Thứ 3, 06/08/2024, 17:19[GMT+7]

Những năm Thìn đáng nhớ trong lịch sử

Thứ 5, 12/01/2012 | 08:26:26
2,185 lượt xem
MẬU THÌN (248): Nhà Ngô phái Lục Dân sang nước ta làm Thái Thú Giao Châu. Cùng năm này, Triệu Thị Trinh cùng với anh là Triệu Quốc Đạt khởi nghĩa đánh chiếm quận Cửu Châu.

MẬU THÌN (458): Vua Lý Namon> Đế mất, Triệu Quang Phục lên thay, xưng là Triệu Việt Vương.

 

MẬU THÌN (968): Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan loạn 12 sứ quân, thống nhất quốc gia, lên ngôi Hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Nhà vua lập nền móng của hình luật thông qua việc đặt cái vạc dầu lớn ở sân triều và nuôi hổ dữ ở trong cũi, nhằm xử tội những kẻ chống lại nhà nước.

 

CANH THÌN (980): Nhà nước Tống đem quân sang xâm lược nước ta. Lúc bấy giờ Vua Đinh Toàn còn nhỏ tuổi, triều thần và thái hậu Dương Văn Nga suy tôn Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, tức là Lê Đại Hành, lập ra triều Tiền Lê để lo chống giặc ngoại xâm.

 

CANH THÌN (1040): Vua Lê Thái Tông xuống chiếu chỉ dùng gấm vóc ở trong nước để may lễ phục cho vua quan trong triều, không nhập gấm vóc của nước ngoài để thực hiện “giữ kiện ước”, không quý vật lạ, bảo vệ tinh thần tự lập và tự cường của dân tộc.

 

NHÂM THÌN (1052): Trước tình hình giải quyết các khiếu tố của nhân dân bị chậm trễ, vua Lý Thái Tông ra lệnh đúc một quả chuông lớn đặt ở Long Trì (gần cung đình) ai có oan ức gì không bày tỏ thì đánh lên chuông để tâu lên vua.

 

BÍNH THÌN (1076): Vua Lý Thánh Tông xuống chiếu cầu lời nói thẳng.

 

NHÂM THÌN (1172): Vua Lý Anh Tông đi xem phong cảnh khắp nơi trong nước và cho lập quyển Địa đồ nước An Nam.

 

GIÁP THÌN (1244): Vua Trần Thái Tông chia nước làm 12 lộ, định cách chức về luật hình, sau cho chép lại thành Bộ hình như đời Trần ( Bộ luật thành văn thứ 2 sau Hình thư đời Lý).

 

CANH THÌN (1280): Nhà Trần xét duyệt sổ Đinh trong cả nước. Đặt thước đo gỗ và đo vải cùng một mẫu.

 

GIÁP THÌN (1340): Khoa thi hội lấy Mạc Đĩnh Chi đậu Trạng nguyên và 44 người khác đậu Tiến sĩ.

 

CANH THÌN (1400): Hồ Quý Ly phế bỏ Trần thiếu đế, tự xưng vua thay ngôi nhà Trần, đặt niên hiệu là Thành Nguyên, quốc hiệu là Đại Ngu. Mùa thu Hồ Quý Ly mở khoa thi Thái học sinh, lấy đậu 20 người, trong đó có Nguyễn Trãi. Mùa đông, Hồ Quý Ly nhường ngôi cho con là Hồ Hán Thương, rồi lên làm Thái Thượng Hoàng.

 

MẬU THÌN (1448): Vua Lê Nhân Tông nghe tin án kiện bị ứ đọng nhiều, vua cho xác minh, thấy từ năm 1444 – 1447 còn ứ đọng 126 vụ án, Vua ra lệnh xét xử phạt đánh 50 roi 3 viên quan phụ trách xét xử trong triều và hai người khác cũng bị phạt đánh 50 roi. Cùng năm đó, ông vua trẻ này ban lệnh răn giới quan chức giữ liêm khiết, phải chí công vô tư. Vua ra lệnh xử tội chết một viên quan ẩn lậu chỉ có 5 quan tiền thuế.

 

CANH THÌN (1460): Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thánh Tông đã ra hai quyết sách quan trọng- Dân trong nước ai có nhiều thóc nộp lên thì được trao quan chức – Từ nay trở đi, việc xét kiện tụng phải một tháng 3 lần, trình lên để quyết định, coi đó là định chế lâu dài.

 

QUÝ THÌN (1484): Vua Lê Thánh Tông xuống 3 chiếu quan trọng: - Cấm mua bán ức hiếp ( ép gả). – Nếu không phải dịp tế lễ, cưới xin, đám ma mà vô cớ họp nhau ăn uống  thì trị tội theo luật pháp, - Cấm nhân viên trong các công sở Nhà nước nhận tiền đút lót.

 

BÍNH THÌN (1556): Vua Lê Trung Tôn mất, không có con. Trịnh Kiểm tìm con cháu nhà Lê để nối dõi, Lê Duy Bang ở Đông Sơn ( Thanh Hóa) được họ Trịnh đưa lên ngôi, tức vua Lê Anh Tông.

 

CANH THÌN (1820): Thái tử Đảm lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Minh Mạng. Nhà vua cho đúc tiền đồng và tiền kẽm gọi là “ Minh Mạng Thông bảo” . Cấm mua bán thuốc phiện. Xuống chiếu mở ân khoa thi Hương và thi Hội.

 

BÍNH THÌN (1916): Cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân tại Huế thất bại. Nhà vua bị Pháp bắt đày sang đảo Réunion (Đông Phi), còn Trần Cao Vân và Thái Phiên bị tử hình.

 

CANH THÌN (1940): Khởi nghĩa Bắc Sơn. Ở Nam Kỳ, cuộc khởi nghĩa nổ ra trên 13 tỉnh ( trong số 21 tỉnh ở Nam Kỳ)

 

GIÁP THÌN (1964): Đế quốc Mỹ dựng sự kiện tàu Maddox ở vịnh Bắc Bộ để lấy cớ mở rộng chiến tranh bằng không quân ra miền Bắc.

 

BÍNH THÌN (1976): Tổng tuyển cử bầu quốc hội chung của cả nước.

 

MẬU THÌN (1988): Nghị quyết 10 do  Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Namon> ban hành đổi mới quản lý trong nông nghiệp.

 

CANH THÌN (2000): Giỗ tổ Hùng Vương lần đầu tiên được tổ chức theo nghi thức quốc lễ. Tấm lòng người Việt ở mọi miền đất nước và đang xa tổ quốc luôn hướng về cội nguồn thể hiện qua lượng khách đông chưa từng thấy, có ngày tới 6-7 vạn người.       

 

NHÂM THÌN (2012): Kỷ niệm 82 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2012), 122 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2012), 65 Ngày Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2012), 67 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2011), 37 năm Đại thắng Mùa xuân năm 1975 ( 30/4/1975 – 30/4/2012)... Những sự kiện lịch sử này đã tạo nên những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Namon>.

Nguyễn Văn Thanh

(Quảng  Trị)

  • Từ khóa