Kỳ vọng những vấn đề sau chất vấn sẽ được giải quyết triệt để Bài 3: Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 49 CCN được thành lập với tổng diện tích 2.722ha, 47 CCN đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết; có 28 CCN do UBND cấp huyện quản lý một phần hoặc toàn bộ, 36 CCN do doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng quản lý. Tỷ lệ lấp đầy các CCN trên địa bàn đạt 55%.
Sản xuất tại Công ty TNHH Sợi dệt Hương Sen Comfor (cụm công nghiệp Đông Hải, huyện Quỳnh Phụ).
Những năm qua, tốc độ phát triển ngành công nghiệp của tỉnh liên tục tăng. Nếu giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng trưởng bình quân 14,4% thì những năm 2021 - 2022 tăng bình quân 17%. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng bình quân 14%, trong đó có đóng góp rất lớn của các CCN. Tính đến tháng 6/2023, các CCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 452 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 33.413 tỷ đồng, tăng 14,8% so với năm 2020. Hiện có 336 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất (74,3%), 68 dự án đang xây dựng, 48 dự án đang ở bước chuẩn bị đầu tư, sử dụng 56.552 lao động với mức thu nhập bình quân 6 - 8 triệu đồng/người/tháng. Năm 2022, giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trong CCN đạt 24.398 tỷ đồng, tăng 28,9% so với năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu đạt 207,6 triệu USD, tăng 33,4% so với năm 2020; 6 tháng đầu năm 2023, giá trị sản xuất công nghiệp của các CCN trên địa bàn đạt 12.663 tỷ đồng, chiếm 28% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh, kim ngạch xuất khẩu đạt 133,3 triệu USD.
Theo đồng chí Giám đốc Sở Công Thương, bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển và thu hút đầu tư vào CCN trên địa bàn tỉnh còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Về đất đai, nhiều CCN thiếu chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2025 để triển khai hạ tầng và thu hút các dự án thứ cấp. Có CCN đã thành lập, mở rộng từ năm 2019 tuy nhiên chưa được bố trí kế hoạch sử dụng đất; có CCN chủ đầu tư hạ tầng đã thu hút, ký biên bản ghi nhớ với nhà đầu tư thứ cấp nhưng chưa được bố trí đủ kế hoạch sử dụng đất để triển khai đồng bộ hạ tầng. Cùng với đó, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng CCN nhiều nơi chưa nhận được sự đồng thuận của nhân dân có đất bị thu hồi, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai xây dựng hạ tầng CCN và thu hút đầu tư. Về thủ tục chuyển đổi đất lúa hiện nay cũng qua nhiều khâu, mất nhiều thời gian. Hiện nay, Thái Bình có 28 CCN do UBND cấp huyện quản lý một phần hoặc toàn bộ vẫn chưa được đầu tư đồng bộ, thiếu trạm xử lý nước thải tập trung. Theo Luật Bảo vệ môi trường quy định đến ngày 1/1/2024, CCN phải có trạm xử lý nước thải tập trung mới được thu hút đầu tư. Để giải quyết vấn đề này, Sở Công Thương đã tham mưu phương án xử lý CCN do cấp huyện quản lý; trong đó một số CCN còn quỹ đất, có điều kiện mở rộng thì tiến hành bàn giao cho doanh nghiệp quản lý, đầu tư đồng bộ hạ tầng, trong đó có trạm xử lý nước thải tập trung, tuy nhiên đến nay chưa có hướng dẫn của trung ương về việc chuyển giao CCN cho doanh nghiệp nên chưa thực hiện được.
Để lấp đầy các CCN trên địa bàn tỉnh, thời gian tới, Sở Công Thương tham mưu UBND tỉnh tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và một số nhà đầu tư thứ cấp về đất đai, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư...; làm tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của người dân có đất bị thu hồi, góp phần đẩy nhanh tiến độ đầu tư, thu hút các nhà đầu tư thứ cấp. Bổ sung chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2025 cho các CCN, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất kịp thời cho những dự án có khả năng triển khai nhanh, có năng lực thu hút đầu tư. Tích cực đôn đốc các nhà đầu tư hạ tầng CCN đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng, đặc biệt là trạm xử lý nước thải tập trung để bảo đảm điều kiện thu hút đầu tư. Sở cũng đề nghị UBND cấp huyện tích cực phối hợp với các nhà đầu tư hạ tầng, các sở, ngành đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để thu hút nhà đầu tư thứ cấp vào CCN trên địa bàn quản lý. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Thực hiện tốt phương án xử lý CCN do cấp huyện quản lý. Tạo điều kiện cho mở rộng các CCN có khả năng mở rộng; trong đó nhà đầu tư hạ tầng được lựa chọn có trách nhiệm đầu tư hạ tầng đồng bộ, trạm xử lý nước thải tập trung đấu nối giải quyết vấn đề môi trường ở cả phần hiện trạng. Thực hiện thí điểm chuyển giao 1 CCN cho doanh nghiệp quản lý theo chỉ đạo của UBND tỉnh, sau khi có hướng dẫn của trung ương sẽ thực hiện với các CCN còn lại do UBND cấp huyện quản lý.
Công ty Cổ phần Đô Lương (cụm công nghiêp Đô Lương, huyện Đông Hưng) chú trọng đầu tư máy móc hiện đại vào sản xuất.
(còn nữa)
Mạnh Cường - Thu Hiền
Tin cùng chuyên mục
- Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XVQuốc hội thảo luận về các dự án luật 29.10.2024 | 16:53 PM
- Giám sát chuyên đề thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại Sở Thông tin và Truyền thông 23.10.2024 | 17:07 PM
- Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8: Quốc hội thảo luận về các dự án luật 23.10.2024 | 16:17 PM
- Khảo sát tình hình triển khai, thi hành Luật Khoáng sản 18.09.2024 | 18:55 PM
- Khẩn trương đưa các nghị quyết của HĐND tỉnh vào cuộc sống 29.08.2024 | 20:06 PM
- HĐND huyện Kiến Xương: Tổ chức kỳ họp chuyên đề bầu Chủ tịch UBND huyện 12.08.2024 | 15:27 PM
- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định thăm Đại sứ quán, gặp mặt đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia 08.08.2024 | 21:27 PM
- Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định gặp Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Bang Selangor, Malaysia 08.08.2024 | 21:21 PM
- Kỳ họp thứ 7: Quốc hội biểu quyết thông qua các dự án luật, nghị quyết 28.06.2024 | 16:09 PM
- HĐND huyện Tiền Hải: Tổ chức kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất 14.06.2024 | 21:04 PM
Xem tin theo ngày
- Quyết tâm đạt mục tiêu “5 không” trong bảo đảm an ninh trật tự tết Nguyên đán
- Đảng đoàn HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh: Kiểm điểm tập thể và cá nhân năm 2024
- Công tác tuyên giáo góp phần tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân
- Triển khai công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2025
- Tăng cường kiểm tra, giám sát ở những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm, tiêu cực
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng