Công lý và đạo lý cho nạn nhân chất độc Dacam/Dioxin Việt Nam
Từ xa xưa, khi các bộ tộc xung đột, người ta đã biết dùng các độc tố tự nhiên trong động vật, thực vật tẩm vào các mũi tên, đầu gươm giáo để tiêu diệt lẫn nhau. Trong chiến tranh thế giới lần thứ 1 (1914 – 1918), ngày 22/4/1915 quân Đức đã sử dụng chất độc clo làm nhiễm độc và chết hàng nghìn quân Anh, Pháp; tháng 7/1917 quân Đức lại sử dụng chất độc yperit trên chiến trường. Trong chiến tranh thế giới lần thứ II (1939 –1945), Nhật sử dụng chất độc yperit tại Trung Quốc, quân Đức sử dụng chất ziclon B đầu độc tù nhân ở các trại tập trung.
Thế nhưng, trong lịch sử loài người, chưa có cuộc chiến tranh hóa học nào có thể so sánh với cuộc chiến tranh hóa học quy mô lớn nhất, kéo dài ngày nhất mà quân đội Mỹ đã tiến hành ở Việt
Trong thời gian chiến tranh, Mỹ – ngụy chia Nam Việt Nam thành bốn vùng chiến thuật thì cả bốn vùng từ Quảng Trị đến Cà Mau đều bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam/dioxin (CĐDC/D) với các mức độ khác nhau. Vùng chiến thuật III (khu vực quanh Sài Gòn) bị phun rải nặng nhất. Các tỉnh và khu vực trọng điểm là: Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Chiến khu D, chiến khu Dương Minh Châu, Đặc khu rừng Sác, Mật khu Bời Lời. Hậu quả, tức thời là 3,060 triệu ha rừng bị tàn phá theo nhiều mức độ (2,900 triệu ha rừng nội địa. 0,160 triệu ha rừng ngập mặn), làm mất đi 112 triệu mét khối gỗ.
Ngoài ra, nhiều nguồn tài nguyên lâm sản khác như cây thuốc song mây, dầu nhựa, thú rừng... bị tiêu diệt. Về lâu dài, hệ sinh thái rừng bị thay đổi, đất rừng bị sói mòn. Cỏ tranh, tre nứa, cỏ bụi xâm lấn và thay thế cây rừng. Môi trường rừng xấu đi, gây trở ngại khó khăn cho rừng tái sinh phục hồi.
Theo giáo sư Võ Quý (Đại học Quốc gia Hà Nội), rừng bị phá hủy do chất độc hóa học đã tác động mạnh lên 28 lưu vực sông miền Trung Việt
CĐDC/D là một hỗn hợp của 2,4 – D và 2,4,5 – T. Trong chất 2,4,5 – T Xuất hiện một sản phẩm phụ là 2,3,7,8 tetra chloro dibenzo-p-dioxin (TCDD), còn được gọi là dioxin. Dioxin là chất độc nhất đối với sức khỏe con người. Với liều lượng 1 nanogram (ppb= phần tỷ gram) đã có thể gây nên bệnh ung thư, tai biến sinh sản ở người và di truyền tới đời con, cháu; vài chục nanogram có thể lập tức gây chết người.
Nhiều Nhà khoa học, cho rằng chỉ cần 85 gram dioxin (lượng dioxin chứa trong 1 thìa xúp) có thể giết toàn bộ dân số 1 thành phố khoảng 8 triệu người. Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, hậu quả của CĐDC/D đã được các nhà khoa học Mỹ và thế giới khẳng định, cảnh báo và lên tiếng phản đối, như Giáo sư sinh học Arthur Galston (Đại học Yale) cùng với Hội Sinh lý học thực vật Hoa Kỳ và hơn 500 nhà khoa học Mỹ khác, trong đó có 17 người được giải thưởng Nobel, 129 người là viện sỹ Viện Hàn Lâm khoa học Hoa Kỳ. Viện Hàn lâm Y học Hoa Kỳ cũng đã thừa nhận có 13 loại bệnh liên quan đến CĐDC/D(danh sách bệnh tật còn được tiếp tục bổ sung). Tháng 2/2008, Bộ Y tế Việt
CĐDC/D đã làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, trong đó khoảng 3 triệu người là nạn nhân, nhiều nạn nhân là trẻ em (cả thế hệ con, cháu). Hàng vạn người đã chết, hàng triệu người bị các bệnh ung thư và bệnh nan y khác cùng con, cháu của họ bị dị dạng, dị tật đang phải sống trong đau khổ, nghèo khó do di chứng tàn khốc của CĐDC/D.
Những ai là nạn nhân của chất độc da cam? Họ là các cán bộ, Bộ đội, thanh niên xung phong, dân quân, du kích, tự vệ, dân công hỏa tuyến đã từng trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu ở những vùng bị rải CĐDC/D trên chiến trường miền
Một thống kê gần đây cho biết: 70% số gia đình nạn nhân CĐDC thuộc diện hộ đói và nghèo, trong đó 40% là số hộ đói, 22% số gia đình có từ 3 nạn nhân trở lên; 30% nạn nhân sức khỏe yếu hơn trước, 90% không có chuyên môn nghề nghiệp. Không thể kể hết những hoàn cảnh thương tâm. Một cặp vợ chồng nhiều lần sinh mà lần nào cũng là những đứa trẻ dị dạng, không nuôi được. Người mẹ chín tháng mang nặng đẻ đau, tần tảo nuôi con mấy chục năm mà đứa con vẫn chỉ nằm một chỗ, vô tri vô giác. Gia đình 5 cha con đều là nạn nhân. Gia đình 3 thế hệ nối tiếp nhau đều có nạn nhân. Gia đình mỗi cột nhà buộc một dây xích để xích những đứa con mỗi khi lên cơn điên dại do CĐDC/D...
Với trách nhiệm của mình, Nhà nước Việt
Ngay từ khi ra mắt hoạt động, hội đã lập đề án “Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam trong cuộc sống”, đồng thời “Tổ chức thu thập hồ sơ, chứng cứ, tiến hành khởi kiện dân sự các công ty Mỹ sản xuất CĐDC để quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt
Ngày 25/02/2004, hội ra Tuyên bố kêu gọi nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế ủng hộ hội và các nạn nhân trong các hoạt động vì hòa bình, công bằng, công lý.
Ngày 25/6/2004, đại diện 32 tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam họp hội nghị “Vì nạn nhân CĐDC/D Việt Nam”, nhất trí đề nghị lấy ngày 10 tháng 8 hằng năm (ngày đầu tiên quân đội Mỹ rải hóa chất độc xuống miền Nam Việt Nam ở Bắc Kon Tum – 10/8/1961) là “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam”. Ngày 6/8/2004, tại công văn số 5770/CV-VPTW, Văn phòng Trung ương Đảng thông báo Ban Bí thư đã đồng ý với đề nghị đó.
Từ năm 2004 đến nay, sự quan tâm giúp đỡ, ủng hộ của nhân dân cả nước ta và bạn bè quốc tế đối với nạn nhân CĐDC/D Việt Nam diễn ra thường xuyên, đặc biệt trong “Ngày Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam” 10 tháng 8, trong các dịp lễ, tết... Nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự cuộc gặp mặt nạn nhân, thăm hỏi các gia đình và trung tâm nuôi dưỡng nạn nhân CĐDC.
Trong thư gửi các nạn nhân “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam Việt
Trong “Ngày vì nạn nhân chất độc da cam Việt
Hội nạn nhân CĐDC/D Việt
Không chỉ người Việt Nam, mà nhiều cựu binh Mỹ, Hàn Quốc, Australia, New Zealand... tham chiến ở Việt Nam trước đây cũng đã mắc nhiều bệnh tật do phơi nhiễm CĐDC/D. Theo Đô đốc Elmo Zumwalt- nguyên Tư lệnh các lực lượng hải quân, không quân Mỹ ở Việt Nam (1968 – 1970) và nhiều nhà khoa học khác, có ít nhất 2,6 triệu lượt binh sĩ Mỹ đã bị phơi nhiễm chất độc. Mỗi năm, Chính phủ Mỹ đã phải trợ cấp cho các cựu binh Mỹ bị bệnh liên quan đến CĐDC/D số tiền 1,52 tỷ đô la Mỹ.
Ngày 13/10/2009, Bộ trưởng Bộ Các vấn đề cựu chiến binh Mỹ Eric Shinseki công bố có thể xem xét mở rộng diện được hưởng phúc lợi đối với cựu binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam bị bệnh do phơi nhiễm chất độc da cam lên 200 nghìn người. Công bố dựa trên kết quả nghiên cứu gần đây của Viện y học thuộc Bộ này cho biết đã nâng từ 13 lên 15 loại bệnh liên quan đến CĐDC/D. Theo số liệu của Hội Cựu chiến binh thương tật do chất da cam Hàn Quốc, có 100 nghìn/300 nghìn lượt binh sĩ Hàn Quốc tham chiến ở Việt Nam là nạn nhân, trong đó 20 nghìn người đã chết; Chính phủ Hàn Quốc trợ cấp cho các binh sĩ này mỗi năm 130 triệu đô la Mỹ...
Ngày 21-22/02/2006, các luật gia quốc tế họp hội nghị ở Hà Nội đã nhất trí lên tiếng ủng hộ Vụ kiện của các nạn nhân CĐDC Việt Nam tại tòa án Hoa Kỳ. Ngày 28-29/3/2006, Hội nghị Quốc tế Nạn nhân CĐDC/D tại Hà Nội (Gồm các đoàn đại biểu nạn nhân Việt Nam, Mỹ, Hàn Quốc, Australia, nhiều nhà hoạt động xã hội, nhà khoa học đến từ New Zealand, Canada, Anh, Đức, Pháp, Nga, Thụy Sĩ...) đã ra Lời kêu gọi khẳng định một số công ty hóa chất Mỹ do chạy theo lợi nhuận đã gây nêu nhiều thảm họa và dứt khoát họ phải đền bù thiệt hại cho các nạn nhân...
Ngày 15/5/2008, lần đầu tiên vấn đề chất độc da cam được đưa ra điều trần tại Tiểu ban Châu á - Thái Bình Dương và Môi Trường toàn cầu thuộc ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Tiểu ban - Nghị sĩ Eni Faleomaveaga (cựu binh Mỹ từng tham gia chiến tranh ở Việt Nam) với chủ đề “Trách nhiệm bị lãng quên - Chúng ta (Mỹ) có thể làm gì để giúp các nạn nhân chất độc da cam?”. Có nhiều phát biểu của các nhà khoa học, nghị sĩ, luật gia và luật sư Hoa Kỳ khẳng định CĐ DC/D do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ViệtNam đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho cả binh sĩ Mỹ và người dân Việt Nam, yêu cầu chính phủ Mỹ bồi thường cho các nạn nhân.
Ngày 4/6/2009, cũng tại Tiểu ban này, diễn ra phiên điều trần thứ 2 với chủ đề “Hoàn thành nghĩa vụ của mình, chúng ta cần làm gì để đề cập đến ảnh hưởng của chất độc da cam tại Việt
Ngày 15/7/2010, Hạ viện Mỹ tổ chức phiên điều trần thứ 3 về vấn đề chất độc da cam/dioxin tại Việt
Liên quan đến cuộc đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân da cam, gần đây có những sự kiện đáng chú ý:
- Đoàn Cựu Chiến binh Mỹ, gồm các tổ chức: Cựu Chiến binh vì hòa bình, Cựu chiến binh chống chiến tranh Việt Nam, Cựu Chiến binh chống chiến tranh Irắc, Tổ chức Cứu trợ và Trách nhiệm với nạn nhân chất độc da cam Việt Nam do ông Paul Kox dẫn đầu sang làm việc tại Việt Nam từ 28/3-8/4/2010, Đoàn đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp. Ngày 7/4/2010 Đoàn và VAVA đã ký Tuyên bố chung, xác định quyết tâm ủng hộ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
- Từ 14/4 - 16/5/2010, Đoàn Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam thứ 5 đi vận động dư luận tại Hoa Kỳ. Đoàn gồm bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch VAVA thành phố Đà Nẵng và anh Phạm Thế Minh (nạn nhân thế hệ thứ 2 ở Hải Phòng). Đoàn đã đi qua 7 thành phố lớn ở Mỹ, Gồm: Los Angeles, Chicago, Atlanta, New York, Washington DC, Seatle và San Francisco, gặp gỡ hàng trăm người Mỹ, Kiều bào cùng nhiều quan chức của hai đảng Dân chủ, Cộng hòa. Đoàn đã thu được nhiều kết quả trong chuyến đi, đặc biệt là sự ủng hộ của công luận và dư luận Mỹ đối với cuộc đấu tranh đòi công lý của các nạn nhân chất độc da cam/dioxin.
- Từ 28/6/ - 03/7/2010, Đoàn Việt
“Xoa dịu nỗi đau da cam” là việc làm không của riêng ai. Các chế độ chính sách của Nhà nước đối với nạn nhân CĐDC đã có nhiều sửa đổi, bổ sung và vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nhằm thực hiện sự công bằng xã hội đối với những người có công với đất nước, đối với mọi nạn nhân là dân thường, kể cả những người đã từng cộng tác với chế độ Sài Gòn cũ. Điều này đã đem lại cho các nạn nhân sự phấn khởi, giảm bớt mặc cảm, vượt qua những đau đớn về thể xác, tinh thần do bệnh tật gây ra.
Tính từ tháng 01/2004 đến tháng 6/2010, nhân dân cả nước ta và nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài không phân biệt xu hướng chính trị, tầng lớp, màu da... đã đồng cảm với nạn nhân CĐDC/D, ủng hộ số tiền và quà tặng trị giá hơn 147 tỷ đồng (bạn bè nước ngoài ủng hộ hơn 22 tỷ đồng). Số tiền trên hầu hết đã được sử dụng để giúp đỡ nạn nhân trong cuộc sống, cụ thể:
- Làm nhà, sửa nhà, 1402 nhà giá trị hơn 30 tỷ đồng;
- Xây dựng cơ sở nuôi dưỡng bán trú ở 5 địa phương: Thái Bình, Đà Nẵng, Đồng Nai, Quảng Ngãi, Bà Rịa - Vũng Tàu giá trị hơn 3,7 tỷ đồng;
- Cấp học bổng 477 suất trị giá 1,4 tỷ đồng.
- Trợ giúp việc làm 116 suất giá trị 579 triệu đồng;
- Trợ cấp bão lụt, y tế, vốn sản xuất 24.641 suất; trị giá 24,6 tỷ đồng;
- Tặng quà ngày lễ, tết 126.266 suất giá trị 38,4 tỷ đồng;
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Hội Nạn nhân CĐDC/D Việt Nam (3/12/2008), Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã biểu dương: “... Những việc làm của Hội đã thật sự góp phần xoa dịu nỗi đau da cam của các nạn nhân; đồng thời có sức lay động lòng người để thế giới thức tỉnh, nói lên tiếng nói của lương tri, đòi những người gây ra tội ác phải có trách nhiệm pháp lý, đạo lý đối với các nạn nhân”.
Tin cùng chuyên mục
- Hà NộiBàng hoàng 100 ngôi mộ “mất tích” trong đêm 26.08.2010 | 13:46 PM
- Chuyện Bác Hồ làm báo ở Pari 26.08.2010 | 13:51 PM
- Những linh hồn phiêu dạt Không chỉ là chuyện của hai người lính 09.08.2010 | 15:22 PM
- Bệnh "nhồi kiến thức" 26.08.2010 | 14:49 PM
- Cô gái 20 tuổi ''ngủ'' trong mộ 300 năm 12.08.2010 | 17:06 PM
- Tàu ngầm Kursk - 10 năm với nguyên vẹn nỗi tiếc thương 13.08.2010 | 07:56 AM
- Vedan đồng ý đền bù 100% thiệt hại cho nông dân 2 tỉnh 10.08.2010 | 07:14 AM
- Diêm Điền “ôm” rác 10.08.2010 | 09:20 AM
- Mánh khóe làm tiền của "dân" IT 17.08.2010 | 16:40 PM
- Thái Bình loạn xe buýt 10.08.2010 | 09:30 AM
Xem tin theo ngày
- Trao Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ IX - năm 2024
- Gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh: Trao quà tết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn của xã Hồng Minh
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh
- Công bố quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình
- Trao quà tết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, học sinh có hoàn cảnh khó khăn của xã Tây Sơn
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2025, phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số và hoàn thành ở mức tốt nhất các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX
- Cần nâng cao “sức đề kháng” trước các thông tin xấu độc cho cán bộ, đảng viên và nhân dân
- Khẩn trương hoàn thành dự thảo lần 1 Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy