Thứ 7, 24/05/2025, 04:01[GMT+7]

Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Nếu hệ thống nước thải sinh hoạt, nước thải từ nhà vệ sinh và rác thải được xử lý tốt thì môi trường sống của người dân cũng được đảm bảo.

Thứ 5, 09/09/2010 | 10:04:50
2,200 lượt xem
Tại 10 xã điều tra của Thái Bình, bên cạnh vấn đề bức xúc nhất là chưa có nước máy để dùng ( 71.2%) thì vấn đề môi trường nổi cộm mà các khu dân cư hiện đang phải đối mặt chính là ngập úng ( 66.4%), không có nhà tiêu đúng quy cách ( 59.6%), rác không được thu gom, vứt bừa bãi ( 58.8%)....

Được dùng nguồn nước sạch luôn là nỗi khát khao của người dân nông thôn.

TBonline - Liên quan đến thực trạng hệ thống thoát nước thải và thu gom xử lý rác thải là vấn đề môi trường sống của người dân, các vấn đề này có mối quan hệ mật thiết với nhau. 

 

Tại 10 xã điều tra của Thái Bình, bên cạnh vấn đề bức xúc nhất là chưa có nước máy để dùng (71.2%) thì vấn đề môi trường nổi cộm mà các khu dân cư hiện đang phải đối mặt chính là ngập úng ( 66.4%), không có nhà tiêu đúng quy cách ( 59.6%), rác không được thu gom, vứt bừa bãi ( 58.8%).... Ngoài ra, cũng tồn tại một số vấn đề mà người dân cho rằng cần ưu tiên giải quyết như: thiếu hệ thống cống thoát nước ( 49.8%), ô nhiễm nước sinh hoạt từ giếng ngầm / sông (46.8%)

 

Xã Bình Nguyên

Hiện tại, tình trạng rác thải, chất thải người dân xả ra môi trường gây ô nhiễm tương đối lớn, chưa có biện pháp thu gom, xử lý hữu hiệu. Toàn xã có 1 thôn An Chỉ thành lập và duy trì tổ thu gom rác thải sinh hoạt tập trung, hộ gia đình tự đóng góp kinh phí chi trả công thu gom. Việc xử lý rác thải chưa được đầu tư và mới chỉ ở mức độ thu gom và chôn lấp đơn giản. Hình thức thu gom hiện tại là các hộ gia đình có thùng đựng rác, hộ tự phân loại và cho vào thùng rác. Mỗi tuần 2 lần nhân viên thu rác đến thu và đổ rác vào bãi tập trung.Tổ thu gom rác hoạt động theo hình thức hợp đồng trực tiếp với hộ gia đình. Hộ gia đình đóng góp chi phí hàng tháng mức 2000 đồng /tháng để trả công thu gom.

 

Còn lại 3 thôn chưa có tổ thu gom rác do ban lãnh đạo thôn chưa quan tâm, chưa có hình thức vận động và tổ chức thực hiện hiệu quả; nhân dân chưa nhận thức rõ được vấn đề ô nhiễm môi trường; công thu gom không đảm bảo, khuôn viên của hộ gia đình rộng do vậy rác thải còn được để tại vườn...

 

. Nhiều hộ gia đình có nhu cầu thu gom rác thải và sẵn sàng chi trả các khoản chi phí thu gom (khoảng 3-5000 đồng /tháng), song số lượng hộ tham gia còn thấp không đáp ứng chi trả công phù hợp cho người thu gom. Do vậy, một số xóm khi tổ chức được một thời gian ngắn đã không duy trì được.

 

Xã Đông Minh

  Hiện nay tại xã có hai khu bãi đổ rác. Toàn xã mới thành lập được 2 tổ thu gom rác thải, mỗi tổ có 1 đến 2 người thu gom ở khu vực chợ đầu mối và khu vực dân cư ở ngã tư (trung tâm của xã). Những điểm thu gom rác này do nằm gần khu dân cư nên người dân đã có những ý kiến pnàn nàn về việc ô nhiễm môi trường từ các địa điểm tập kết rác này.

 

Rác thải sinh hoạt của hộ gia đình cũng đã được xử lý nhưng ở mức độ hẹp, cách thức thu gom cơ bản phát động nhân dân tự phân loại rác và xử lý tại hố rác gia đình. Việc thu gom rác tuy đã được thực hiện nhưng chưa triệt để và gây nhiều phiền toái, bức xúc, vì hiện nay ở các thôn chưa thành lập được tổ thu gom rác thải ở các hộ bị ứ đọng, nhiều hộ không có ý thức vất bừa bãi rác thải ra đường, nơi công cộng đã gây mất vệ sinh và thẩm mỹ.

 

Hàng tháng vào ngày 24 xã phát động ngày tổng vệ sinh môi trường, đường làng ngõ xóm. Phong trào này đã được thực hiện nhiều năm, tổ chức vận động các ban ngành đoàn thể, các nhà trường cùng toàn thể nhân dân thực hiện. Tuy nhiên ý thức tự giác không cao, việc làm chưa được thường xuyên do vậy hiện tượng rác thải, nước thải, phân gia xúc, vật vuôi vẫn còn bừa bãi trên đường đi, các tụ điểm công cộng, sông ngòi và bãi đất trống ven đường.

 

Chính vì những bức xúc cần phải thành lập đội thu gom rác thải ở các thôn. đầu tư các phương tiện hợp lý để vận chuyển rác về nơi quy định bãi rác tập trung để xử lý. đề nghị với người dân là phải sẵn sàng đóng góp tiền để trả công cho những người thu gom rác.

 

 Một vấn đề khác là sau khi thu gom rác được tập kết tại 2 bãi rác 2 khu vực. Các bãi rác này chỉ có chức năng chứaC, chưa có khả năng xử lý an toàn vì thế vẫn gây ra ô nhiễm môi trường xung quanh. Cho nên phải thường xuyên có cải tạo xử lý rác kịp thời ở khu vực bãi chứa rác.

 

Xã Minh Tân

  đã thực hiện thu gom và xử lý chất thải tập trung. Tại các thôn trong xã đã hình thành các tổ thu gom rác, mỗi tổ có 2 -3 thành viên. Việc thu gom rác tuy được thực hiện nhưng lại chưa triệt để và gây nhiều phiền toái và bức xúc. Do mỗi tuần tổ thu gom rác chỉ tiến hành thu gom 1 đến 2 lần nên chất thải của các hộ gia đình bị ứ đọng và phân huỷ gây mùi khó chịu, nhiều hộ hoặc cho chất thải vào nilon treo trên cành cây hoặc đổ bừa bãi ra đường, nơi công cộng… gây mất vệ sinh và thẩm mỹ.

 

Nhu cầu của người dân là được thu gom rác hàng ngày, tuy nhiên do lệ phí thu gom rác thấp nên không đủ trả cho tổ thu gom rác thực hiện việc này. Mỗi hộ dân ở đây đóng tiền thu gom rác từ 1000đ đến 1500đ/tháng/hộ.

 

Một vấn đề khác là rác sau khi thu gom được tập kết tại 4 bãi rác nằm dọc sông Hồng. Các bãi rác này chỉ có chức năng chứa chứ chưa có khả năng xử lý rác an toàn, do vậy, về lâu dài các bãi rác có thể trở nên quá tải và là nguồn gây ô nhiễm môi trường. Thêm nữa, các hộ gia đình tuy đã có ý thức thu gom rác nhưng chưa thực hiện phân loại rác, tất cả các loại rác được gom chung vào một túi để chờ thu gom chuyển ra bãi rác.

 

Về vệ sinh cộng cộng, ở xã hiện có 11 nhà tiêu được xây dựng cho các trường học, trụ sở làm việc của UBND và sân vận động… Đa số các nhà tiêu được sử dụng và bảo quản tốt, tuy nhiên có một số hiện không được sử dụng đúng quy định.

 

Xã Minh Tân lấy ngày 24 hàng tháng làm ngày tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm, phong trào này đã được thực hiện nhiều năm và có một ban chỉ đạo cảu xã trực tiếp chỉ đạo thực hiện việc này. Tuy nhiên, niện tượng rác thải, nước thải và phân gia súc, vật nuôi vẫn còn phổ biến trên đường đi, các tụ điểm công cộng và bãi đất trống.

 

Xã Nguyên Xá

  hiện chưa có bãi rác thải, chưa có tổ thu gom rác thải. Hình thức xử lý rác chủ yếu là hộ gia đình tự thu gom rác thải và vào ngày 25 hàng tháng tổ chức vệ sinh môi trường toàn xã để thu gom và xử lý rác thải. Tuy nhiên, hiện tượng đổ rác bừa bãi vẫn còn xảy ra gây mất cảnh quan và ô nhiễm môi trường sống của cộng đồng

 

Xã Thanh Tân

Rác thải sinh hoạt của các hộ dân thu gom ở mức độ hẹp. Chỉ có 1/5 thôn khu vực thị tứ (thôn Minh Châu) đã có tổ thu gom. Hàng tháng mỗi hộ gia đình đóng góp 10N/hộ/tháng cho công tác này. Cách thức thu gom và xử lý: Cơ bản phát động nhân dân tự thu rác và xử lý rác tai hộ gia đình bằng hình thức đốt hoặc chôn lấp. Khoảng 50% người dân có sẵn sàng trả tiền thu gom rác.

 

Xã Thụy Quỳnh

Công tác thu gom rác thải do Hoi Phu nu ới các chi hội tuyến cơ sở (cấp thôn) thực hiện theo hình thức quay vòng. Mỗi hộ gia đình đều phải có ý thức tập hợp rác của hộ cho vào túi /bao để trước cổng của hộ gia đình. Tới ngày thu gom, các chi hội phụ nữ có trách nhiệm mang những túi /bao đựng rác tới điểm tập kết.

 

Địa điểm tập kết rác nằm khá xa khu dân cư chính vì vậy công tác thu gom được thực hiện 2lần/tháng. Công tác xử lý rác thải vẫn mang tính chất thô sơ; chôn lấp hoặc đốt. Trung bình mỗi hộ gia đình đóng từ 1-2N/hộ/tháng tiền thu gom rác thải. Số tiền thu được từ mỗi thôn ước khỏangỏang -800 nghìn /tháng được chia cho khỏang 10 chi hội phụ nữ /thôn. Các tổ ở thôn dùng phương tiện xe kéo tay để vận chuyển. Thôn Kha Lý  (khỏang 580 hộ) là thôn trung tâm nên vấn đề rác thải, giữ gìn VSMT tại thôn này còn kém hơn so với các thôn khác

 

Xã Việt Hùng

Hiện có 07 thôn trong xã có tổ thu gom rác thải. Mỗi tổ thu gom có 3-5 người, tuy nhiên  tổ thu gom rác thải chỉ tiến hành thu gom rác tuần 02 lần dẫn đến rác sinh hoạt của các hộ gia đình bị ứ đọng nhiều ngày bốc mùi khó chịu gây bức xúc trong dân cư. Phí thu gom rác thải là 2000vnd – 5000vnd theo quy định của từng thôn. ác sau khi được thu gom từ hộ gia đình được tập kết ra 02 bãi rác tập trung của xã. 

 

 Các bãi rác này hiện mới thực hiện chức năng chứa là chính, chưa có giải pháp xử lý rác an toàn, bố trí dọc bờ sông, không có tường xây kín. Do không có quy định xử lý việc đổ rác bừa bãi nên dọc theo triền đê sông Hồng và dọc đường 220A rác vẫn được thu gom và đổ thành từng đống rất mất vệ sinh. 

 

Về xử lý rác tại hộ gia đình: đa số (62,4%) được tập kết để tổ thu gom rác chuyển ra bãi rác của xã. 62,4% rác thải được thu gom đúng nơi quy định. 64.4% không bao giờ phân loại rác thải.

 

Xã Việt Hùng lấy ngày 24 hàng tháng làm ngày tổng vệ sinh đường làng ngõ xóm, phong trào này đã được thực hiện nhiều năm và có một ban chỉ đạo của xã trực tiếp chỉ đạo thực hiện. Phong trào này đã ít nhiều phát huy hiệu quả tuy nhiên hiện tượng rác thải, nước thải và phân gia súc, vật nuôi vẫn còn phổ biến trên đường đi, các tụ điểm công cộng và bãi đất trống.

 

Xã Vũ Tây

  đã thực hiện thu gom rác thải sinh hoạt tập trung. Tại các thôn trong xã đã hình thành các tổ thu gom rác, mỗi tổ có 23 thành viên.Việc thu gom rác tuy được thực hiện nhưng lại chưa triệt để và gây nhiều phiền toái và bức xúc.

 

Do mỗi tuần tổ thu gom rác chỉ tiến hành thu gom 1 lần nên chất thải của các hộ gia đình bị ứ đọng và gây phân huỷ gây mùi khó chịu, nhiều hộ hoặc cho chất thải vào nilon treo trên cành cây hoặc đổ bừa bãi ra đường, nơi công cộng.... gây mất vệ sinh và thẩm mỹ. Nhu cầu của người dân là được thu gom rác hàng ngày, tuy nhiên do lệ phí thu gom rác không đủ trả cho tổ thu gom rác thực hiện việc này mặc dù  mỗi hộ dân ở đây đóng tiền thu gom rác từ  4.000đ đến 5.000đ/tháng/hộ, nên hiện tại việc thu gom rác mới chỉ dừng lại mỗi tuần 1 lần.

 

Một vấn đề khác là rác sau khi thu gom được tập kết tại các bãi rác nằm trên các trục đường giao thông, các khu dòng cụt. Các bãi rác này chỉ có chức năng chứa chứ chưa có khả năng xử lý rác an toàn, vì thế, các bãi rác đều trở nên quá tải và là nguồn gây ô nhiễm môi trường, các hộ gia đình tuy đã có ý thức thu gom rác nhưng chưa thực hiện phân loại rác, tất cả các loại rác được gom chung vào một túi để chờ thu gom chuyển ra bãi rác.

 

Hiện nay, xã có 06 khu nhà vệ sinh công cộng được xây dựng tại Trường trung học cơ sở,  Trường Tiểu học, Trường Mầm non, trụ sở làm việc của UBND, Trạm Y tế và chợ. Các công trình này đang hoạt động tốt, phát huy hiệu quả, tuy nhiên vẫn cần được vệ sinh tốt hơn. Xã Vũ Tây lấy ngày 24 hàng tháng là ngày tổng vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Phong trào này đã được thực hiện nhiều năm và có 1 ban chỉ đạo của xã trực tiếp chỉ đạo thực hiện việc này. Tuy nhiên, hiện tượng rác thải, nước thải và phân gia súc, vật nuôi vẫn còn phổ biến trên đường đi, các tụ điểm công cộng và bãi đất thực hiện ngày 24 hàng tháng chưa đi vào thực chất, vẫn mang tính hình thức là chính.

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày