Thứ 7, 27/07/2024, 06:13[GMT+7]

Phương pháp dạy và học tiếng Anh

Thứ 2, 29/08/2011 | 08:52:57
2,713 lượt xem
Việc xây dựng bố cục chương trình một cách hợp lý, cũng như việc đổi mới phương pháp dạy và học tiếng Anh THPT sẽ giúp cho học sinh học lực tiếng Anh trung bình đủ năng lực  giao tiếp hoặc đủ điều kiện tham gia xuất khẩu lao động hay làm việc ở các liên  doanh nước ngoài; còn học sinh khá giỏi có thể du học, học tập ở các viện, trường hợp tác quốc tế. Và như vậy, mục tiêu nâng cao mặt bằng tiếng Anh đáp ứng nhu cầu hội nhập phát triển cho mỗi địa phương trong giai đoạn tới sẽ sớm trở thành

Có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với người nước ngoài thì vốn tiếng Anh của học sinh Việt Nam nói chung, học sinh Thái Bình nói riêng sẽ thành thục hơn. Ảnh nguồn: Internet

Trong xu thế hội nhập Quốc tế, tiếng Anh trở thành một phương tiện vô cùng quan trọng. Trực tiếp hay gián tiếp tiếng Anh ảnh hưởng đến hết thảy mọi lĩnh vực phát triển của mỗi địa phương hay mỗi quốc gia, từ việc thu hút khách du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, đến xuất khẩu lao động và quan trọng hơn là đến phát triển khoa học công nghệ - phát triển kinh tế tri thức, phát triển giáo dục đào tạo – tạo lập yếu tố chất lượng nguồn nhân lực.

Thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng đề cập nhiều đến vấn đề bất cập trước thực trạng dạy và học tiếng Anh ở nước ta, rằng: “Việc dạy và học tiếng Anh ở nước ta đang có nhiều vấn đề, nhiều học sinh học tiếng Anh đến cả chục năm mà vẫn không thực hiện được giao tiếp tối thiểu” hay “96% học sinh Việt Nam học tiếng Anh học từ cấp 2 nhưng đa số chưa dùng được để giao tiếp và học tập” (nguồn: vnn.vn, giao lưu trực tuyến 31/9/2010).

Thực tế đang là như vậy, trong khi ở nhiều nước, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 (second language) hoặc  ngôn ngữ  chính  thống (official language) thì  “mặt bằng tiếng Anh” ở Việt Nam và đặc biệt ở các tỉnh lẻ đang ở mức thấp kém so với rất nhiều nước trên thế giới và khu vực, ở đây bao gồm cả tiếng Anh giao tiếp xã hội, tiếng Anh lao động giản đơn, lao động kỹ thuật, lao động quản lý, và đáng ngại hơn là chất lượng tiếng Anh ở tầng lớp học sinh, sinh viên.

Đối với lao động phổ thông, các tổ chức nhập khẩu lao động nước ngoài hầu hết đều đánh giá rằng hạn chế nhất đối với lao động Việt Nam là khả năng tiếng Anh, nhược điểm này thực tế đã trở thành một bất lợi lớn trong cạnh tranh thị phần xuất khẩu lao động của nước ta hiện nay.

Với tầng lớp cán bộ viên chức nhà nước, ngoài vai trò đáp ứng nhu cầu cho các hoạt động công tác chuyên môn, tiếng Anh còn là một công cụ phục vụ học tập, cập nhật thông tin và nâng cao trình độ chuyên môn, mở rộng tầm nhìn, vv. Hiện nay, hầu hết cán bộ viên chức các nước  ASEAN  (trừ Lào, Campuchia) đều có thể làm việc độc lập bằng tiếng Anh, trong khi đó, ở ta, đặc biệt đối với các tỉnh lẻ dường như không dễ để tìm một cán bộ công chức có khả năng làm việc bằng tiếng Anh, với đối tượng này, tình trạng phổ biến là cọc cạch - lệch pha giữa chuyên môn và ngoại ngữ, người có chuyên môn thì không có tiếng Anh và rất ít người có tiếng Anh thì lại không có chuyên môn để làm việc, vì thế hầu hết đều phải làm việc thông qua trung gian dịch thuật/phiên dịch nên hạn chế nhiều đến hiệu suất và tính chuẩn xác, đó đây, không thiếu các trường hợp hỏng việc do người dịch thiếu chuyên môn và trách nhiệm.

Đối với tầng lớp học sinh - sinh viên, tiếng Anh trở nên cần kíp hơn vì nó trực tiếp tác động đến chất lượng giáo dục và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, từ lao động giản đơn, lao động xuất khẩu, lao động kỹ thuật, lao động quản lý đến lao động nghiên cứu. Trong bối cảnh hội nhập phát triển cùng với sự bùng nổ thông tin, bùng nổ các thành tựu tiến bộ khoa học công nghệ, một lao động quản lý hay một lao động kỹ thông tin, bùng nổ các thành tựu tiến bộ khoa học công nghệ, một lao động quản lý hay một lao động kỹ

Gần đây, Nhà nước đẩy mạnh thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế về GDĐT, xây dựng các viện/trường ĐH tiêu chuẩn quốc tế - nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Để thực hiện mục tiêu này, chất lượng tiếng Anh của tầng lớp học sinh, sinh viên được xem như một “yếu tố đầu vào” không thể thay thế.

Hiện tại, mặt bằng tiếng Anh của học sinh tốt nghiệp THPT ở nước ta đang ở mức rất thấp kém (Hầu như chỉ có các học sinh chuyên chọn tiếng Anh mới có thể đạt điểm 5/10 trở lên với đề Test tiếng Anh khối D), đó là chưa nói đến phát âm, khả năng nghe nói hầu như rất kém (có người nước ngoài nói rằng, “2 học sinh Việt Nam nói tiếng Anh với nhau có khi chỉ họ hiểu với nhau chứ người nước ngoài nghe có thể không hiểu họ nói gì”.

Như vậy, vấn đề dạy và học tiếng Anh từ hệ phổ thông  trở thành một biện pháp chìa khoá cho mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục & đào tạo nguồn lực con người, đây thực sự là một vấn đề mang tính chiến cuộc và  luôn cần đến cả một hệ thống các biện pháp, giải pháp đồng bộ liên hoàn từ chủ trương chính sách của nhà nước và mỗi địa phương, nói riêng, đến việc xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa và sau cùng mới đến phương pháp dạy và học.

ĐÂU LÀ GIẢI PHÁP?


Với tầng lớp cán bộ viên chức: Tiếng Anh cần có “đầu ra”

Nhớ lại từ giữa những năm 1980, phong trào học tiếng Anh trong giới cán bộ viên chức hết sức rầm rộ. Từ “phong trào” ấy, đó đây cũng có người học hành nghiêm túc nhưng sau đó dường như chẳng để làm gì, ... nên sau đó “phong trào” lại chìm lắng rồi dường như tắt ngấm. Như một nguyên lý: “không có động lực thì phong trào không sống”.Vì thế, để động lực hoá cho phong trào tự học nâng cao năng lực tiếng Anh trong giới cán bộ viên chức thì tiếng Anh cho đối tương này cần có “đầu ra”.

Nhà nước, các địa phương cũng như các cấp quản lý, các tổ chức/đơn vị có thể ban hành cơ chế chính sách, các định chế, thậm chí là các chế tài phù hợp để tiếng Anh của đối tượng này thật sự có “đầu ra”, như việc: rộng cửa hơn cho việc thăm quan, học tập, tập huấn, hội thảo nước ngoài; Tiêu chuẩn hoá chặt chẽ điều kiện tiếng Anh cho thi tuyển công chức, nâng ngạch chuyên viên và đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ trong nước (tiến sỹ trong nước cần có chứng chỉ tiếng Anh Quốc tế), và khuyến khích đòn bẩy việc học tập du học, nghiên cứu sinh ở nước ngoài...

Với tầng lớp học sinh, sinh viên: Cần có chủ trương thống nhất, chương trình đồng bộ, sách giáo khoa chuẩn, nâng cao chất lượng giáo viên cùng với đổi mới phương pháp dạy, học và thi cử.

Ngoài những hạn chế về chương trình biên soạn, về sách giáo khoa, vv, lâu nay việc dạy và học tiếng Anh ở khối các trường phổ thông, nhất là ở khu vực nông thôn đôi khi còn mang tính trăm hoa đua nở, nơi thì học từ lớp này, nơi thì dạy từ lớp kia, tiếng Anh chưa thực sự trở thành môn học ngoại ngữ chính thống trên toàn quốc và có khi bị chính những người trong cuộc là nhà trường, phụ huynh và học sinh xem nhẹ; Biên chế giáo viên hẹp hòi, thậm chí chỉ có GV hợp đồng, kiêm nhiệm...

Học tiếng Anh như học toán (học lý thuyết rồi làm bài tập là xong) nên chất lượng tiếng Anh của học sinh phổ thông và đặc biệt ở nhiều tỉnh lẻ đang ở mức rất thấp kém, hầu như là “tiếng Anh câm” (chỉ học để thi, phát âm sai, ít học nghe nói, không thi/kiểm tra nghe nói ...), cái cần chuẩn là phát âm thì dễ dãi, việc dạy, học và thi cử thì lại xét nét, bắt bẻ thái quá về ngữ pháp, làm cho học sinh rơi vào tình trạng “bội thực ngũ pháp” bị ức chế và bó cứng vào “ngữ pháp tủ” (nói với bất cứ ai, bất cứ chỗ nào cũng theo “mẫu câu” nên nhiều khi trở thành lố bịch, hơi khác tý là sai, làm cho học sinh luôn có tâm lý sợ sai, không dám nói – không hình thành được phản xạ nghe nói), đề thi/kiểm tra thì đánh đố ngữ pháp, không cho phép học sinh phát huy sáng tạo, ví dụ, “tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống ...”, trong khi có nhiều từ đồng nghĩa có thể dùng thì học sinh chỉ được điểm nếu điền đúng từ duy nhất ở đáp án, vv. (Người phương Tây quan niệm: tôi nói/viết bạn hiểu nhanh, bạn nói/viết tôi nhanh hiểu, như vậy ngoại ngữ của bạn là tốt). Trong các buổi học, học sinh không còn thời gian rèn luyện kỹ năng phát âm – nghe nói, kỹ năng “tư duy Anh ngữ”, học sinh không được hiểu về phong tục tập quán, tôn giáo, tư duy, các nền văn hoá nước ngoài nên “nói tiếng Tây  như nói tiếng Ta”.

Để nâng cao chất lượng tiếng Anh, trước hết môn tiếng Anh cần trở thành môn ngoại ngữ bắt buộc trong giáo dục phổ thông trên toàn quốc và xây dựng chương trình chuẩn, liên tục, đồng bộ  xuyên suốt từ cấp tiểu học lên đến ĐH., đưa môn tiếng Anh trở thành môn tuyển sinh bắt buộc vào THPT. Với tuyển sinh ĐH kể cả ở các khối A,B, tiến tới một số phần, một số câu trắc nghiệm có thể ra đề bằng tiếng Anh để tiếp tục thúc đẩy ý thức tự giác học tiếng Anh ở cấp THPT. (Năm học 2009 – 2010 -  ngay sau khi Thái Bình đưa môn tiếng Anh thành môn tuyển sinh vào THPT,  “ý thức cảnh giác” dành cho môn tiếng Anh của các học sinh và  phụ huynh học sinh trong tỉnh đã tự giác nâng cao ngay từ bậc tiểu học).

Về giáo trình, khi chương trình được xây dựng thống nhất xuyên suốt từ chương trình phổ thông lên đến ĐH thì sách/giáo trình cũng cần được biên soạn theo logic đó. Việc xây dựng chương trình và biên soạn sách/giáo trình  nên tham khảo một số nước có kinh nghiệm và thành công trong phát triển tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 hay ngôn ngữ chính thống trong khu vực như Ấn Độ, Philipine, Malaysia, Singapore, ... và hệ thống sách/giáo trình tiếng Anh ở bất kỳ cấp nào, hệ nào đều không nên biên soạn song ngữ để giảm thiểu sự ỷ nại, phát huy cao nhất sự động não, tính độc lập và rèn luyện năng lực tư duy Anh ngữ cho người học.

Trong việc dạy và học từ cấp tiểu học trở đi cần mở rộng và thật chú trọng rèn luyện kỹ năng phát âm, nghe, nói và phát huy năng lực “tư duy Anh ngữ” cho học sinh; Các kỳ thi/kiểm tra các trường/địa phương cần bổ sung thêm phần thi nghe nói. Cùng với việc mở rộng tiêu chuẩn định biên, tăng thời gian biểu cho môn tiếng Anh để dạy nghe nói, giao tiếp, các trường, các trung tâm đào tạo cần tăng cường hệ thống cơ sở trang thiết bị nghe nhìn cùng băng hình băng tiếng, hỗ trợ cho việc dạy, học và rèn luyện kỹ năng phát âm, kỹ năng nghe nói, kỹ năng giao tiếp cho học sinh, tránh dạy chay học chay.

Trần Văn Nhuệ

(Sở Khoa học và Công nghệ Thái Bình)

 

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày