Hà Nội nỗ lực hoàn thành xây dựng nông thôn mới
Sau một thời gian triển khai xây dựng NTM, đến nay TP Hà Nội có 368/382 xã và 12/18 huyện, thị xã đạt chuẩn NTM. Kết quả này là do thành phố đã dành nguồn lực để hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM. Ngoài ra, thành phố cũng có gói hỗ trợ trực tiếp nhằm động viên, khuyến khích đối với các xã, huyện đạt chuẩn NTM. Bên cạnh đó là nhờ sự hưởng ứng, đóng góp tích cực của nhân dân. Thời gian qua, người dân đã đóng góp hơn 12 nghìn tỷ đồng (ngày công, hiện vật, hiến đất...) nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM. Ðiển hình như ở huyện Thường Tín, có hộ dân ủng hộ 23 tỷ đồng; hai huyện Quốc Oai, Thạch Thất có những hộ ủng hộ hàng nghìn mét vuông đất để xây dựng NTM. Từ đó, diện mạo nông thôn có những thay đổi toàn diện, đời sống người dân được nâng cao, đường làng ngõ xóm xanh, sạch, đẹp. Ðến nay, thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 55 triệu đồng/người/năm, có huyện đạt trung bình khoảng 70 triệu đồng/người/năm.
Các sở, ban, ngành, địa phương ở Hà Nội cũng đã chủ động lồng ghép các chương trình, dự án như: Phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng đường giao thông nông thôn... nhằm tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM tại các huyện, thị xã trên địa bàn. Tại huyện Thường Tín, hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân không ngừng được đầu tư xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện; hệ thống giao thông nội đồng, kênh mương, thủy lợi phục vụ sản xuất được ưu tiên đầu tư bảo đảm an toàn trong phòng, chống lũ, tiêu thoát nước. Ðến nay, ngành nông nghiệp huyện đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả canh tác. Trong đó, đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như: Lúa hàng hóa tập trung tại hai xã: Thắng Lợi, Nghiêm Xuyên, vùng sản xuất rau an toàn tại các xã: Hà Hồi, Tân Minh, Thư Phú, vùng cây ăn quả ở hai xã Chương Dương, Tự Nhiên; vùng nuôi trồng thủy sản tại hai xã Nghiêm Xuyên, Dũng Tiến. Ngoài ra, trên địa bàn có chín mô hình liên kết chuỗi trong trồng trọt, chăn nuôi giúp tạo ra sản phẩm có chất lượng, hình thành thương hiệu và bảo đảm đầu ra, cho thu nhập ổn định. Tại huyện Gia Lâm đã tập trung đầu tư nâng cấp cải tạo hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn, điện, đường liên xã liên thôn, đường làng cơ bản được bê-tông hóa; các công trình nhà văn hóa ở nhiều xã được xây dựng khang trang sạch đẹp; công tác vệ sinh môi trường đã được quan tâm, các xã đều có tổ thu gom rác thải. Huyện triển khai 14 mô hình thí điểm sản xuất rau, hoa, quả, tập trung như: Mô hình thí điểm ứng dụng hệ thống tưới tự động cho vùng rau, hoa cây cảnh, cây ăn quả; mô hình thí điểm giống dưa lê Hàn Quốc Happy 6; mô hình sản xuất theo hướng sinh thái hữu cơ trên rau...
Phó Chánh Văn phòng Chuyên trách, Văn phòng Ðiều phối Chương trình xây dựng NTM Hà Nội, Ngọ Văn Ngôn cho biết: “Việc xây dựng NTM vừa qua gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, làm đứt gãy các chuỗi cung ứng “đầu vào” và “đầu ra” cho sản xuất khiến nông sản đến thời vụ thu hoạch khó tiêu thụ, giá thấp ảnh hưởng đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương trong thời gian qua tập trung chủ yếu cho phòng, chống dịch Covid-19 cho nên tiến độ thực hiện xây dựng NTM chưa bảo đảm yêu cầu đề ra”.
TP Hà Nội phấn đấu hết năm 2021 sẽ có 100% số xã đạt chuẩn NTM và có thêm bốn huyện là: Phú Xuyên, Ứng Hòa, Chương Mỹ và Mê Linh về đích NTM. Còn hai huyện Ba Vì và Mỹ Ðức phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM trong năm 2022. Theo đồng chí Ngọ Văn Ngôn, đến nay thành phố còn 14 xã chưa được công nhận đạt chuẩn NTM (năm xã của huyện Mỹ Ðức, chín xã của huyện Ba Vì). Trong đó chín xã của huyện Ba Vì và hai xã của huyện Mỹ Ðức đã được đoàn thẩm định NTM thành phố thẩm định, đủ điều kiện trình hội đồng thẩm định NTM thành phố xem xét, trình UBND thành phố công nhận. Còn ba xã (Ðồng Tâm, An Tiến và An Phú) của huyện Mỹ Ðức chưa đạt chuẩn NTM đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị UBND thành phố thẩm định, công nhận trong năm 2021.
Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm 2021, thành phố sẽ tập trung và ưu tiên dành nguồn lực đầu tư để bảo đảm hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện NTM, phấn đấu về đích theo đúng kế hoạch.
Theo nhandan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Một số giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội 28.10.2024 | 11:31 AM
- Mường Thàng trước cơ hội bứt phá: Bài 1 - Những điểm sáng thực hiện nghị quyết của Đảng 11.10.2023 | 16:52 PM
- Huyện Đan Phượng (Hà Nội): Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới 04.06.2022 | 23:54 PM
- Giải bài toán rác thải sinh hoạt nông thôn 22.12.2021 | 13:55 PM
- Hà Nội: Tích cực triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tuổi trẻ cả nước ra quân làm đường, xây cầu thắp sáng những miền quê 18.07.2021 | 20:55 PM
- Đồng lòng hiến đất để làm đường liên thôn, liên xã ở Đắk Nông 17.07.2021 | 15:47 PM
- Hà Nội sẽ ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao 17.07.2021 | 15:47 PM
- Huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An): Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực phấn đấu về đích huyện nông thôn mới năm 2021 16.07.2021 | 15:00 PM
- Nam Định: Phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên ở xã vùng giáo 15.07.2021 | 14:49 PM
Xem tin theo ngày
- Khen thưởng 12 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác văn phòng cấp ủy
- Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
- Hội nghị Chính phủ với chính quyền địa phương
- Không ngừng nghỉ trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
- Họp Tiểu ban Nhân sự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI
- Chính thức khởi động cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu “Lịch sử Đảng bộ, lịch sử tỉnh Thái Bình”
- An Ninh: Khánh thành Trung tâm giáo dục cộng đồng
- Gắn thực hiện nhiệm vụ của ngành kiểm sát với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Đảng ủy Quân khu 3: Ra nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và xây dựng Đảng bộ năm 2025
- Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri thành phố Thái Bình