Khoa học công nghệ tập trung phục vụ xây dựng nông thôn mới
Nhiều kết quả nổi bật
Theo Ban Chủ nhiệm Chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2017-2020, chương trình Khoa học và Công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Cụ thể, chương trình đã tạo được cơ chế phối hợp, thu hút đông đảo lực lượng khoa học công nghệ (KHCN) thuộc nhiều chuyên ngành của cả nước, trong đó có 83 Giáo sư, Phó Giáo sư; 271 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học; 406 thạc sĩ và hàng nghìn cán bộ KHCN khác tham gia Chương trình.
Nhờ tập hợp được các nguồn lực trên, trong thời gian qua, Chương trình đã đạt được những kết quả rất thiết thực, phục vụ kịp thời các yêu cầu của xây dựng nông thôn mới. Trong đó, Chương trình đã đóng góp thiết thực cả về cơ sở lý luận (7 đề tài); cơ chế, chính sách (22 đề tài); đề xuất các giải pháp KHCN và chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (56 đề tài) vào sản xuất có hiệu quả thông qua các mô hình liên kết chuỗi giá trị.
Đồng thời, đã có 147 kiến nghị giải pháp chính sách đã được tiếp nhận sử dụng, 85 công nghệ mới được tạo ra, 232 công nghệ đã chuyển giao cho sản xuất và 236 mô hình đã được triển khai.
Từ đây, các kết quả nghiên cứu đã góp phần làm rõ hơn cơ sở lý luận xây dựng nông thôn mới, làm rõ hơn tư tưởng của Đảng về vai trò chủ thể của nông dân và các tổ chức của nông dân; bổ sung căn cứ khoa học cho điều chỉnh bộ tiêu chí nông thôn mới. Đồng thời, đề xuất một số cơ chế, chính sách huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới, phát huy động lực của KHCN trong xây dựng và phát triển nông thôn.
Bên cạnh đó, Chương trình đã đề xuất được các giải pháp cụ thể về vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đổi mới và hoàn thiện thể chế phát triển nông nghiệp, thể chế chính trị nông thôn một cách đồng bộ; các giải pháp quy hoạch, kiến trúc, xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường cảnh quan nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển kinh tế, xã hội nông thôn.
Các kết quả nghiên cứu đã đóng góp kịp thời cho Trung ương Đảng tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn 30 năm đổi mới và cho tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2019.
Trong giai đoạn 2021-2025, Chương trình Khoa học công nghệ sẽ tiếp tục đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện xây dựng nông thôn mới (Ảnh minh họa: BT)
Tiếp tục đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
Bước sang giai đoạn 2021-2025, Chương trình Khoa học công nghệ phục vụ nông thôn mới hướng đến mục tiêu tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, hướng tới phát triển nền nông nghiệp hiện đại, bền vững; nông thôn văn minh; nông dân giàu có, hạnh phúc.
Trong đó, Chương trình sẽ đề xuất được các giải pháp khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp thông minh ứng dụng công nghệ số và thích ứng với biến đổi khí hậu, nông nghiệp hữu cơ; các giải pháp bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá, cải thiện cảnh quan nông thôn gắn với bảo vệ môi trường; giải pháp quản trị và kết nối các cộng đồng gắn với cải thiện dịch vụ công và cải cách hành chính trong nông thôn.
Đặc biệt, xây dựng và nhân rộng được một số mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn gắn với điều kiện đặc thù và phát huy được thế mạnh của từng địa phương, vùng, miền trên cơ sở ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ. Thúc đẩy liên kết sản xuất và phát triển thị trường theo chuỗi giá trị đối với nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm cấp tỉnh và sản phẩm đặc thù địa phương của chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Về các chỉ tiêu cụ thể, phấn đấu, các đề tài nghiên cứu, dự án ứng dụng tiến bộ KHCN đảm bảo tăng hiệu quả kinh tế tối thiểu 25%; tối thiểu 50% mô hình được các địa phương tiếp tục triển khai, nhân rộng. Tối thiểu 80% mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn có sự liên kết liên ngành và đa ngành, hợp tác công - tư.
Để thực hiện được các mục tiêu trên, theo Ban Chủ nhiệm chương trình, cần tập trung vào các đề tài, dự án các mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất, nâng cao thu nhập, nhất là mô hình hỗ trợ cho thôn, bản khó khăn xây dựng nông thôn mới; mô hình OCOP,…Trong đó, phát huy vai trò của các nhà khoa học, cơ quan nghiên cứu trong nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn xây dựng nông thôn mới, tổ chức các đoàn nghiên cứu đi thực tế để phát hiện, đề xuất các vấn đề thiết thực, nẩy sinh từ thực tiễn.
Bên cạnh đó, UBND các tỉnh, thành phố xuất phát từ thực tiễn, yêu cầu trong xây dựng cơ chế chính sách ứng dụng khoa học công nghệ, phát huy nguồn lực và triển khai các mô hình chuyển đổi sản xuất để nâng cao thu nhập để đề xuất với Ban chỉ đạo chương trình các đề tài, dự án cụ thể.
Ngoài ra, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình triển khai các đề tài, dự án và ứng dụng chuyển giao kết quả các đề tài, dự án vào thực tiễn; thường xuyên kiểm tra đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện nội dung, chất lượng đề tài, dự án; nghiên cứu lồng ghép, huy động các nguồn lực từ các chương trình hợp pháp khác để cùng thực hiện Chương trình./.
Theo daihoi13.dangcongsan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Một số giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội 28.10.2024 | 11:31 AM
- Mường Thàng trước cơ hội bứt phá: Bài 1 - Những điểm sáng thực hiện nghị quyết của Đảng 11.10.2023 | 16:52 PM
- Huyện Đan Phượng (Hà Nội): Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới 04.06.2022 | 23:54 PM
- Giải bài toán rác thải sinh hoạt nông thôn 22.12.2021 | 13:55 PM
- Hà Nội: Tích cực triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tuổi trẻ cả nước ra quân làm đường, xây cầu thắp sáng những miền quê 18.07.2021 | 20:55 PM
- Đồng lòng hiến đất để làm đường liên thôn, liên xã ở Đắk Nông 17.07.2021 | 15:47 PM
- Hà Nội sẽ ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao 17.07.2021 | 15:47 PM
- Huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An): Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực phấn đấu về đích huyện nông thôn mới năm 2021 16.07.2021 | 15:00 PM
- Nam Định: Phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên ở xã vùng giáo 15.07.2021 | 14:49 PM
Xem tin theo ngày
- Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025
- Kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2024 của tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy
- Hơn 34.000 đại biểu tham dự hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt chuyên đề năm 2025
- Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Quyết tâm đạt mục tiêu “5 không” trong bảo đảm an ninh trật tự tết Nguyên đán
- Đảng đoàn HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh: Kiểm điểm tập thể và cá nhân năm 2024
- Công tác tuyên giáo góp phần tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị, sự đồng thuận của nhân dân
- Triển khai công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2025
- Tăng cường kiểm tra, giám sát ở những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm, tiêu cực