tích của Tổng cục Thống kê, nhập khẩu tăng thấp có biểu hiện của sản xuất trong nước khó khăn. Điều này có thể nhìn thấy ở kim ngạch nhập khẩu một số nguyên, nhiên liệu đầu vào sản xuất có tốc độ tăng trưởng thấp hoặc giảm. Điều này không chỉ cảnh báo tình hình khó khăn của các DN trong năm nay mà còn đưa đến những nhận định bi quan vào viễn cảnh năm tới.

 

Một điểm đáng lưu ý khác là trong bối cảnh xuất siêu như vậy, nhưng riêng với thị trường Trung Quốc vẫn nhập siêu khoảng 16,7 tỷ USD, là thị trường nhập siêu số một của Việt Nam. Trong khi không tận dụng được công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp tiên tiến khác, nhập khẩu thiết bị và nguyên liệu của Việt Namon> lại phụ thuộc khá nhiều vào Trung Quốc. “Bài toán đã đặt ra rồi nhưng còn phải phấn đấu nhiều, với nhiều giải pháp mới xử lý được”, bà Thủy nhấn mạnh thêm một lần nữa về sự “lệch pha” trong diễn biến tích cực của xuất siêu năm nay.

 Theo thoibaonganhang.vn

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày