Thứ 2, 25/11/2024, 10:44[GMT+7]

Giá cà phê bùng phát ngay đầu vụ mới

Thứ 2, 07/10/2013 | 15:56:19
588 lượt xem
Tuần đầu niên vụ mới 2013/14, giá robusta tăng cực mạnh. Đấy chính là cơ hội, nhưng nhiều doanh nghiệp nước ta đành phải để “nước trôi”.

Ảnh minh họa.

Giá đùng đùng tăng

 

Sau khi mất gần 150 đô la/tấn ngay trong tháng cuối vụ 2012/13 tức tháng 9 vừa qua, trong những ngày đầu tháng 10-2013 của năm kinh doanh cà phê mới 2013/14, giá cà phê trên sàn kỳ hạn robusta London bất ngờ đảo chiều bùng lên mạnh mẽ.

 

Thật vậy, giá kỳ hạn robusta đã tăng cực mạnh ngay từ ngày 1-10, là ngày mở đầu cho niên vụ mới 2013/14. Giá sàn kỳ hạn phiên hôm qua, khuya thứ Sáu 4-10 tức rạng sáng hôm nay thứ Bảy giờ Việt Nam, có lúc tăng đến 50 đô la, đạt 1756 đô la/tấn, nhưng đáng tiếc đã chùng bước, đóng cửa chỉ còn 1709 đô la/tấn. Nhưng tính cả tuần, giá đã tăng 98 đô la so với 1611 đô la/tấn cuối tuần trước (xin xem biểu đồ 1). Nhờ vậy, giá cà phê nhân xô nội địa cũng nhích dần lên, từ 35.000 đồng/kg cách nay một tuần đã lên đến 36.500 đồng/kg, tăng 1.500 đồng chỉ sau 7 ngày.

 

“Dù giá tăng nhanh, vẫn không nhiều người mua vì cà phê đang ở mức quá thấp so với kỳ vọng chừng 40.000 đồng/kg của người bán”,  anh Trần Trung Đức, một đại lý ở huyện Dakmil, tỉnh Đắc Nông vừa báo vừa tươi cười.

 

Giá xuất khẩu nay có thấp hơn, ở mức cộng 50 đô la/tấn cho loại 2,5% đen vỡ cao hơn giá niêm yết sàn kỳ hạn, giảm chừng 30-50 đô la/tấn so với tuần trước, ít người dám ký hợp đồng xuất khẩu.

 

“Đáng ra phải bán một ít như một phép thử đối với thị trường trong đợt giá tăng này, nhưng điều kiện chưa cho phép vì vay vốn kinh doanh cà phê đang khá ngặt nghèo và nhất là chưa biết hướng giải quyết hoàn thuế GTGT theo công văn 7527/BTC-TCT như thế nào,” một nhà xuất khẩu tại Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cho biết.

 

Cái cớ của đợt tăng giá này

 

 

Cơn bão số 10 tàn phá các tỉnh bắc miền Trung và gây mưa lớn và dài ngày tại các vùng trồng cà phê ở Tây Nguyên. Theo nhận định của một số nông dân tại tỉnh Daklak, thu hái bói không ra sớm như nhiều người tưởng mà phải trễ đi cả tuần. “Nếu còn mưa bão kéo dài, vụ thu hoạch sẽ quay về nông lịch bình thường, tức chí ít cũng tháng 11-2013 mới có hàng chứ không phải giữa tháng 10 này như người ta mong,” một anh ở huyện Krông Nô, tỉnh Daklak cho biết. 

 

Các thị trường tiêu thụ chính như Mỹ, châu Âu, Nhật bản…đang vào mùa rét. Thường ở giai đoạn này, các nhà máy rang xay đang cần nguyên liệu để sản xuất cho mùa đông và các dịp lễ tết của họ cuối năm nay và đầu năm sau.

 

Tồn kho thuần robusta của sàn Liffe NYSE giảm mạnh do nước xuất khẩu chính là Việt Namon> đã vào vụ mới 2013/14 nhưng chưa sẵn sàng.

 

Mặt khác, tình trạng các cơ quan hành pháp của chính quyền Mỹ ngưng hoạt động, chính sách kích cầu “nửa úp nửa mở” của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chưa biết kéo dài đến đâu, nhưng cũng tạo được hy vọng cho các quỹ đầu cơ tài chính trên sàn robusta mua vào…chờ cơ hội.

 

Thử đoán giải thị trường qua tồn kho  

 

Báo cáo định kỳ ra 2 tuần 1 lần cho biết lượng tồn kho thuần robusta được sàn kỳ hạn Liffe NYSE xác nhận chất lượng chỉ còn 60.380 tấn, giảm 14.510 tấn trong kỳ tính đến hết ngày 30-9. Như vậy, lượng này chi bằng 46% so với cách đây một năm và ở mức thấp nhất tính từ giữa năm 2000 trở lại đây. Tuy không quá bất ngờ, đây là lần giảm mạnh nhất từ mấy năm nay trở lại đây, dù có tin sản lượng robusta thế giới tăng trong niên vụ mới.

 

Dự kiến tồn kho thuần robusta này sẽ còn rớt tiếp do hàng cà phê từ Việt Namon> và Indonesiaon> đi đến các kho thuộc sàn giao dịch này giảm mạnh vì giá chào xuất khẩu cao hơn giá bán tại sàn. Giá mua qui định của sàn là trừ 30 đô la/tấn giao tại kho Liffe NYSE dưới giá niêm yết, thấp hơn giá xuất khẩu từ cảng đi chừng 80 đô la/tấn tính tại thời điểm hiện nay. Khó khăn tài chính từ phía doanh nghiệp Việt Nam đã hạn chế đáng kể sức bán ra, kéo dài từ 4 tháng nay, làm giảm hẳn lượng bán ra.

 

Tồn kho thuần robusta giảm, giá xuất khẩu dựa trên giá chênh lệch (differential) cao, đã giúp cho cấu trúc giá các tháng giao dịch gần (tháng 11-2013 và 1-2014) có giá đảo, cao hơn tháng xa (tháng 3-2014). Cụ thể với các mức tháng 11 cao hơn 26 đô la và tháng 1 với 22 đô la/tấn. Đây là cách thông dụng để kéo hàng thực từ các nơi về nhanh chỗ “ăn hàng” tranh thủ giá cao để kho trả chi phí lưu kho.

 

Trong khi đó, báo cáo định kỳ hàng tháng của Hiệp hội Cà phê Nhật bản cho rằng tồn kho cà phê nước này tăng thêm 6.637 tấn trong tháng 8-2013, đạt 178.293 tấn, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số này, arabica Brazil chiếm chừng 66.000 tấn, arabica từ Trung Mỹ chừng 38.000 tấn, arabica Colombia chiếm gần 20.000 tấn. Số còn lại chủ yếu có xuất xứ từ nhiều nguồn khác từ các nước xuất khẩu robusta, trong đó của Indonesiaon> chừng 7.000 tấn. Nhật là nước tiêu thụ lớn sau Mỹ và nhóm nước Liên minh châu Âu. Đấy cũng là nước mua chất lượng tốt với giá cao.

 

Đối với Việt Namon>, Nhật thường mua cà phê loại cực sạch và cực ngon như robusta chế biến ướt. Niên vụ trước, một số công ty Việt Namon> chủ yếu bán vào thị trường này toàn hàng tốt với giá cộng từ 450-500 đô la/tấn trở lên.  Hiện nay, do sản lượng arabica của Brazilon> và Colombiaon> tăng mạnh, các hãng rang xay Nhật đang có khuynh hướng mua mạnh arabica.

 

Đây chính là thách thức lớn nhất cho các doanh nghiệp sản xuất robusta loại tốt như chế biến ướt, đánh bóng nước…trong thời gian tới. Vì, khi arabica giá quá cao, người ta sử dụng robusta loại tốt để thay thế. Nay, arabica đã rẻ, cách biệt tại sàn chỉ chừng 800 đô la và tại Brazilon> chừng 400-500 đô la, người tiêu dùng quay sang uống arabica. Robusta thường chỉ dùng để phối trộn trong khi arabica quyết định chất lượng của một tách cà phê.

Nguồn Thời báo kinh tế Sài Gòn

  • Từ khóa