Thứ 2, 18/11/2024, 17:13[GMT+7]

Thái Bình Hưởng ứng tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam(1-8/6) ngày Đại Dương thế giới (8/6)

Thứ 6, 17/09/2010 | 08:52:31
1,614 lượt xem
Ngày Đại dương thế giới được Liên hiệp quốc chính thức chọn từ năm 2009. Vì thế, việc Chính phủ chính thức cho phép Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức kịp thời Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam cũng từ năm 2009 (từ 1-8/6) được xem là một “mốc sự kiện” có ý nghĩa lịch sử trong lĩnh vực quản lý biển và hải đảo không chỉ ở nước ta, mà cả đối với cộng đồng đại dương thế giới.

Dự án hỗ trợ cộng đồng nghèo ven biển Việt Nam tạo dựng sinh kế bền vững và bảo vệ môi trường do Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng MCD triển khai tại xã Nam Phú huyện Tiền Hải là dự án điển hình có hiệu quả.

Chủ đề ngày đại dương thế giới năm 2010 là “Đại dương của sự sống” (Ocean of Life). Đây là chủ đề bao trùm về đại dương với tư cách là hệ thống hỗ trợ cho sự sống trên Trái đất; đặc biệt về vai trò và mối quan hệ của đại dương với việc bảo tồn đa dạng sinh học;  giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trên toàn Trái đất.

Ngày Đại dương Thế giới đã được xem là một sự kiện duy nhất nhằm tôn vinh Đại dương Thế giới, và để bầy tỏ mối quan tâm gắn bó của loài người với biển, đại dương vì tương lai của chính họ. Mục tiêu chung của việc tổ chức Ngày Đại dương Thế giới là nâng cao nhận thức cho công chúng và các nhà ra quyết định về vai trò quan trọng của biển và đại dương trong đời sống hàng ngày của chúng ta, cổ vũ các hành vi “vì sự bền vững của biển cả”.

Trên thế giới cứ đến ngày này, để hưởng ứng, người ta đã tổ chức một chuỗi sự kiện và hoạt động như: các cuộc Tuần hành vì đại dương, các Con đường xanh kết nối con người, thủy sản và thị trường bền vững, Tọa đàm đại dương hòa bình, Thi nghệ thuật và văn hóa biển, Xây dựng lâu đài cát, Cấp hộ chiếu cho công dân đại dương,...

Đặc biệt, gần đây các quốc gia có biển trên thế giới đã thông qua lần đầu tiên “Tuyên bố Đại dương Manado” tại Hội nghị Đại dương thế giới tổ chức ở Manado, Indonesia ngày 14 tháng 5 năm 2009, mà Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ủy quyền Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thay mặt Việt Nam tham gia thảo luận và thông qua tuyên bố nói trên.

Biển nước ta giàu tài nguyên thiên nhiên, là nơi nương tựa của hàng chục triệu người dân đất Việt, là không gian sinh tồn của dân tộc, là địa bàn chiến lược trong bảo vệ và phát triển đất nước, là phần Tổ quốc thiêng liêng trên biển của đất nước ta trong bối cảnh hội nhập quốc tế,...

Vì vậy, việc tổ chức thành công hàng năm “Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam” với các hoạt động thiết thực đối với đất nước và bắt nhịp với yêu cầu thời đại, sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho toàn xã hội, toàn hệ thống chính trị và từng người dân về chức năng, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của biển và đại dương đối với sự phát triển bền vững đại dương, đối với việc giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu thế giới nói chung và đối với Việt Nam nói riêng.

 Từ đó khơi dậy ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, lòng tự hào, ý thức dân tộc của mọi người dân Việt Nam đối với chủ quyền vùng biển của Tổ quốc, đối với chính cuộc sống của cộng đồng và đối với sự nghiệp phát triển kinh tế biển lâu dài của đất nước, góp phần ‘đưa nước ta trở thành một quốc gia giàu lên từ biển, mạnh lên từ biển’ theo tinh thần Chiến lược Biển Việt Namon> đến năm 2020.

Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/2/2007 của Hội nghị Trung ương 4 khoá X về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2010”: Phải phấn đấu để nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước; xây dựng các trung tâm kinh tế lớn vùng duyên hải gắn với hoạt động kinh tế biển làm động lực quan trọng đối với sự phát triển của cả nước.

Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53%-55% GDP, 55%-60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.  Ngày 06/3/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2009/NĐ-CP về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, trong đó có yêu cầu tổ chức hàng năm “Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam” để hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới 8/6.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 về chương trình hành động của Chính phủ, trong đó xác định công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến thông tin về biển, đảo là một trong những nhiệm vụ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần đưa nước ta sớm trở thành “quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển”.

Tổ chức truyền thông Tuần lễ biển và hải đảo, hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới cần phải gắn với yêu cầu quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển. Là một tỉnh có khá nhiều tiềm năng phát triển về biển, trong thời gian tới, Thái Bình cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Tổ chức thực hiện chiến lược phát triển bền vững biển, ven biển tỉnh Thái Bình, kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, phối hợp chặt chẽ công tác bảo vệ môi trường với quản lý tổng hợp biển.

- Quản lý chặt chẽ các hoạt động du lịch tại các bãi biển phải chấp hành các qui định về bảo vệ môi trường, gìn giữ bảo vệ môi trường biển, tạo cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp, thu hút khách du lịch. Tăng cường việc bảo vệ bờ biển, môi trường biển. Khuyến khích nhân dân ven biển tích cực tham gia cùng với các cơ quan chức năng trong việc bảo vệ bờ biển chủ quyền Quốc gia, bảo vệ môi trường, trồng rừng ngập mặn, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức Quốc tế, các tổ chức phi chính phủ tài trợ cho việc trồng rừng và bảo vệ môi trường ven biển.

Dự án hỗ trợ cộng đồng nghèo ven biển Việt Nam tạo dựng sinh kế bền vững và bảo vệ môi trường do Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng MCD triển khai tại xã Nam Phú huyện Tiền Hải  là dự án điển hình có hiệu quả thiết thực cần được nhân rộng ra các xã ven biển với phương thức quản lý nguồn lợi ven bờ, đảm bảo công bằng hơn về xã hội, cơ sở khoa học về sinh thái, khả thi về kinh tế nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và sinh kế cho cộng đồng nghèo ven biển.

 - Quản lý tổng hợp đới bờ biển, ứng dụng, đào tạo giáo dục và truyền thông môi trường, quản lý tài nguyên biển, đưa các địa phương gần cửa sông có rừng ngập mặn (Nam Phú - Tiền Hải, Thụy Trường - Thái Thụy) vào khu bảo tồn thiên nhiên, RAMSA, khu dự trữ sinh quyển cần phải bảo vệ nghiêm ngặt; phân định rõ khu vực nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình sinh thái, khu vực khai thác chế biến thuỷ sản, khu vực phát triển du lịch, khu vực cảng và công nghiệp đóng tàu và các khu vực khai thác khoáng sản (cát, sa khoáng...). Việc khai thác cát biển phục vụ cho các công trình xây dựng, giao thông; khai thác dầu khí phải được nghiên cứu kỹ và đánh giá tác động môi trường chi tiết theo qui hoạch đảm bảo cho phát triển bền vững... 

- Lập qui hoạch tổng thể sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển (vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung, tách riêng khu khai thác, chế biến thuỷ hải sản. Có hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng thuỷ hải sản, khai thác và chế biến đảm bảo kỹ thuật gắn với bảo vệ môi trường; không được chặt phá rừng ngập mặn trong nuôi trồng thuỷ hải sản; có dự báo về khí tượng thuỷ văn, hải văn, đánh giá rủi ro trong việc nuôi trồng thuỷ sản... đảm bảo phát triển bền vững cho phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ môi trường); lập báo cáo hiện trạng môi trường biển ven biển tỉnh Thái Bình; dự báo thiên tai, sự cố trên biển, ven biển, ô nhiễm môi trường biển do sự cố tràn dầu, hoạt động vận tải biển hàng hải.

-Thẩm định các qui hoạch chuyên ngành, các đề án thành lập, các công trình quan trọng ven biển, trên biển phục vụ cho khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo; Cấp phép không gian biển, ven biển của ngành tài nguyên và môi trường  sau khi Luật bảo vệ Tài nguyên và môi trường biển được Quốc hội thông qua.

- Thống nhất quản lý nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; thanh tra, kiểm tra; tuyên truyền nâng cao nhận thức về quản lý tổng hợp biển và hải đảo; kiểm soát ô nhiễm môi trường biển, ven biển tỉnh Thái Bình; phối hợp tốt với các tổ chức Quốc tế các đơn vị, dự án có liên quan đến lĩnh vực quản lý tổng hợp biển và khí tượng thuỷ văn.

Tổ chức truyền thông Tuần lễ biển và hải đảo, hưởng ứng Ngày Đại dương thế giới gắn với yêu cầu quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển. Xây dựng  “ Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Thái Bình nhằm triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu”; triển khai, thực hiện Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trên địa bàn toàn tỉnh theo các giai đoạn 2010-2015; giai đoạn 2015-2020.

 

 Trần Ngọc Tuấn

(Giám đốc sở tài nguyên môi trường )

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày