Hà Nội: 'Kích hoạt' giá trị riêng trong xây dựng nông thôn mới
Đòi hỏi cao hơn
Theo Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới trung ương Ngô Trường Sơn, mục tiêu đến năm 2025, cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020.
Đối với xây dựng huyện nông thôn mới, mục tiêu là có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, trong đó ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Đến năm 2025, cả nước sẽ có 17-19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; đồng thời phấn đấu 60% số thôn, làng thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới theo các tiêu chí do UBND cấp tỉnh quy định…
Như vậy, so với giai đoạn 2016-2020, Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 bổ sung một số mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và cấp thôn đạt chuẩn nông thôn mới. Để cụ thể hóa mục tiêu xây dựng nông thôn mới các cấp (tỉnh, huyện, xã) theo các mức độ (đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu) đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28-7-2021, Thủ tướng Chính phủ giao mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 cho từng vùng, miền, làm cơ sở để các địa phương xác định mục tiêu cụ thể và triển khai thực hiện cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Đặc biệt, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chương trình, giải quyết triệt để những bất cập, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 6 chương trình chuyên đề, gồm: Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn; phát triển du lịch nông thôn; chuyển đổi số, hướng tới nông thôn mới thông minh; khoa học và công nghệ; nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới... Đây là những nội dung trọng tâm, liên quan đến nhiều nội dung thành phần, cần có sự phối hợp đa ngành, đa lĩnh vực và được tập trung chỉ đạo xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương để nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn.
Hiện tại, Hà Nội là địa phương dẫn đầu cả nước với 100% số xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới; 15/18 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới; thành phố cũng đã có 48 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Hà Nội phấn đấu đến năm 2025 có 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 20% số huyện, 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu...
Mỗi địa phương, một bản sắc
Để Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đạt hiệu quả cao, nhiều ý kiến đề nghị Trung ương quan tâm, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Nguyễn Trung Thảo đề xuất Trung ương ưu tiên cho địa phương tham gia các chương trình chuyên đề giai đoạn 2021-2025 như: Chương trình OCOP, chương trình phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới… Trong khi đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiến nghị Bộ NN&PTNT và các bộ, ngành liên quan nhiều nội dung về cơ chế, chính sách; việc lồng ghép nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; quy trình, thủ tục và các quy định của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu...
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho biết: Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được thiết kế không chỉ là xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, các thiết chế “cứng” mà còn chú trọng phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc nông thôn, phát huy văn hóa truyền thống, nâng cao năng lực cộng đồng cư dân trong xã hội nông thôn. Nói cách khác, chương trình kết hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa kinh tế, văn hóa và xã hội trên địa bàn nông thôn. Đây là những vấn đề mới so với giai đoạn vừa qua, nhưng sẽ bảo đảm khu vực nông thôn phát triển hài hòa, bền vững, giàu bản sắc, nâng cao dân trí và chất lượng sống cho người dân khi được tiếp cận giáo dục, y tế, dinh dưỡng, bình đẳng giới…
Nhấn mạnh việc xây dựng nông thôn mới của mỗi địa phương đều có những đặc trưng riêng, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, sau khi khởi động chương trình, Bộ đã chia nhỏ những vấn đề cần làm, đặc biệt ở những khu vực đặc thù để có những tư vấn, hướng dẫn sâu thêm cho các địa phương “kích hoạt” được những giá trị riêng trong xây dựng nông thôn mới.
Theo hanoimoi.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Một số giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội 28.10.2024 | 11:31 AM
- Mường Thàng trước cơ hội bứt phá: Bài 1 - Những điểm sáng thực hiện nghị quyết của Đảng 11.10.2023 | 16:52 PM
- Huyện Đan Phượng (Hà Nội): Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới 04.06.2022 | 23:54 PM
- Giải bài toán rác thải sinh hoạt nông thôn 22.12.2021 | 13:55 PM
- Hà Nội: Tích cực triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tuổi trẻ cả nước ra quân làm đường, xây cầu thắp sáng những miền quê 18.07.2021 | 20:55 PM
- Đồng lòng hiến đất để làm đường liên thôn, liên xã ở Đắk Nông 17.07.2021 | 15:47 PM
- Hà Nội sẽ ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao 17.07.2021 | 15:47 PM
- Huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An): Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực phấn đấu về đích huyện nông thôn mới năm 2021 16.07.2021 | 15:00 PM
- Nam Định: Phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên ở xã vùng giáo 15.07.2021 | 14:49 PM
Xem tin theo ngày
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công đường vành đai phía Nam thành phố Thái Bình
- Hội nghị kiểm điểm tập thể và cá nhân các đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025