Huyện Chư Păh (Gia Lai): Nỗ lực xây dựng nông thôn mới
Chư Păh là một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Gia Lai. Phía Tây và phía Tây Bắc giáp 2 huyện: Sa Thầy và La H'Drai, tỉnh Kon Tum. Phía Bắc giáp thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, phía Đông Bắc giáp huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp huyện Đak Đoa, phía Nam giáp thành phố Pleiku và huyện La Grai. Trên địa bàn của huyện có thác Công Chúa, nhà máy thuỷ điện La Ly, làng du lịch xã La Mnông là những thắng cảnh thu hút nhiều khách tham quan.
Xác định xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Thời gian qua huyện tập trung triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực, góp phần vào thành quả chung của công tác xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Sau 10 hơn năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đồng sức, đồng lòng của Nhân dân, huyện Chư Păh đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã nghiêm túc tổ chức thực hiện, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân. Cùng với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động nguồn lực, huyện chú trọng khơi dậy sức dân, phát huy những cách làm chủ động, sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương. Đến nay, huyện Chư Păh có 4 xã đạt chuẩn NTM gồm: Nghĩa Hưng, La Nhin, Nghĩa Hòa, Hòa Phú.
Theo ông Trần Minh Sơn – Tỉnh Ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện cho biết; Thời gian qua, huyện Chư Păh đã tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, sự đóng góp của doanh nghiệp, lực lượng vũ trang và phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM. Đặc biệt, thông qua công tác tuyên truyền, vận động, người dân đã chủ động thay đổi nếp nghĩ, cách làm, cải tạo lại vườn tạp, sửa chữa nhà ở, làm nhà vệ sinh, chuồng trại nuôi nhốt gia súc, gia cầm nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Cùng với đó, người dân tự nguyện đóng góp kinh phí, ngày công lao động để làm đường giao thông nông thôn, nhà sinh hoạt cộng đồng, sửa chữa, nạo vét kênh mương các công trình thủy lợi, công trình nước sạch nông thôn phục vụ sản xuất, sinh hoạt, nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo…
Những điểm sáng về phát triển kinh tế-xã hội
Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, huyện Chư Păh đã và đang từng ngày vươn mình, trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế, xã hội nơi cửa ngõ phía Bắc của tỉnh. Nổi bật nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt trên 13%, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại, giảm dần tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2021 đạt 43,75 triệu đồng/người/năm (tăng 42,63 triệu đồng so với năm 1997). Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn trong 5 năm gần đây (2016-2020) đạt 6.710 tỷ đồng, tăng 1,21 lần so với nhiệm kỳ trước.
Năng suất và sản lượng các loại cây trồng ngày càng tăng, Nhân dân từ chỗ bị thiếu đói thường xuyên đến nay, đã bảo đảm lương thực bình quân đầu người đạt 315 kg/người/năm, gấp 1,85 lần so với năm 1997. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo triển khai đồng bộ, đến nay toàn huyện có 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng phát triển nhanh, ổn định, có hiệu quả; tổng giá trị sản xuất công nghiệp trong 5 năm gần đây (2016-2020) đạt 1.250,45 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), gấp 2,08 lần so với năm 2015. Toàn huyện hiện có hơn 433 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 175 doanh nghiệp, 13 hợp tác xã và 913 hộ kinh doanh đang hoạt động.
Cơ sở hạ tầng của huyện đã từng bước được bổ sung, nâng cấp hoàn thiện. Đến nay, 100% xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% thôn, làng, tổ dân phố đã có điện lưới quốc gia với 99,25% số hộ được sử dụng điện; 98,7% dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ hộ dân xem truyền hình đạt trên 97%. Mạng lưới trường lớp đã phủ khắp, khang trang, sạch, đẹp, với 27/45 trường đạt chuẩn quốc gia; chất lượng giáo dục đào tạo ngày càng được nâng lên. Nhiều thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng như: Thư viện, quảng trường, bưu điện, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng.... Các giá trị, sản phẩm văn hóa được quan tâm bảo tồn và giữ gìn; đã duy trì được 4 lễ hội truyền thống (lễ bỏ mả, lễ mừng lúa mới, lễ đâm trâu, lễ mừng nhà rông); cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần mang lại cuộc sống lành mạnh trong các khu dân cư. Đến nay, toàn huyện có 94,50% khu dân cư đạt danh hiệu khu dân cư văn hóa; 78% hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa.
Núi lửa Chư Đang Ya nhìn từ trên cao (ảnh ĐVCC)
Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, đội ngũ y bác sỹ từ huyện đến các xã, thị trấn đã đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Hiện nay, toàn huyện có 14/14% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế; 100% trạm y tế xã có bác sỹ; các khu dân cư đều có nhân viên y tế, hàng năm khám, chữa bệnh cho khoảng 60 nghìn lượt người; tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm còn 1,13%; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 59% năm 1997 (tiêu chí năm 1997) xuống còn 3,82% năm 2021 (tiêu chí hộ nghèo đa chiều)…
Phát triển theo hướng du lịch, dịch vụ
Phát huy những thành quả đã đạt được trong 25 năm qua, Chư Păh đang tiếp tục có những quyết sách đúng đắn trong việc phát huy các thế mạnh, từng bước đưa huyện phát triển theo hướng du lịch, dịch vụ. Theo ông Trần Minh Sơn, Chư Păh là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế như là cửa ngõ quan trọng thuộc hành lang kinh tế phía Bắc của tỉnh; nằm giữa hai thành phố Pleiku và Kon Tum, có Quốc lộ 14 đi qua địa bàn huyện. Đặc biệt, huyện có hai công trình điện quy mô lớn là Thủy điện La Ly và Trạm biến áp 500 kV Pleiku. Ngoài ra, huyện còn có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như lòng hồ La Ly, thác Công Chúa, làng du lịch Phung, Kép (xã Ia Mơ Nông), những vườn cao su, đồi chè, cà phê, hàng thông trăm tuổi, chùa Bửu Minh, núi lửa Chư Đang Ya... Với những tiềm năng, thế mạnh, lợi thế đó, trong thời gian tới Chư Păh sẽ tiếp tục tích cực kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực mà huyện có thế mạnh như năng lượng tái tạo, du lịch sinh thái kết hợp với trồng rừng sản xuất, khai thác tuyến du lịch thủy điện La Ly, Biển Hồ-Chư Đang Ya, du lịch trải nghiệm… để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động mạnh hơn nữa theo hướng phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ.
Để phát huy những thế mạnh hiện có, Chư Păh đã vạch ra những định hướng rõ ràng, cụ thể để từng bước biến thế mạnh thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của huyện, từng bước xây dựng huyện trở thành trung tâm kinh tế - xã hội ở cửa ngõ của Gia Lai. Trong thời gian tới, Chư Păh tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đa dạng hóa sản phẩm; phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi so với trồng trọt; đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; tập trung các nguồn lực đầu tư thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Đặc biệt, phát triển huyện theo đúng quy hoạch, xây dựng đô thị văn minh. Theo đó, huyện tranh thủ tối đa nguồn vốn đầu tư của Trung ương và tỉnh, tăng cường vận động sự đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân theo quy định để tạo ra nguồn vốn đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn huyện. Chư Păh đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nâng cao chất lượng thương mại, dịch vụ, du lịch; phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng của huyện./.
Theo dangcongsan.vn
Tin cùng chuyên mục
- Một số giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội 28.10.2024 | 11:31 AM
- Mường Thàng trước cơ hội bứt phá: Bài 1 - Những điểm sáng thực hiện nghị quyết của Đảng 11.10.2023 | 16:52 PM
- Huyện Đan Phượng (Hà Nội): Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới 04.06.2022 | 23:54 PM
- Giải bài toán rác thải sinh hoạt nông thôn 22.12.2021 | 13:55 PM
- Hà Nội: Tích cực triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tuổi trẻ cả nước ra quân làm đường, xây cầu thắp sáng những miền quê 18.07.2021 | 20:55 PM
- Đồng lòng hiến đất để làm đường liên thôn, liên xã ở Đắk Nông 17.07.2021 | 15:47 PM
- Hà Nội sẽ ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao 17.07.2021 | 15:47 PM
- Huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An): Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực phấn đấu về đích huyện nông thôn mới năm 2021 16.07.2021 | 15:00 PM
- Nam Định: Phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên ở xã vùng giáo 15.07.2021 | 14:49 PM
Xem tin theo ngày
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam
- Gặp mặt kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân