Xây dựng xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn Hà Nội: Mang nét riêng của Thủ đô
Gắn với tiến trình đô thị hóa
Chủ tịch UBND xã Minh Khai (huyện Hoài Đức) Đỗ Xuân Đáng cho biết, xây dựng nông thôn mới nâng cao cần nâng chất tất cả các tiêu chí. Ví dụ, với tiêu chí giao thông, không chỉ hệ thống đường liên xã, đường trục thôn được nhựa hóa, bê tông hóa, mà còn phải bố trí hệ thống báo hiệu đường bộ theo quy chuẩn. Hay với tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa, 100% số thôn phải có nhà văn hóa, điểm vui chơi giải trí và thể thao cho trẻ em, người cao tuổi…
Còn tại xã Thượng Mỗ (huyện Đan Phượng), xây dựng nông thôn mới nâng cao được triển khai song hành với tiêu chí trở thành phường trong tương lai gần. Chủ tịch UBND xã Thượng Mỗ Nguyễn Văn Hùng thông tin, địa phương đã tích hợp các tiêu chí trong quá trình thực hiện để vừa tiết kiệm thời gian, vừa tiết kiệm kinh phí. Hiện tại, Thượng Mỗ đã có 3/3 trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; các công trình giao thông nông thôn, nhà văn hóa, khu thể thao… được kết nối đồng bộ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Theo báo cáo của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội, đến nay, đã có 48 xã của thành phố được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Riêng huyện Đan Phượng đã có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đang thực hiện các bước đề nghị Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đầu tiên của Thủ đô.
Xây dựng nông thôn mới là hành trình không có điểm dừng, không điểm kết thúc, do đó, các địa phương ven đô của Hà Nội đã và đang tập trung đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn theo hướng tiệm cận tiêu chí đô thị; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân...
Nhiều chỉ tiêu cao hơn yêu cầu của Trung ương
Tháng 3-2022, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định về Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều cuộc họp với các sở, ngành, địa phương để thảo luận về tiêu chí của nông thôn mới Hà Nội. Cuối tháng 8 vừa qua, thành phố đã ban hành Bộ tiêu chí của Hà Nội về nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025 đối với cấp xã và cấp huyện.
Theo Phó Chánh Văn phòng Thường trực, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Chí, Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao của Hà Nội vẫn có 19 tiêu chí nhưng số chỉ tiêu cần thực hiện cao hơn Bộ tiêu chí quốc gia. Ví dụ, với tiêu chí số 2 về giao thông, mục 2.2 Bộ tiêu chí quốc gia quy định: “Đường thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp được cứng hóa”, Hà Nội yêu cầu: “Đường thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp được nhựa hóa hoặc bê tông hóa”. Hay với tiêu chí số 5 về trường học, Bộ tiêu chí quốc gia quy định: “Tỷ lệ trường học các cấp đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 và có ít nhất 1 trường đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2”, Hà Nội đặt mục tiêu cao hơn: “Tỷ lệ trường học các cấp trên địa bàn xã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trở lên, trong đó có 1 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2”.
Phó Chánh Văn phòng chuyên trách, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn giải thích: “Cơ sở vật chất chỉ là một trong số rất nhiều chỉ tiêu để công nhận trường chuẩn quốc gia. Do đó, đặt ra chỉ tiêu rất cao là thể hiện quyết tâm lớn của Hà Nội trong việc tiếp tục nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, hướng đến mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn”.
Xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu của Hà Nội gắn với tiến trình đô thị hóa, nên dự báo sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện. Không chỉ đáp ứng yêu cầu cao về tiêu chí, chất lượng tiêu chí mà trong quá trình xây dựng nông thôn mới, các địa phương còn phải chủ động giải quyết những vấn đề liên quan tới phát triển đô thị trong tương lai. Giải bài toán hài hòa giữa truyền thống và đương đại, giữa phát triển và gìn giữ môi trường… không đơn giản chỉ là kinh phí và quyết tâm, mà nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu của Hà Nội đòi hỏi hội tụ nhiều yếu tố mang nét riêng của Thủ đô.
Theo hanoimoi.com.vn
Tin cùng chuyên mục
- Một số giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội 28.10.2024 | 11:31 AM
- Mường Thàng trước cơ hội bứt phá: Bài 1 - Những điểm sáng thực hiện nghị quyết của Đảng 11.10.2023 | 16:52 PM
- Huyện Đan Phượng (Hà Nội): Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới 04.06.2022 | 23:54 PM
- Giải bài toán rác thải sinh hoạt nông thôn 22.12.2021 | 13:55 PM
- Hà Nội: Tích cực triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tuổi trẻ cả nước ra quân làm đường, xây cầu thắp sáng những miền quê 18.07.2021 | 20:55 PM
- Đồng lòng hiến đất để làm đường liên thôn, liên xã ở Đắk Nông 17.07.2021 | 15:47 PM
- Hà Nội sẽ ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao 17.07.2021 | 15:47 PM
- Huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An): Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực phấn đấu về đích huyện nông thôn mới năm 2021 16.07.2021 | 15:00 PM
- Nam Định: Phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên ở xã vùng giáo 15.07.2021 | 14:49 PM
Xem tin theo ngày
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam
- Gặp mặt kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân