Kinh đô nước Việt qua các thời kỳ lịch sử
Ảnh: kinh đô Thăng Long (Hà Nội)
* PHONG CHÂU: Khoảng hai ngàn năm trước công nguyên (CN), khi các bộ lạc người Việt từ phương bắc hướng về phía nam và định cư lâu dài ở Bắc Bộ và Trung Bộ ngày nay. Các triều vua Lạc Việt thuộc triều đại Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Hùng Vương đều đóng đô ở Phong Châu- nay là Bạch Hạc -Phú Thọ.
* PHONG KHÊ: Nay là Cổ Loa - Đông Anh- Hà Nội, tồn tại 50 năm (từ 258 đến 208 trước CN), thuộc các triều đại Thục Phán-An Dương Vương. Kỷ nguyên Văn Lang- Âu Lạc là kỷ nguyên dựng nước và giữ nước của quốc gia Việt Nam. Quốc hiệu là Âu Lạc.
* PHIÊN NGUNG: Nay là vùng đất gần Quảng Châu- Trung Quốc, tồn tại 97 năm (từ 207 đến 111 trước CN). Năm 179 trước CN, khi Triệu Đà (một quan lại nhà Tần) nổi lên chống nhà Tần đã sát nhập nước Âu Lạc của người Việt vào quận Nam Hải, lập thành nước Nam Việt. Năm 111 trước CN, nhà Hán tiêu diệt nhà Triệu, cướp nước Nam Việt. Đây là giai đoạn phong kiến phương Bắc đô hộ nước ta lần thứ nhất.
* MÊ LINH: Nay là huyện ở phía đông nam tỉnh Vĩnh Phúc, tồn tại 3 năm (40-43). Khi nhà Hán cử Tô Định sang làm Thái thú quận Giao Chỉ thì hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị- cháu vua Hùng, dấy binh báo thù nhà, đền nợ nước. Nhân dân cả nước suy tôn Trưng Trắc lên ngôi vua gọi là Trưng Nữ Vương, đóng đô ở Mê Linh.
* LONG BIÊN: Nay là Hà Nội, tồn tại 58 năm (544-602), kéo dài từ triều đại nhà Lý- Lý Nam Đế đến nhà Triệu- Triệu Quang Phục. Năm 542, Lý Bí từ quê hương Long Hưng (Thái Bình) chiêu tập hiền tài, phát động khởi nghĩa lật nhào chính quyền đô hộ nhà Lương, giải phóng đất nước, lên ngôi vua, đóng đô ở Long Biên, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân.
* CỔ LOA: Nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh Hà Nội, tồn tại 26 năm (939-965), thuộc triều đại Ngô Quyền. Ngô Quyền vốn người ở Đường Lâm (Ba Vì- Hà Tây) từng là trưởng quản đất ái Châu (Thanh Hóa). Thời đại Ngô Quyền gắn liền với chiến công hiển hách trên sông Bạch Đằng, đánh bại quân xâm lược Nam Hán.
Theo đánh giá của các nhà khảo cổ học thì “Cổ Loa là tòa thành cổ duy nhất, quy mô lớn vào bậc nhất, cấu trúc cũng thuộc lọai độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”. Cổ Loa xây dựng vào thế kỷ thứ III trước CN (Triều đại Thục PhánAn DươngVương). Thành xây hình xoắn ốc gồm 9 vòng, nhưng dấu vết còn lại là 3 vòng tường đất đồ sộ.
* HOA LƯ: Nay là xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, thuộc triều đại nhà Đinh- Đinh Tiên Hoàng, 12 năm (968-980); nhà Tiền Lê-Lê Đại Hành, 29 năm (980-1009). Lấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt (nước Việt lớn).
* THĂNG LONG: Nay là Hà Nội. Mùa thu, tháng 7 năm Canh Tuất (1010), vua Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Đây là một sự kiện cực kỳ quan trọng của dân tộc Việt Nam. Từ tầm nhìn của lãnh tụ cao nhất quốc gia Đại Việt, vì: “Trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, chỉ có đóng đô ở nơi trung tâm mới có khả năng mưu tính việc lớn, tính kế muôn đời cho cháu con”. Bài Chiếu dời đô khẳng định chỉ có thành Đại La: “ở nơi trung tâm của đất trời, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, địa thế rộng mà bằng, cao mà thoáng, dân cư khỏi cảnh khốn khó ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi, chốn hội tụ trong ngoài của bốn phương”. Tương truyền vào một sáng đẹp trời, đoàn thuyền của nhà vua, thấy mây hình rồng vàng trên trời nên mới đặt tên kinh đô là Thăng Long. Quốc hiệu Đại Cồ Việt vẫn giữ mãi đến năm 1054 mới đổi là Đại Việt. Kinh đô Thăng Long được các triều vua nhà Lý dùng 215 năm (1010-1225), tiếp theo là 175 năm các triều vua nhà Trần, bắt đầu từ Trần Thiếu Tông đến Trần Thiếu Đế (1225-1400).
* TÂY ĐÔ: Nay thuộc Thanh Hóa. Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi vua, lập ra nhà Hồ, đóng đô ở Tây Đô trong 7 năm (1400-1407), lấy quốc hiệu là Đại Ngu (với nghĩa “ niêm vui lớn”). Hồ Quý Ly có nhiều cải cách táo bạo trong việc trị quốc và đời sống xã hội.
* ĐÔNG ĐÔ: Nay là Hà Nội. Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thọ Xuân- Thanh Hóa) chống giặc Minh, giải phóng dân tộc, đưa đến thắng lợi hoàn toàn. Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, đóng đô ở Đông Đô. Nhà Lê đóng đô ở đây 99 năm (1428-1527); nhà Mạc dùng 65 năm (1527-1592); nhà Hậu Lê, tận cùng là Lê Chiêu Thống cũng dùng liên tục 255 năm (1533-1788). Quốc hiệu vẫn giữ là Đại Việt.
* PHú XUÂN: Nay là Huế, được Quang Trung - Nguyễn Huệ đóng đô trong 24 năm (1778-1802).
* HUẾ: Sau khi chiếm được Phú Xuân, các triều vua nhà Nguyễn, từ Gia Long- Nguyễn Phúc ánh đến Bảo ĐạiNguyễn Vĩnh Thụy sử dụng liên tục trong 143 năm (1802-1945).
Quốc hiệu Việt Nam chính thức sử dụng từ năm 1804, được xác lập bởi Chiếu chỉ của nhà Nguyễn niên hiệu Gia Long thứ ba (cách đây 206 năm). Sau 30 năm chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ngày 30/4/1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng, non sông đất nước được quy về một mối. Ngày 2/7/1976, trong kỳ họp Quốc hội đầu tiên, toàn thể Quốc hội đã nhất trí lấy tên nước là “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”. Theo Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp 1992 vẫn luôn khẳng định danh xưng ấy và trở thành quốc hiệu chính thức cùng thể chế chính trị mới của nước ta.
Thủ đô Hà Nội được chính thức sử dụng từ năm 1945 khi ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến nay.
Phan Quán
Tin cùng chuyên mục
- Quan tâm chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em 09.09.2010 | 09:09 AM
- Người VN đầu tiên nhận giải NCS xuất sắc của Google 27.09.2010 | 08:35 AM
- Hội người mù Đông HưngMái nhà chung của những người khiếm thị 13.09.2010 | 13:57 PM
- Xử lý khi bị chó cắn để phòng bệnh dại 16.09.2010 | 15:55 PM
- Lời kêu gọi của ủy ban MTTQ Tỉnh Thái Bình Vận động toàn dân hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" 09.09.2010 | 14:45 PM
- Công ty CP tư vấn quy hoạch khảo sát thiết kế xây dựng thái bìnhTiền phong trong công tác xây dựng nông thôn mới 17.09.2010 | 15:00 PM
- Phòng cảnh sát PCCC- CA Thái BìnhĐơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ 27.08.2010 | 14:17 PM
- Ai CậpPhát hiện thành phố 3.500 năm tuổi 27.08.2010 | 15:51 PM
- Kinh tế Mỹ và châu Âu: Trước bờ vực tái khủng hoảng 27.08.2010 | 16:29 PM
- Hà NộiCó dấu tích người nguyên thủy 11.09.2010 | 09:27 AM
Xem tin theo ngày
-
Dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và các anh hùng liệt sĩ
- Triển khai cuộc giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện Kết luận số 44-KL/TW và Kế hoạch số 123-KH/TU
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình cho ý kiến về một số báo cáo, tờ trình
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy dâng hương tưởng niệm các anh hùng, người có công với cách mạng, tướng lĩnh Quân đội quê Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Bí thư Tỉnh ủy kiểm tra công tác tổ chức lấy ý kiến nhân dân về hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã
- Tuyên dương nạn nhân chất độc da cam điển hình tiên tiến giai đoạn 2020 - 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh kiểm tra công tác lấy ý kiến nhân dân về đề án hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã tại một số địa phương
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dâng hương tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp
- Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra việc lấy ý kiến cử tri về việc hợp nhất, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã