Thứ 2, 01/07/2024, 23:18[GMT+7]

Chuyển biến sau 2 năm thực hiện truyền thông DS-KHHGĐ điểm tại các xã nông thôn mới

Thứ 6, 08/06/2012 | 15:59:40
1,428 lượt xem
Xây dựng nông thôn mới đang trở thành vấn đề cấp bách của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của mỗi người dân. Thái Bình là tỉnh nông nghiệp nên việc xây dựng nông thôn mới không nằm ngoài thực tế đó. Song song với tiến trình xây dựng nông thôn mới để phát triển kinh tế thì vấn đề xã hội cũng được coi trọng, trong đó công tác dân số được chính quyền các cấp rất quan tâm.

Tuyên truyền về sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ tại xã điểm nông thôn mới Nguyên Xá (Vũ Thư).

 

Thực hiện sự chỉ đạo của Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế về việc xây dựng mô hình truyền thông điểm, Nghị quyết số 02 của Tỉnh ủy về xây dựng nông thôn mới, Sở Y tế Thái Bình, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện mô  hình truyền thông điểm tại 8 xã nông thôn mới từ năm 2009, phấn đấu giảm mức sinh hàng là 0,20‰ – 0,25‰; giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên hàng năm trên 1,5%; từng bước giảm tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh và nâng cao chất lượng dân số. Mục tiêu của mô là hình nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn các xã  điểm nông thôn mới; tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo, đầu tư nguồn lực của cấp uỷ, chính quyền, sự phối kết hợp các ban ngành đoàn thể tại địa phương với công tác DS - KHHGĐ.

 

Để mô hình hoạt động có hiệu quả, hàng năm Chi cục DS - KHHGĐ tỉnh đã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn tổ chức, duy trì hoạt động điểm công tác truyền thông Dân số - KHHGĐ. Tại 8 xã mô hình nông thôn mới, hỗ trợ nguồn lực nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, vận động giúp nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân các xã chỉ đạo điểm. Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Thái Bình đưa tin phản ánh tuyên truyền và hoạt động truyền thông ở các xã mô hình điểm. Tổ chức triển khai, tập huấn  tới  100% các đồng chí lãnh đạo xã, cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số. Tăng cường kiểm tra, giám sát các hoạt động của các xã điểm. Hàng quý tổng hợp báo cáo của các xã để nắm được việc tổ chức các hoạt động, tiến độ thực hiện kế hoạch, từ đó có hướng chỉ đạo cho các hoạt động tiếp theo. Biểu dương các đơn vị và cá nhân thực hiện tốt kế hoạch.

 

Tại 08 xã thực hiện mô hình, Ban Dân số đã tham mưu cho Đảng uỷ xã ra được nghị quyết chuyên đề về công tác dân số. Đã tổ chức được 55 hội nghị truyền thông trực tiếp, nói chuyện chuyên đề với các nội dung tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS - KHHGĐ; chăm sóc SKSS/KHHGĐ, tổ chức 1.189 buổi tư vấn nhóm về các biện pháp tránh thai, SKSS, làm mẹ an toàn... theo thôn và các nhóm đối tượng, thu hút hàng chục ngàn người dân tham gia. Cộng tác viên dân số tổ chức được 26.482 buổi thăm hộ gia đình với các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt: đang mang thai, mới kết hôn, nuôi viên dân số tổ chức được 26.482 buổi thăm hộ gia đình với các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt: đang mang thai, mới kết hôn, nuôi vẽ làm mới 154 biển tường, 200 panô nội dung tuyên truyền về DS/SKSS/KHHGĐ.

 

Qua 2 năm thực hiện, nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trên địa bàn về công tác Dân số/SKSS/KHHGĐ đã từng bước nâng cao. Các hoạt động truyền thông đã được đổi mới, sâu rộng bằng nhiều hình thức phong phú để truyền tải đến người dân và cộng đồng những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ, chăm sóc SKSS một cách đồng bộ nhất.

 

Do làm tốt công tác tuyên truyền vận động và tư vấn về Dân số/SKSS/KHHGĐ, kết quả sau 2 năm triển khai, hầu hết các xã Do làm tốt công tác tuyên truyền vận động và tư vấn về Dân số/SKSS/KHHGĐ, kết quả sau 2 năm triển khai, hầu hết các xã lệ sinh con thứ 3 tăng, 7 xã điểm tỷ lệ sinh con thứ 3 đều giảm, một số xã tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm nhiều (Thụy Trình giảm 11,7%, Nguyên Xá giảm 5,4%, Thanh Tân giảm 4,39%). 100 % các xã đều hoàn thành chỉ tiêu về các biện pháp tránh thai.

 

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần phải khắc phục. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền, sự phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể ở một số xã chưa thường xuyên liên tục. Sự đầu tư kinh phí, nhân lực, vật lực của một số địa phương cho các hoạt động còn ít; do vậy các hoạt động kết quả đạt được chưa cao, chưa bền vững. Một số xã tỷ lệ giảm sinh chưa đạt và có sự gia tăng trở lại.

 

 

Nguyễn Mạnh Cường

(Chi cục DS-KHHGĐ Thái Bình)  

 

 

 

  • Từ khóa

Tin cùng chuyên mục

Xem tin theo ngày