Cảng cá Tân Sơn báo động tình trạng ô nhiễm môi trường
Cảng cá Tân Sơn nằm trên địa phận xã Thụy Hải, nơi tập kết cá đánh bắt từ biển trở về quy mô lớn nhất huyện Thái Thụy. Xung quanh cảng có hàng chục cơ sở, doanh nghiệp chế biến, nông thủy hải sản. Gần đó, làng nghề chế biến hải sản Quang Lang (Thụy Hải) cũng hoạt động tấp nập.
Hàng ngày, nước từ các cơ sở, nhà máy sau khi rửa, chế biến tôm cá, sứa, nông sản….có lẫn cả hoá hoá chất chưa qua xử lý, hoặc xử lý chưa triệt vẫn chảy trực tiếp ra cửa biến khiến nguồn nước khu vực này bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hiện tại, đường ra cảng cá chạy song song với kênh thoát nước từ làng nghề Quang Lang, vào buổi sáng, khi mực nước thủy triều xuống thấp nhìn rõ thấy cả ống xả nước thải màu vàng đục của cơ chế chế biến hải sản đổ trực tiếp xuống kênh. Nước ở dưới kênh toàn một màu đen, bốc mùi tanh nồng. Khu đất trống giáp kênh là địa điểm huyện quy hoạch cụm công nghiệp Thụy Hải nhưng tới giờ vẫn là bãi rác của xã bởi hàng ngày người dân điềm nhiên đổ rác chất thành đống, tràn xuống cả mặt kênh.
Tại khu vực trung tâm cảng cá, hầu hết diện tích mặt cảng được tận tụng phơi túi ni lon đã sử dụng gói cá đánh bắt từ biển. Một số hộ phơi đầu tôm cá đã thối mục (sản phẩm thải loại của các cơ sở chế biến) kéo theo hàng đàn ruồi nhặng bâu quanh. Nhiều chủ tàu thuyền, người thu gom cá cũng vô ý thức, sau khi xuất bán cá cho các cơ sở chế biến hải sản, còn lại bao nhiêu chất cặn bã, chất thải, cá thối đổ lên trên mặt cảng hoặc trút hết xuống biển khiến cho môi trường biển ở khu vực này càng ô nhiễm nặng nề hơn.
Thậm chí, có một số cơ sở chế biến cá loại, cá tạp thu gom từ nhiều nơi, trong đó có những con đã thối rữa...làm thức ăn gia súc nhưng chưa xử lý triệt để mùi hôi để bay vào tận các khu dân cư, gây ô nhiễm không khí. Anh Nguyễn Khuông Vinh, một ngư dân ở xã Thụy Hải cho biết: " Tôi đi biển ngót nghét 20 năm nay, trước kia cảng này thả lưới chỗ nào cũng có cá. Nhưng giờ, bèo tây từ cống Trà Linh thoát ra ứ đọng ở đây cộng thêm nước thải khắp nơi dồn về khiến cảng bị bồi lắng, luồng lạch rất nông, tôm cá không thể sống sót.
Quanh khu vực này, nếu có bỏ công cả buổi ra đánh bắt cũng chẳng được con nào". Nghe anh Vinh nói vậy, chị Nguyễn Thị Dung (Thụy Hải) đang ngồi đợi thuyền cá cập cảng gần đấy tiếp thêm lời: " Chúng em sống ở làng Quang Lang giáp ngay cạnh cảng cá này, mùa đông gió Bắc còn đỡ chứ mùa hè gió Nam, mùi hôi bay vào tận nhà, ám hết cả vào quần áo rất khó chịu. Các cấp chính quyền xem tìm giải pháp khắc phục thế nào chứ cứ để tình trạng này thì khổ dân lắm".
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Trần Xuân Nhuệ, Chủ tịch UBND huyện Thái Thụy cho biết: Để xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực cảng cá Tân Sơn thời gian qua về phía huyện có phần trách nhiệm. Ban quản lý dự án là đơn vị trực tiếp quản lý hoạt động của cảng nhưng chưa làm hết phận sự được giao. Các chủ tàu thuyền chây ì không nộp lệ phí bến bãi, neo đậu tàu thuyền nên không có kinh phí duy trì hoạt động đội quản lý cảng dẫn đến tình trạng buôn lỏng quản lý, để mặc cho các cơ sở sản xuất, người dân hoạt động tuỳ tiện, xả rác, nước thải bừa bãi gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
Trong vụ việc này, xã Thụy Hải cũng có phần trách nhiệm, chưa quản lý tốt bãi rác và các cơ sở chế biến hải sản trên địa bàn, một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Tiếp thu ý kiến của người dân, huyện sẽ chấn chỉnh lại hoạt động của đội quản lý cảng, giao trách nhiệm quản lý cụ thể cho từng thành viên, sau đó dự kiến sẽ chuyển cảng cá Tân Sơn cho Ban quản lý cụm công nghiệp ( phòng Công thương) quản lý, từng bước tìm nguyên nhân và những giải pháp khắc phục. Yêu cầu xã Thụy Hải tìm địa điểm di chuyển bãi rác đi nơi khác, xa khu dân cư, giảm ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Nhuệ tình trạng ô nhiễm môi trường quanh khu vực ở cảng cá Tân Sơn hiện đang ở mức báo động, nên ngoài sự cố gắng tích cực của huyện, rất mong sự hỗ trợ, giải quyết của các cơ quan chức năng. Trước mắt, hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ xử lý chất thải. Thành lập các đoàn kiểm tra giám sát đánh giá lại toàn bộ thực trạng môi trường tại khu vực cảng, hỗ trợ kiểm nghiệm mẫu nước thải, khí thải để có căn cứ tạm đình chỉ và xử phạt nghiêm những cơ sở, doanh nghiệp không tuân thủ các giải pháp bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, bản thân các doanh nghiệp chế biến hải sản, chủ tàu thuyền, một số người dân hoạt động tại khu vực cảng ... cũng cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường không xả nước, chất thải, rác thải bừa bãi... để trả lại môi trường trong lành cho cảng cá, bảo vệ cuộc sống của chính mình và những người dân.
Nguyễn Hình
Tin cùng chuyên mục
- Hà NộiBàng hoàng 100 ngôi mộ “mất tích” trong đêm 26.08.2010 | 13:46 PM
- Chuyện Bác Hồ làm báo ở Pari 26.08.2010 | 13:51 PM
- Những linh hồn phiêu dạt Không chỉ là chuyện của hai người lính 09.08.2010 | 15:22 PM
- Bệnh "nhồi kiến thức" 26.08.2010 | 14:49 PM
- Cô gái 20 tuổi ''ngủ'' trong mộ 300 năm 12.08.2010 | 17:06 PM
- Tàu ngầm Kursk - 10 năm với nguyên vẹn nỗi tiếc thương 13.08.2010 | 07:56 AM
- Vedan đồng ý đền bù 100% thiệt hại cho nông dân 2 tỉnh 10.08.2010 | 07:14 AM
- Diêm Điền “ôm” rác 10.08.2010 | 09:20 AM
- Mánh khóe làm tiền của "dân" IT 17.08.2010 | 16:40 PM
- Thái Bình loạn xe buýt 10.08.2010 | 09:30 AM
Xem tin theo ngày
-
Khởi công dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu
- UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào một số nội dung quan trọng
- Thúc đẩy động lực tăng trưởng đầu tư công năm 2025
- Đưa tỉnh Thái Bình trở thành trung tâm kết nối của vùng, khu vực và quốc tế
- 110 tập thể, cá nhân đủ điều kiện, tiêu chuẩn xét khen thưởng cấp nhà nước năm 2024
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh: Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Kế tục xuất sắc sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Bộ Chính trị
- Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW và Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị
- Xác định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trước yêu cầu phát triển đất nước