Nâng chất nông thôn mới ở huyện Xuân Lộc (Đồng Nai)
Đổi thay về chất
Sau nhiều năm nỗ lực xây dựng NTM, các tuyến đường giao thông ở xã Xuân Bắc đều được nhựa hóa, bê tông hóa và có 100% khu ấp văn hóa, hơn 90% hộ gia đình có khuôn viên nhà ở đạt tiêu chí xanh, sạch, đẹp. Đặc biệt, xã có nhiều tuyến đường đang được đầu tư kết hợp trồng cây xanh, hoa, cỏ đậu nhiều màu sắc và khi hoàn thiện sẽ là điểm nhấn cho diện mạo của địa phương.
Còn xã Xuân Định có khoảng 9.000 dân, trong đó có 90% là đồng bào theo đạo Công giáo nên cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương thường gặp gỡ các linh mục; thông qua họ để tuyên truyền chủ trương xây dựng NTM đến các giáo dân. Xuân Định hiện có 3 ấp với 52 tổ nhân dân, mỗi tổ trưởng tổ nhân dân phụ trách khoảng 40 hộ dân. Khu dân cư kiểu mẫu tại ấp Bảo Thị đã được công nhận, ấp Nông Doanh đang trình hồ sơ công nhận và ấp Bảo Định dự kiến sẽ được trình hồ sơ công nhận khu dân cư kiểu mẫu vào năm sau.
Đặc biệt, vùng chuyên canh cây ăn trái nức tiếng của xã Xuân Định gần 450ha sầu riêng đang mang lại hiệu quả kinh tế cao; các doanh nghiệp và nhà vườn ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm, giảm chi phí công lao động và tiết kiệm lượng nước tưới, tăng năng suất. Ông Đào Tuấn Cường, Giám đốc Công ty TNHH Chế biến nông sản Hạo Nguyên, cho biết, doanh nghiệp đã đầu tư hàng chục tỷ đồng đầu tư dây chuyền làm sầu riêng đông lạnh xuất khẩu, chế biến từ 15-20 tấn sầu riêng/ngày, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
Hiện các doanh nghiệp ở huyện cũng đang nỗ lực mở rộng kênh xuất khẩu vào thị trường khó tính là Canada, Hoa Kỳ, Nhật Bản.
Theo lãnh đạo xã Xuân Định, NTM kiểu mẫu đã giúp nâng thu nhập bình quân của người dân, gần 70 triệu đồng/người/năm, đường sá được bê tông, nhựa hóa, lắp đặt đèn đường, trồng hoa, cây cảnh nên luôn sáng - xanh - sạch - đẹp và nhiều mô hình sản xuất hàng hóa được nhân rộng, hiệu quả cao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nhân rộng cách làm hay
Huyện Xuân Lộc có 10/14 xã đạt NTM nâng cao, 3/14 xã hoàn thành NTM kiểu mẫu và đang phấn đấu đến cuối năm 2022 có thêm 1 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 2 xã NTM kiểu mẫu, thu nhập bình quân khoảng 72 triệu đồng/người/năm, giá trị sản xuất bình quân của 1ha đất trồng trọt đạt 160,8 triệu đồng/năm. Xuân Lộc cũng được ưu tiên bố trí vốn để hoàn thành nhiều dự án hạ tầng kỹ thuật cùng nhiều tuyến đường giao thông kết nối TPHCM và các tỉnh Đông Nam bộ, tạo lợi thế trong thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các dự án nông nghiệp quy mô lớn.
Từ mô hình chăn nuôi nhỏ, ông Trần Tuấn Khanh, nông dân xã Xuân Phú, đã thành lập Công ty TNHH chăn nuôi sản xuất thương mại Thanh Mai, đầu tư trang trại quy mô lớn nuôi chim trĩ đặc sản, cung cấp cho thị trường sản phẩm trứng, thịt chim trĩ vào các hệ thống siêu thị lớn.
Ông Khanh chia sẻ, sản phẩm thịt chim trĩ của doanh nghiệp đã đạt chuẩn OCOP của tỉnh (chương trình mỗi xã một sản phẩm), góp phần khẳng định uy tín về chất lượng để người tiêu dùng yên tâm chọn lựa. Doanh nghiệp đang mở rộng liên kết với nhiều nông dân để xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ theo chuỗi khép kín; nông dân sẽ được cung cấp con giống, thức ăn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi và được bao tiêu sản phẩm khi tham gia chuỗi liên kết.
Trao đổi với PV Báo SGGP, ông Cao Tiến Sỹ, Giám đốc Sở NN- PTNT tỉnh Đồng Nai, cho biết, sở đang tập trung thực hiện Đề án xây dựng huyện Xuân Lộc đạt NTM kiểu mẫu theo hướng “Phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững” giai đoạn 2018-2025; nghiên cứu, đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh đề án đảm bảo theo Bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2021-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành, phù hợp điều kiện thực tế của địa phương và nhân rộng những mô hình hiệu quả đến với các địa phương trong tỉnh.
Huyện Xuân Lộc đề ra mục tiêu đến năm 2025, 100% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, hơn 50% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững, thu nhập bình quân đạt 83 triệu đồng/người/năm, giá trị sản xuất bình quân 1ha đất trồng trọt đạt 220 triệu đồng/ha. Huyện chủ trương thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao chất lượng hoạt động với mô hình kinh tế tập thể, đạt mục tiêu phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp bền vững. |
Theo sggp.org.vn
Tin cùng chuyên mục
- Một số giải pháp thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở huyện Chương Mỹ, Thành phố Hà Nội 28.10.2024 | 11:31 AM
- Mường Thàng trước cơ hội bứt phá: Bài 1 - Những điểm sáng thực hiện nghị quyết của Đảng 11.10.2023 | 16:52 PM
- Huyện Đan Phượng (Hà Nội): Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới 04.06.2022 | 23:54 PM
- Giải bài toán rác thải sinh hoạt nông thôn 22.12.2021 | 13:55 PM
- Hà Nội: Tích cực triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025 19.07.2021 | 09:47 AM
- Tuổi trẻ cả nước ra quân làm đường, xây cầu thắp sáng những miền quê 18.07.2021 | 20:55 PM
- Đồng lòng hiến đất để làm đường liên thôn, liên xã ở Đắk Nông 17.07.2021 | 15:47 PM
- Hà Nội sẽ ban hành bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao 17.07.2021 | 15:47 PM
- Huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An): Phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực phấn đấu về đích huyện nông thôn mới năm 2021 16.07.2021 | 15:00 PM
- Nam Định: Phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên ở xã vùng giáo 15.07.2021 | 14:49 PM
Xem tin theo ngày
- Nhân lên sức mạnh bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
- Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025
- Xác định công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây dựng Đảng
- Các đồng chí lãnh đạo hai tỉnh Thái Bình, Hưng Yên: Thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Thái Bình nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024
- Công tác dân vận góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội
- Đưa nội hàm “chống lãng phí” vào công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
- Bế giảng lớp bồi dưỡng đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương năm 2024
- Triển khai chương trình thống nhất hành động công tác mặt trận năm 2025
- Các đồng chí lãnh đạo tỉnh chúc mừng cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang tỉnh nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam
- Gặp mặt kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm ngày hội quốc phòng toàn dân