Hiệp Hòa (Bắc Giang): Xây dựng nông thôn mới bằng sự hòa hợp ý Đảng lòng dân
Vượt khó
Hiệp Hòa là huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Giang, giáp với Phổ Yên và Phú Bình - tỉnh Thái Nguyên, Sóc Sơn – Thành phố Hà Nội và Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh. Diện tích 201km2 với hơn 254 nghìn dân (cao nhất tỉnh Bắc Giang).
Ngay từ khi bắt đầu triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đây được xem là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, gian nan đối với Hiệp Hòa bởi xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới của các xã tại đây tương đối thấp, bình quân đạt 7,1 tiêu chí/xã, thu nhập thấp đạt 11,5 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo cao chiếm 8,6%. Trong đó, một số tiêu chí như: Giao thông, thủy lợi tỷ lệ cứng hóa ở nhiều xã còn đạt thấp so với quy định; hệ thống cơ sở vật chất văn hóa, giáo dục tại nhiều nơi còn thiếu thốn, chưa đạt chuẩn theo quy định…
Dẫu vậy, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, nên ngay từ những năm đầu triển khai thực hiện và trong suốt quá trình xây dựng nông thôn mới, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Hiệp Hòa luôn bám sát và đưa ra nhiều giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn.
Trong 10 năm qua, toàn huyện đã huy động được hơn 4.572 tỷ đồng để đầu tư cho Chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong đó, nguồn vốn ngân sách hơn 2.828 tỷ đồng; vốn huy động từ các doanh nghiệp 168,8 tỷ; vốn huy động từ nhân dân là hơn 1.575 tỷ đồng. Việc bố trí kinh phí bảo đảm trọng tâm, trọng điểm và có sự chung sức rất lớn của nhân dân nên huyện không có nợ xây dựng cơ bản.
Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đã đạt 42,6 triệu đồng/người/năm, tăng 31,1 triệu đồng so với năm 2011; diện mạo nông thôn của huyện có bước thay đổi vượt bậc, kinh tế phát triển khá, hình thành các liên kết sản xuất và tiêu thụ gắn với xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Tăng trưởng giá trị sản xuất (theo giá 2010) bình quân giai đoạn 2010-2020 đạt 18,86 %/năm. Từ năm 2011 đến nay, toàn huyện đã đầu tư cứng hóa làm mới thêm được 583,4km đường so với năm 2011; 445,19km/771,48km kênh mương được cứng hóa; 100% số hộ dân trên địa bàn huyện được sử dụng điện thường xuyên, an toàn. Hết năm 2021, 24/24 xã của huyện Hiệp Hòa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; 3 xã đạt nông thôn mới nâng cao; 21 thôn đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu.
Các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục phát triển toàn diện, quy chế dân chủ cơ sở được thực hiện tốt; an ninh, trật tự xã hội được tăng cường; hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn; đời sống vật chất, tinh thần nhân dân ngày càng được nâng cao, các giá trị văn hóa truyền thống được khôi phục và phát huy hiệu quả.
Để có được những kết quả đó, Huyện ủy, UBND huyện Hiệp Hòa đã mạnh dạn ban hành nhiều cơ chế chính sách mới, sáng tạo để thúc đẩy việc xây dựng nông thôn mới như: Hỗ trợ và thưởng xã về đích nông thôn mới, xã nâng cao, thôn kiểu mẫu; hỗ trợ kiên cố hóa trường lớp học từ 200-300 triệu đồng/ phòng học; hỗ trợ cứng hóa đường trục xã 200 triệu đồng/km, đường trục thôn 80 triệu đồng/km, đường ngõ xóm 60 triệu đồng/km, đường nội đồng 40 triệu đồng/km; hỗ trợ các thiết bị tưới nhỏ giọt trong nhà màng công nghệ cao 150 triệu đồng/nhà màng, hỗ trợ các vùng sản xuất rau tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP 5,0 triệu đồng/ha, hỗ trợ công tác dồn điền đổi thửa 4 triệu đồng/ha…
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, sự hòa hợp giữa ý Đảng lòng dân, ngày 10/01/2022, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã ký Quyết định số 03/QĐ-TTg công nhận huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) đạt chuẩn nông thôn mới.
Không “ngủ quên trên chiến thắng”
Sau 10 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Hiệp Hòa đã gặt hái được những thành quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, xác định xây dựng nông thôn mới chỉ có điểm đầu, không có điểm kết thúc, trong những năm tiếp theo, huyện Hiệp Hòa vẫn đặt ra những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm.
Theo đó, thời gian tới, huyện Hiệp Hòa sẽ xây dựng kế hoạch từng bước hoàn thành Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao. Phấn đấu đến năm 2025, có 10/24 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (xã Đoan Bái, Hùng Sơn, Danh Thắng, Đông Lỗ, Mai Trung, Thanh Vân, Đại Thành, Hoàng Lương, Hoàng An, Hợp Thịnh); có ít nhất 3 xã và 10-15 thôn đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Thu nhập bình quân đầu người đạt từ 60-65 triệu đồng/ người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 1-1,5%/năm. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 99%; tỷ lệ xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế duy trì đạt 100%. Tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải 100%.
Để đạt được những mục tiêu nêu trên, huyện Hiệp Hòa sẽ tập trung xây dựng kế hoạch, lộ trình để cập nhật các tiêu chí theo Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 của cả cấp huyện, cấp xã. Tiếp tục hoàn thiện, cập nhật các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết, làm cơ sở để quản lý xây dựng, phát triển huyện theo đúng quy hoạch.
Bên cạnh đó, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để xây dựng, duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng thiết yếu (giao thông, điện, nước, trường học, trạm y tế) đảm bảo tính kết nối, liên thông và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Từng bước phát triển du lịch cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới, gắn với phát huy giá trị văn hóa truyền thống, các di tích lịch sử - văn hóa, nhất là di tích quốc gia cấp đặc biệt ATKII. Nâng cấp, kiên cố hóa trường lớp học và duy trì phong trào giáo dục trong tốp đầu của tỉnh.
Bên cạnh việc thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, huyện đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, trọng tâm sản xuất ứng dụng công nghệ cao theo hình thức liên kết; xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu nâng cao chất lượng, quảng bá sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện như: Rau cần Hoàng Lương, gạo nếp cái hoa vàng Thái Sơn, bánh chưng Vân, dưa lưới Đồng Tâm 3, bưởi Hiệp Hoà, thịt lợn thảo dược Bình Minh, thịt lợn Vietgap Hải Thịnh... thực hiện hiệu quả chương trình mỗi xã một sản phẩm.
Những con đường mới to đẹp ở mọc lên nhiều ở huyện Hiệp Hòa.
Tập trung cao cho vấn đề xử lý rác thải, bảo vệ môi trường. Hoàn thành việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải tập trung của huyện theo công nghệ hiện đại trên diện tích 5ha tại xã Đông Lỗ trong năm 2022 với công xuất 300 tấn/ngày. Đặc biệt, duy trì “Ngày Chủ nhật xanh” để nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác vệ sinh môi trường.
Ngoài ra, đảm bảo tốt an ninh trật tự, thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự địa phương để bảo đảm môi trường sống an toàn, ổn định cho sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Theo baoxaydung.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Một số giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội 28.10.2024 | 11:31 AM
- Mường Thàng trước cơ hội bứt phá: Bài 1 - Những điểm sáng thực hiện nghị quyết của Đảng 11.10.2023 | 16:52 PM
- Huyện Đan Phượng (Hà Nội): Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới 04.06.2022 | 23:54 PM
- Giải bài toán rác thải sinh hoạt nông thôn 22.12.2021 | 13:55 PM
- Hà Nội: Tích cực triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tuổi trẻ cả nước ra quân làm đường, xây cầu thắp sáng những miền quê 18.07.2021 | 20:55 PM
- Đồng lòng hiến đất để làm đường liên thôn, liên xã ở Đắk Nông 17.07.2021 | 15:47 PM
- Hà Nội sẽ ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao 17.07.2021 | 15:47 PM
- Huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An): Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực phấn đấu về đích huyện nông thôn mới năm 2021 16.07.2021 | 15:00 PM
- Nam Định: Phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên ở xã vùng giáo 15.07.2021 | 14:49 PM
Xem tin theo ngày
- Triển khai công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp năm 2025
- Tăng cường kiểm tra, giám sát ở những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh sai phạm, tiêu cực
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng